Có một thứ văn mang tên… ‘đồng phục’
‘Ngày xưa, thuở đó, hồi trước’… là những từ mà phụ huynh quen dùng mỗi khi dẫn ra những ‘huy hoàng’ của việc học văn thời phổ thông của mình trong bối cảnh học văn khuôn mẫu hiện nay.
Học sinh một trường ở TP.HCM nói không với văn mẫu – ĐÀO NGỌC THẠCH
Thời ấy, với những bài tập làm văn cóp nguyên mẫu hay vài đoạn “dùng lại” từ sách giáo khoa, bao giờ thầy cũng gạch chân và bút phê đỏ chóe: “Đừng chép sách”, thậm chí là “Ăn cắp văn”. Điểm số của những bài văn “vay mượn” ấy thường là 2 hoặc 3 thôi. Không hơn. Tiết trả bài, thầy điểm qua những đoạn văn “hay bất ngờ” rồi nghiêm khắc: “Các trò có điểm dưới trung bình là… xứng đáng. Thầy không dám chấm văn của các nhà văn”.
Thời nào cũng có những học trò đạo văn. Vấn đề là giáo viên xử lý như thế nào. Nghiêm túc xóa bỏ hay lơ là, thả nổi? Thật đáng buồn, hiện nay không ít giáo viên văn không chỉ làm ngơ mà còn công khai khuyến khích, đặc biệt là trong các kỳ kiểm tra giữa và cuối năm. Lý do mà ai cũng biết: Phải có điểm đẹp để đạt chỉ tiêu học sinh giỏi.
Trên Facebook, bạn tôi (đang sống và làm việc ở TP.HCM) ngao ngán viết rằng nhắc con ôn kỹ môn tập làm văn để chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1, bé nói con thuộc kỹ rồi. Hỏi mới hay “thuộc kỹ” là thuộc những bài văn con đã làm trước đó, được cô sửa cho hay hơn rồi dặn học thuộc để thi học kỳ. “Nếu lỡ con quên thì bỏ giấy trắng à?”, bạn tôi vừa lo vừa giận. Sao cô giáo lại cho học sinh viết thứ văn “thuộc lòng” và lặp lại chính mình như thế?
Còn đây là chuyện của em trai tôi, ở Quảng Ngãi. Chú ấy nhắc con gái tập viết văn vì sắp tới là kiểm tra học kỳ. Câu trả lời của bé “nặng đô” hơn chuyện trên: “Thầy con nói chỉ cần thuộc lòng ba bài văn mẫu tả người, động vật, cảnh vật do thầy chỉ định là đạt điểm giỏi. Con thuộc làu rồi”. Chú ấy nói em dò kỹ, cháu nó thuộc gần như nguyên văn. Nghe giọng kể phơi phới biết chú ấy mừng thật. Tôi thì buồn cho sự giả dối mà giáo viên, vì áp lực thành tích, đã ngấm ngầm “luyện” học sinh của mình sao chép những bài văn rập khuôn, máy móc.
Video đang HOT
Người ta kể cho nhau nghe những chuyện “vui mà không vui” về văn mẫu, nghe mà xót cả lòng. Chẳng hạn, tả ông bà thì nhất thiết phải lưng còng, mắt mờ, tai lãng, răng long, tóc bạc, da mồi, chống gậy… Văn mẫu không hề biết ông bà bây giờ còn khỏe lắm, chạy xe máy vô tư, lướt web ào ào, coi đá bóng hét không thua thanh niên. Có người chơi chữ, nói ông bà thời hiện đại không có chuyện lưng còng. Họ “a còng” chẳng kém gì lớp trẻ.
Họp phụ huynh, cô giáo dẫn ra bài văn này và đề nghị cha mẹ “tác giả” uốn nắn, không để em “viết bậy” về ông bà mình. Phụ huynh cãi: “Ba tôi, là ông của cháu, như vậy đấy. Cháu viết đúng mà”. Cô giáo: “Nhưng không đúng so với sách”. Hẳn là cô giáo đang bảo vệ “văn mẫu”, thứ văn sáo rỗng, xanh xao, thiếu hơi thở cuộc sống, lấy từ trong khuôn ra. Học sinh cứ thế bê vào bài văn của mình. Sự sáng tạo, óc quan sát của các em không được nhìn nhận; ra trường viết không nổi một đoạn văn tả thực là điều dễ hiểu.
Trong khi loay hoay cải cách giáo dục, người ta quên mất rằng đâu đó trong nhà trường, thầy cô đang “rèn” cho học sinh thứ tư duy rập khuôn từ văn mẫu. Nói cách khác, đó là thứ văn mang tên… “đồng phục”.
Theo thanhnien
Người nước ngoài học tập tại Việt Nam phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam
Đây là một trong những quy định trong Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có hiệu lực từ ngày 08/02/2019.
Quy chế này quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh.
Quy chế này áp dụng đối với người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp sư phạm; sinh viên cao đẳng sư phạm, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh (gọi chung là lưu học sinh) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư cũng quy định điều kiện tiếp nhận, đào tạo và quản lý lưu học sinh: Điều kiện về học vấn, chuyên môn; Điều kiện về sức khỏe và tuổi; Điều kiện về ngôn ngữ; Các môn học không bắt buộc đối với lưu học sinh; Thời gian học tập và những thay đổi trong quá trình học tập; Kinh phí đào tạo; Cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và chế độ báo cáo.
Ảnh minh họa: Thời báo Tài chính
Trong đó, điều kiện về học vấn, chuyên môn: Lưu học sinh vào học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Lưu học sinh vào học chương trình trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước gửi lưu học sinh là thành viên đối với ừng cấp học và trình độ đào tạo.
Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.
Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.
Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Quy chế này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo.
Lưu học sinh phải học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh đã đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt.
Đặc biệt, về kinh phí đào tạo: Đối với lưu học sinh Hiệp định: Tiêu chuẩn, chế độ, kinh phí đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu học sinh phải kéo dài thời gian học tập để hoàn thành chương trình đào tạo vì lý do chuyển ngành học, thay đổi cơ sở giáo dục, do cá nhân lưu học sinh học tập không đạt yêu cầu nên không đảm bảo tiến độ học tập theo quy định thì trong thời gian kéo dài không được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ đang hưởng. Toàn bộ chi phí phát sinh từ việc kéo dài thời gian học tập do phía gửi đào tạo và lưu học sinh tự chi trả, ngoại trừ đối tượng đã được quy định cụ thể trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu học sinh tạm dừng học thì trong thời gian tạm dừng học không được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ đang hưởng. Sau thời gian tạm dừng học nếu lưu học sinh đủ điều kiện được cơ sở giáo dục tiếp nhận vào học tiếp thì tiếp tục được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ theo quy định. Tổng thời gian được cấp kinh phí không được vượt quá tổng thời gian học tập đã ghi trong Quyết định ban đầu.
Đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định: Kinh phí đào tạo thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo ký kết giữa tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng với cơ sở giáo dục hoặc cá nhân lưu học sinh với cơ sở giáo dục. Lưu học sinh chịu mọi chi phí phát sinh khác trong quá trình học tập tại Việt Nam.
Theo toquoc
Phương pháp học Văn sáng tạo của học sinh trường quốc tế Gateway Việc học Văn tại Gateway theo hướng giáo dục hiện đại, học sinh tự làm và tự biểu đạt cảm xúc. Đó là chia sẻ của thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải - Hiệu phó phụ trách chương trình Văn - Tiếng Việt của nhà trường chia sẻ tại tọa đàm "Học Văn thời 4.0" tổ chức vào ngày 27/12/ 2018. Buổi tọa...