Có nên bỏ học thi lại đúng ngành mình thích?
Em trúng tuyển nguyện vọng 2 một trường đại học công lập ở TP HCM, vào học rồi em mới nhận ra mình không phù hợp với ngành đã chọn cũng như không thấy hứng thú với nó.
Em rất muốn bỏ để thi lại vào một ngành yêu thích của một trường đại học khác nhưng gia đình khuyên em nên học tiếp, vì mọi người lo lắng là năm sau em sẽ thi không đỗ. Giờ em không biết phải làm sao nữa. Liệu em có thể giấu mọi người để tự ôn thi lại hay không? Mong các anh chị cho em một lời khuyên. (Tiến Đức).
Trả lời:
Đức thân mến!
Không phải chỉ bạn mà rất nhiều bạn sinh viên khác cũng có những suy nghĩ và lo lắng tương tự khi chọn ngành nghề theo học. Thực tế, có không ít bạn sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, rủi ro để đi theo sở thích và theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng một số bạn khác lại không có đủ dũng cảm để từ bỏ với nhiều lý do: gia đình, kinh tế, thời gian,.. Họ chỉ biết tiếc nuối rằng đã không được làm những gì mình yêu thích. Song vấn đề ở chỗ, một số người vẫn rất thành đạt ở những nghề tưởng như không hợp với họ. Ngược lại một số theo đúng công việc yêu thích nhưng lại chán nản sau một thời gian thực hành và bỏ đi làm việc khác.
Ảnh minh họa
Quay về trường hợp của bạn, thiết nghĩ bạn cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những ngành nghề bạn thích có thật sự phù hợp với sức khỏe, tính cách của bạn? Đó có thật sự là một nghành nghề bạn thích, bạn có chắc mình đã hiểu đúng về ngành nghề đó sau khi bạn ra trường? Hay bạn chỉ thích thông qua một số đánh giá của bạn bè, người xung quanh hoặc của một dư luận xã hội hiện tại. Bạn cần xem xét kỹ mọi việc để không hối tiếc về sau.
Video đang HOT
Chuyện của bạn làm tôi nhớ đến cô bạn của mình, khi còn là sinh viên sư phạm cô ấy đã từ bỏ ngay năm đầu để thi khoa Du lịch, bởi cô ấy thích khám phá. Nhưng khi ra trường, bắt tay vào công việc cô ấy đã thấy chán vì phải đi lại quá nhiều và luôn phải làm hài lòng mỗi khi dẫn khách đi tour khiến cô ấy mệt mỏi. Sau một thời gian cô ấy lại muốn làm giáo viên để có thời gian riêng và chăm sóc gia đình. Cuối cùng cô ấy học thêm sư phạm và làm giáo viên đúng như lúc đầu cô ấy từ bỏ và có vẻ rất hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Vậy đó, không ai học được chữ ngờ. Tôi hy vọng bạn không phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra sở thích thật sự của mình.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt!
Chuyên viên tư vấn Thanh Vân
Theo Trithuc
Trao học bổng cho học sinh Đắk Nông
Sáng 1-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Nông đã trao 150 suất học bổng "Ngăn dòng bỏ học" (trị giá 460 triệu đồng) cho 150 em học sinh cấp THCS và THPT có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi.
Học sinh nhận học bổng chụp ảnh lưu niệm với ban tổ chức - Ảnh: TR.T.
Học bổng "Ngăn dòng bỏ học" nằm trong chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báoTuổi Trẻ lần thứ 360. Số học bổng đợt này do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận Phú Nhuận (TP.HCM) và chi nhánh tỉnh Đắk Nông đồng tài trợ.
Tham dự buổi lễ trao học bổng tại Trung tâm hội nghị tỉnh Đắk Nông có ông Trần Quốc Huy - ủy viên T.Ư Đảng, bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, ông Vũ Văn Bình - phó tổng biên tập báoTuổi Trẻ, lãnh đạo Tỉnh đoàn Đắk Nông, đại diện các nhà tài trợ cùng đông đảo học sinh.
Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng, ông Vũ Văn Bình chia sẻ: "Trước quá trình phát triển của đất nước thì khắp mọi miền vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn của các gia đình có con em là học sinh. Trong khó khăn, thiếu thốn, các em học sinh vẫn vươn lên để học giỏi nhưng khó nghèo khiến con đường học tập của các em có thể bị dang dở.
Xuất phát từ thực tế đó, báo Tuổi Trẻ và các nhà hảo tâm đã tổ chức học bổng Ngăn dòng bỏ học với mong muốn giúp các em học sinh học giỏi, có hoàn cảnh khó khăn không phải nghỉ học giữa chừng, dở dang những mơ ước phía trước.
Học bổng này đến giữa lúc các em đang đứng giữa ranh giới phải nghỉ học, nên dù số tiền không lớn cũng đã tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để các em tiếp tục con đường học tập của mình".
Ông Trần Quốc Huy ghi nhận những nghĩa tình của báo Tuổi Trẻ và các nhà tài trợ đối với hoạt động từ thiện tại tỉnh Đắk Nông. Ông Huy cho biết tỉnh Đắk Nông mới tách từ tỉnh Đắk Lắk được 10 năm, trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục nhưng mặt bằng chung của tỉnh vẫn thấp hơn nhiều tỉnh lân cận.
Nhiều vùng, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, học sinh vẫn phải đến trường trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, bữa đói bữa no tiếp cận con chữ, có học sinh phải vừa lao động để kiếm tiền đi học. Ngoài khó khăn về kinh tế, tỉnh Đắk Nông cũng đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực có trình độ, học vấn cao, cũng chính vì những cấp học thấp, nhiều học sinh khá giỏi phải nghỉ học giữa chừng.
Học bổng "Ngăn dòng bỏ học" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng đã giúp nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học cao được đến trường, được tiếp tục thực hiện ước mơ của mình. Ngoài vật chất, học bổng "Ngăn dòng bỏ học" đã khích lệ tinh thần vượt khó của các em học sinh tỉnh nhà.
"Nhận học bổng Ngăn dòng bỏ học cho những học sinh vượt khó học giỏi, mong các cháu nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để tự mình "ngăn dòng bỏ học", dù khó khăn, khổ cực đến đâu cũng cố gắng không nghỉ học, đeo đuổi ước mơ đến cùng...", ông Trần Quốc Huy mong mỏi.
Tại buổi lễ trao học bổng này, hàng trăm học sinh và các đại biểu cũng được theo dõi hai phóng sự ngắn về hoàn cảnh hai học sinh tại tỉnh nhà. Câu chuyện của em Lý Thị Ly (học sinh lớp 6C Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Đắk Mil) mới 12 tuổi nhưng là lao động chính trong gia đình vì mẹ mất từ khi em mới 4 tuổi, cách đây 3 năm bố em bị liệt nửa người, không còn khả năng lao động. Sau giờ học, hai chị em Ly nhịn đói đi mót mủ cao su đến chiều để kiếm tiền mua gạo nuôi sống gia đình.
Phóng sự thứ hai và cũng là nhân vật giao lưu trên sân khấu là em Lê Nguyên Ngọc (học sinh lớp 10A6 Trường THPT Krông Nô) và mẹ em là bà Đặng Thị Mai. Bố Ngọc mất từ khi em còn nhỏ, một mình bà Mai nuôi ba con ăn học trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn.
Để giúp đỡ mẹ, Ngọc một buổi đến trường, một buổi phải mưu sinh với đủ nghề làm thuê. Mỗi ngày Ngọc chỉ có ba giờ để học tập nhưng 10 năm qua thành tích học tập của em đều rất tốt, là học sinh giỏi tỉnh.
Ngọc chia sẻ mình không hề thấy mặc cảm với hoàn cảnh bản thân vì thua kém bạn bè về vật chất, nhu cầu vui chơi. Lao động để có tiền phụ giúp gia đình, để được đi học là niềm hạnh phúc lẫn tự hào của em. Ngọc mong rằng sau này mình sẽ là một bác sĩ giỏi để nhiều người nghèo không phải qua đời trong cảnh nghèo khó như ba của em trước đây.
Bà Đặng Thị Mai cho biết hoàn cảnh gia đình khá ngặt nghèo nhưng ba con trai của bà cháu nào cũng học khá, giỏi là niềm hạnh phúc của bà. "Nhưng các con tôi không đơn độc, tôi không đơn độc vì được nhà trường và cả xã hội quan tâm. Học bổng Ngăn dòng bỏ học đã khích lệ gia đình tôi phải cố gắng hơn nữa, tiếp tục vượt qua nghèo khó để các cháu tiếp tục đến trường", bà Mai chia sẻ.
Theo VNE
Vì sao hàng chục HS ở Hà Nội bỏ học? Khoảng một tuần nay, hàng chục học sinh ở thôn Bằng Tạ (xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) không được đến trường do phụ huynh phản đối việc xã ép con em họ rời điểm trường ra học ở khu trung tâm. Lớp học chỉ có một học sinh Sáng 25/10, khi phóng viên Tiền Phong có mặt tại khu trung tâm...