Cô nàng ‘nhà quê’ hô biến thành thủ khoa
Thu hút ban giám khảo bằng năng khiếu thuyết trình lôi cuốn và giọng ca quan họ ngọt ngào, bạn Phạm Thị Linh (THPT Mạc Đĩnh Chi) xuất sắc giành ngôi thủ khoa trường ĐH Văn Hóa TP.HCM.
Ba mất từ lúc Linh mới lọt lòng nên đến giờ em vẫn không biết mặt cha, nhà nghèo cả một tấm hình chụp bố lưu lại cũng không có.
Ngẩng cao đầu nhờ Linh đó!
Nghe tin học trò giành điểm 9 Văn, cô giáo trường Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) tiết lộ cô mừng đến “nổi cả gai ốc” . Trải qua nhiều năm hướng dẫn bao lứa học trò thi khối C, cô biết giành điểm 8 môn Văn đã là xuất sắc lắm rồi, chuyện “ẵm” điểm 9 đối với một học trò không phải lớp chuyên Văn khó như hái sao trên trời.
Linh cho biết lúc đầu đọc đề Văn thấy phân tích tính sử thi hai bài thơ của Hàn Mạc Tử và Nguyễn Bính em cũng hơi “choáng” vì “lệch tủ”, chưa từng làm kiểu bài này trước đây. Nhưng không sao cả. Mê học Văn và luôn đứng nhất nhì lớp suốt cả thời đi học, cảm hứng văn chương trong người Linh cứ thế tuôn trào. Linh viết không ngừng đến gần bốn tờ giấy đôi thì…mỏi tay quá mới chịu dừng.
Linh tâm sự: “Không hiểu sao hôm ấy cảm xúc quá nên cảm hứng cứ tuôn trào mãi. Đọc lại cũng biết mình làm bài tốt nhưng được 8 điểm cũng mừng lắm rồi chứ giành điểm 9 thì em không dám nghĩ đến đâu”.
Buổi thi hai môn năng khiếu cũng rất kịch tính. Khi bốc thăm trúng đề thuyết trình bảy phút về tác hại thuốc lá, Linh cũng “hết hồn” vì trước khi thi cũng sục sạo nhiều tài liệu trong đó có vấn đề môi trường nhưng thuốc lá thì không nghĩ tới.
Cũng chỉ bối rối một chút, rồi với tài hùng biện và giọng nói rất trong trẻo của mình, Linh đã dẫn dắt và chinh phục hoàn toàn các giám khảo, kể cả màn đối thoại gay cấn sau đó với các thầy để giành điểm số gần như tuyệt đối 9,5.
Tiếp sau đó, với giọng hát quan họ ngọt ngào cũng là sở trường bao năm đi học của mình, bài hát Làng quê họ quê tôi cũng mang về cho Linh điểm 9.
Ngày hay tin Linh giành ngôi thủ khoa ĐH Văn hóa khoa Biên tập viên và dẫn chương trình, các bạn lớp 12A24 sôi lên vì tự hào.
Video đang HOT
Trên mạng, bạn bè khoe hình chụp chung với nàng thủ khoa cùng những lời “có cánh”: “Hãnh diện quá Linh ơi. Nhờ bạn mà lớp mình giờ đây mới “ngẩng cao đầu”".
Nàng thủ khoa báo công bên tượng trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
Hành trình cô bé nhà quê nhút nhát “lột xác”
Nhìn cô thủ khoa nói chuyện lưu loát, kiến thức rộng nhiều người cứ ngỡ Linh là dân thành thị chính gốc nhưng ít ai biết em có cả một thời đi học rất “hoàn cảnh”.
Ba mất từ lúc Linh mới lọt lòng nên đến giờ bạn vẫn không biết mặt cha, nhà nghèo cả một tấm hình chụp bố lưu lại cũng không có.
Gia cảnh khó khăn, mẹ đành cắn răng gửi cả ba chị em Linh cho ngoại rồi rời quê nghèo Phú Thọ về Sài Gòn mưu sinh. Mỗi năm mẹ mới để dành đủ tiền về quê thăm các con một lần duy nhất.
Linh lẫm đẫm tập đi, tập nói bi bô trong vòng tay của ngoại. Cô bé lớn lên với con sông quê êm đềm, cánh đồng lúa xanh rì, hàng ngày cô bé phụ ông bà ngoại chăn trâu sau những buổi học trên lớp.
Bạn bè tới tấp gọi điện chúc mừng thủ khoa
Mãi đến năm lớp 11, Linh mới chuyển trường về THPT Mạc Đĩnh Chi để được gần mẹ. Cô bé tâm sự: “Có lẽ những năm tháng ở quê dù nghèo khó nhưng êm đềm đã hun đúc cho mình tâm hồn yêu văn học”.
Suốt những năm ở quê, Linh học rất giỏi Văn nhất là những bài miêu tả luôn gây xúc động cho thầy cho em nên luôn giành điểm cao nhất lớp.
Mặc cảm hoàn cảnh gia đình, mãi khi lên cấp 2, cô bé Linh vẫn rất nhút nhát, ít nói thậm chí còn bị bạn bè trêu “nhà quê” suốt ngày cứ mặc quần loe, áo cũ.
Bước ngoặc đến với bạn khi lên cấp ba, vì học giỏi và có nhiều tài lẻ nên được mọi người đưa lên ngồi ghế Bí thư đoàn lớp. Từ những buổi sinh hoạt tập thể, những lúc đứng trước lớp trình bày kế hoạch, Linh dần dần xóa bỏ mặc cảm tự ti. Cô nàng cảm thấy thích thú khi được tranh luận và nói lên những suy nghĩ của mình.
Năng khiếu tiềm ẩn của “cô nàng nhà quê” được phát huy tối đa. Bạn bè cũng rất thích nghe Linh nói chuyện, đặc biệt ai cũng mê giọng nói ngọt ngào, chân tình của người Bí thư đoàn dễ mến.
Năm lớp 10, Linh giành Giải Nhất cuộc thi hùng biện ở trường THPT Nguyễn Tất Thành (Phú Thọ) và cả Giải nhất cuộc thi cắm hoa trường cùng bài thuyết trình về các loài hoa khiến cả trường thích thú lắng nghe.
Nàng thủ khoa rất biết cách thu hút người đối diện
Ngày Linh quyết định chia tay trường để về TP.HCM, cô hiệu trưởng vuốt tóc cô học trò nhỏ đa tài: “Thật tình cô không muốn em đi chút nào. Cô biết sau này em sẽ đỗ cao mà trường cũng lưu được tiếng thơm”.
Hôm nhận tin Linh đỗ thủ khoa, cả trường cũ Nguyễn Tất Thành vui như Tết. Còn ngoại hay tin đứa cháu cưng nuôi nấng bao năm ròng đỗ đạt cũng ứa nước mắt thủ thỉ qua điện thoại: “Con tranh thủ về quê nhé! Nhà còn bầy gà, bà sẽ mổ thịt hết để mừng cho cháu”.
Linh cũng khóc xin bà khất chuyến về thăm quê vì từ Sài Gòn về Phú Thọ cũng tốn bạc triệu mà gia cảnh hiện tại của mẹ cũng chẳng khá giả gì.
“Em mê nghề báo và nhất quyết theo đuổi cho đến cùng. Được đi đây đi đó, được viết, được nói lên những cảm xúc về biết bao sự thay đổi từng ngày từng giờ quanh mình là điều hạnh phúc nhất rồi phải không?”, giọng Linh sôi nổi và quyết tâm.
Theo Mực Tím
ĐH Văn hóa TPHCM: Nhiều ngành thừa chỉ tiêu
Trưa nay, ĐH Văn hóa TPHCM vừa công bố điểm thi của 1.294 thí sinh dự thi vào trường. Thủ khoa của trường năm nay là Phạm Thị Linh (SBD 1671) dự thi khối năng khiếu vào ngành Quản lý văn hóa, đạt tổng điểm 3 môn 27,5 điểm.
Có hai á khoa cùng được 25,5 điểm là thí sinh Nguyễn Thị Phượng Linh (SBD 231) thi khối C vào ngành Văn hóa học và thí sinh Huỳnh Ngọc Như (SBD 1678) thi vào ngành Quản lý văn hóa.
Năm nay, trường có 1.294 thí sinh dự thi, trong đó khối C đông nhất với 647 thí sinh dự thi. Ở khối này, chỉ có 217 thí sinh đạt điểm trên trung bình môn Lịch sử.Nếu tính theo điểm sàn năm ngoái thì có 407 thí sinh đạt điểm từ 14 trở lên.
Khối D1 có 502 thí sinh dự thi, thủ khoa của khối là thí sinh Nguyễn Xuân Mai (SBD 1052).Có 197/502 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên (mức điểm sàn năm ngoái).
Nếu tính theo mức điểm từ 13 trở lên thì toàn trường có 850 thí sinh đạt được. Năm nay, nhiều ngành có lượng thí sinh dự thi rất ít so với chỉ tiêu của trường. Cụ thể như ngành Kinh doanh Xuất bản phẩm chỉ tiêu 120 chỉ có 95 thí sinh đạt tổng điểm 13 trở lên ngành Văn hóa học chỉ tiêu 100 nhưng chỉ có 51 thí sinh đạt tổng điểm từ 13 trở lên. Ngành Khoa học Thư viện chỉ tiêu 60 nhưng chỉ có 28 thí sinh đạt 13 điểm trở lên ngành Văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam có chỉ tiêu là 40 thì chỉ có 12 thí sinh đạt từ 13 điểm trở lên.
Năm nay, chỉ tiêu của trường ở hệ ĐH là 900, hệ CĐ 430. Với tình hình này thì trường phải xét tuyển thêm nhiều nguyện vọng mới đủ chỉ tiêu.
Lê Phương
Theo dân trí
ĐH Sư phạm TPHCM: Nhiều bài thi đạt điểm 10 tuyệt đối Tối 26/7, Trường ĐH Sư phạm TPHCM công bố điểm thi của 14.946 thí sinh dự thi vào trường. Thủ khoa của trường là Võ Minh Nhật (SBD 2728) dự thi khối A ngành Sư phạm Toán, đạt 27,25 điểm (Toán: 9 điểm, Lý 9 điểm , Hóa 9,25 điểm). Á khoa đạt 26,5 điểm là thí sinh Bùi Thị Hòa (SBD 17812)...