Có nên ăn cơm trong cả 2 bữa mỗi ngày?
Bạn có thể ăn cơm 2 bữa mỗi ngày nhưng cần cân nhắc loại gạo và lượng hấp thụ.
Gạo là lương thực chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Người dân thường ăn cơm trong tất cả bữa chính mỗi ngày. Tuy nhiên, khi các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường lan rộng, một số người bắt đầu e ngại ăn nhiều cơm có thể dẫn mất cân bằng lượng đường trong máu, làm tăng cân, tác động xấu tới sức khỏe.
Cơm là món ăn hằng ngày của người dân nhiều nước châu Á. Ảnh: AI
Có nên ăn 2 bữa cơm/ngày?
Tiến sĩ Manjari Chandra, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng (Bệnh viện Max Gurugram – Ấn Độ), nhận định: “Nhiều nước coi gạo là ngũ cốc chính vì chứa carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người đều ổn khi ăn cơm hơn 1 lần mỗi ngày miễn là lượng tiêu thụ vừa phải. Nhưng bạn cũng nên nghĩ đến loại gạo, lượng gạo và mức độ cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn”.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Chandra cảnh báo ăn cơm nhiều lần trong ngày có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng hoặc có vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường. Các nhóm này phải theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể và nên cân nhắc chuyển sang ngũ cốc nguyên cám.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, Tiến sĩ Shibal Bhartiya (Bệnh viện Marengo Asia Gurugram, Ấn Độ) cho rằng họ có thể ăn cơm nhưng cần phải chú ý tới lượng cơm, thực phẩm ăn cùng. Nếu bạn bổ sung nhiều rau, protein nạc và chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống, việc ăn cơm 2 lần/ngày là phù hợp.
Video đang HOT
Thêm vào đó, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng.
Loại gạo nào tốt hơn?
“Mặc dù gạo trắng được tiêu thụ thường xuyên hơn nhưng có ít chất dinh dưỡng và chất xơ hơn gạo lứt. Sử dụng nhiều gạo trắng có thể làm tăng lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì gạo lứt là ngũ cốc nguyên hạt nên có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, do đó là lựa chọn tốt hơn”, Tiến sĩ Chandra giải thích.
Ở các nước châu Á, có nhiều loại gạo dài – ngắn, màu sắc, hương vị khác nhau do giống lúa, cách chế biến… Bởi vậy, người dân có thể thoải mái lựa chọn, thay đổi loại gạo mình thích và tốt cho sức khỏe nhất.
“Sự cân bằng là yếu tố quyết định. Một chế độ ăn nhiều gạo, đặc biệt là gạo trắng, dễ dẫn đến lượng calo tiêu thụ quá mức, gây tăng cân hoặc các vấn đề trao đổi chất khác”, Tiến sĩ Chandra kết luận.
Hàm lượng calo trong cơm phụ thuộc vào loại gạo và khẩu phần ăn. 100g cơm trắng cung cấp 130 calo, cơm gạo lứt cung cấp ít hơn một chút – 110 calo. Tuy nhiên, gạo lứt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn, là lựa chọn lành mạnh, cung cấp năng lượng ổn định.
Ba không khi ăn cơm
Một số thói quen của nhiều người có thể gây hại sức khỏe như ăn cơm chan canh, mua gạo trắng tinh hay để cơm nguội bên ngoài quá lâu.
Không ăn gạo trắng bóc
Gạo là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, đặc biệt là B1 tốt cho hệ thần kinh, tim và B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Sau quá trình xay xát kỹ, gạo có màu trắng tinh, đẹp mắt, thu hút người mua. Tuy nhiên, theo Science Direct, khi đó, gạo đã mất đi lượng lớn vitamin B1, B2 (lên tới 80%). Ngoài ra, trong gạo tinh chế cao, hàm lượng vitamin B9 chỉ còn 5% so với gạo lứt, B3 còn 10%.
Cơm trắng bóc trông ngon mắt nhưng lại mất quá nhiều dưỡng chất. Ảnh minh họa: AI
Do vậy, các nhà khoa học khuyên bạn nên chọn loại gạo vẫn còn lớp cám bên ngoài để nhận được lượng dinh dưỡng cao hơn.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Alexis Newman giải thích gạo trắng là carbohydrate đơn giản nên dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu nhưng cũng nhanh chóng giảm xuống. Nếu bạn muốn tránh tình trạng cạn kiệt năng lượng, bạn nên ăn gạo lứt cung cấp năng lượng bền vững hơn.
Tuy nhiên, gạo trắng lại có ít asen hơn gạo lứt do được tinh chế. Ngoài ra, bạn có thể giảm lượng asen tiềm ẩn trong gạo bằng cách vo trước khi nấu. Đây là loại chất có thể gây ra các triệu chứng liên quan tới đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Các đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi dễ chịu tác động xấu của asen.
Không ăn cơm chan canh
Rất nhiều người Việt Nam có thói quen ăn cơm chan canh, đặc biệt các phụ huynh muốn con ăn nhanh hơn. Nhưng đây là thói quen không tốt cho đường tiêu hóa. Nước canh giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng nhưng khiến cơm chưa được nhai kỹ, buộc dạ dày phải hoạt động miệt mài để nghiền nhỏ.
Thói quen này đặc biệt gây hại ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày, thói quen chan canh để nuốt nhanh khiến trẻ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển cơ hàm.
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên mọi người ngay từ đầu nên nhai kỹ. Khi thức ăn trong khoang miệng, enzyme nước bọt sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm tải cho dạ dày. Ăn gấp gáp khiến bạn có cảm giác no nhanh nhưng sớm đói dẫn tới nhu cầu tiêu thụ thêm thực phẩm gây béo.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn cả gạo lứt. Ảnh minh họa: AI
Không để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ
Nếu không sử dụng nồi cơm điện có chức năng ủ, bạn cần cất cơm thừa vào ngăn mát dưới 5 độ C. Nếu cơm còn nóng, bạn để nguội hoàn toàn rồi mới cho vào hộp để vào tủ lạnh. Lưu ý, không để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ tránh vi khuẩn Bacillus cereus phát triển mạnh mẽ và sản sinh độc tố. Bạn có thể bảo quản cơm trong tủ lạnh trong vòng 3-4 ngày.
Khi muốn dùng cơm thừa, bạn nên hâm trước khi ăn nhưng chỉ được làm nóng 1 lần và ăn hết. Không để cơm đã đun lại vào tủ lạnh lần nữa vì khi này cơm đã mất gần các dưỡng chất.
Ngoài ra, khi hâm cơm nguội cùng cơm mới, nên để riêng ở một góc nồi, không lẫn lộn 2 loại. Tốt nhất, bạn nên dùng lò vi sóng làm nóng cơm cũ.
Viêm tụy ở trẻ em nguy hiểm thế nào? Một bệnh nhân 12 tuổi, Nam Định mắc viêm tụy vừa được các bác sỹ can thiệp ổn định. Viêm tụy cấp tái diễn và viêm tụy mạn tính là bệnh lý thường gặp ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ mắc hàng năm ước tính từ 3 - 13/100.000. Ảnh minh họa Các yếu tố nguy cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Có thể bạn quan tâm

Bạn thân của vợ thường xuyên đến xin ngủ cùng vợ, đến một ngày tôi tá hóa phát hiện sự thật này
Góc tâm tình
3 phút trước
Ngày 11/5 Thần Tài điểm mặt gọi tên: 3 con giáp phúc lộc ngập trời, tiền đến tay, tình vào tim, sự nghiệp bật sáng
Trắc nghiệm
12 phút trước
Cuba và Trung Quốc nhất trí tăng cường quan hệ song phương
Thế giới
20 phút trước
Hòa Minzy bị 'bóc' cát sê, flex độ giàu sau cơn sốt 'Bắc Bling', chuẩn phú bà
Sao việt
25 phút trước
Một cầu thủ U23 VN ly dị vợ, Vũ Tiến Long liền bị réo tên vì 1 lý do!
Netizen
26 phút trước
Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn
Sao thể thao
27 phút trước
Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"
Tin nổi bật
39 phút trước
Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!
Sao âu mỹ
40 phút trước
7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"
Phim âu mỹ
58 phút trước
"Bố bự" dẫn cả 20 rapper leo thẳng top 1 trending, bản cypher khủng nhất Việt Nam quá chiến!
Nhạc việt
1 giờ trước