Có một sự trả thù “ngọt ngào” gọi là shikaeshi bento – hộp cơm dành cho những người đã “trót dại”
Bạn biết là bạn đã “trót dại” khi nhận được hộp cơm khó đỡ này!
Bento là món ăn ngon miệng được chuẩn bị bởi những người nội trợ Nhật Bản, và là một văn hóa ăn trưa nổi tiếng thế giới. Chúng ta có thể thấy những đứa trẻ tự hào khoe cơm hộp mẹ mình làm, và những người đàn ông công sở “phổng mũi” trước ánh nhìn ngưỡng mộ xen lẫn ghen tị với hộp cơm trưa hấp dẫn mà “người ấy ” làm cho.
Những hộp cơm đầy ắp yêu thương là văn hóa ăn trưa hết sức độc đáo của người Nhật.
Tuy nhiên, hiếm ai biết được một mặt trái rất đỗi… “đắng lòng” của nét văn hóa ẩm thực nổi tiếng này.
Đó chính là bento “trả thù”.
Tưởng tượng một ngày như mọi ngày, người mẹ, người chị, người vợ của bạn vẫn trìu mến nhét hộp bento họ dày công chuẩn bị vào túi rồi tiễn bạn đi học, đi làm. Bạn đợi đến trưa để có thể nhấm nháp những món ăn đầy tình thương mà người thân yêu chuẩn bị cho, chỉ để tìm thấy…
… toàn mơ là mơ.
Đấy, chính là một ví dụ điển hình của cái gọi là ‘hộp cơm trả thù’, một “sát chiêu” của các bà nội trợ. Phần lớn những người đàn ông Nhật Bản cho hay, họ biết mình đã “lầm lỡ” gì đó khi hộp cơm này xuất hiện, và phải nhanh chóng làm lành nếu không muốn cả tuần sống chung với mơ muối. Đây là tình huống sẽ xảy ra nếu như bạn làm gì đó khiến mẹ mình phật lòng, hay cãi nhau với người yêu…
Và đương nhiên, cũng như văn hóa bento “chính thống”, những con người nắm quyền sinh sát trong nhà bếp ấy cũng rất sáng tạo với các phương thức trả thù của mình, và sau đây là một vài ví dụ “đau thương”.
Video đang HOT
Bento “hai tầng” theo nghĩa đen với hàm ý là “chưa xin lỗi thì chưa có thịt ăn đâu”.
Thách thức ăn bắp bằng đũa…
Hộp cơm này thì vẫn đầy đủ thịt thà rau củ như bình thường, chỉ trừ cho hai chữ “Đồ Đáng Ghét” to tổ chảng bằng rong biển…
“Gạo đây, cãi tôi được thì tự nấu cơm được!”.
Được biết, phong trào này xuất phát từ những người phụ nữ Nhật thời xưa. Phụ nữ Nhật vốn rất kín đáo và không bao giờ to tiếng, thế nên họ đã tìm ra một cách đầy “hàm súc” để nhắc nhở chồng con mình thế này đây.
Theo Trí Thức Trẻ
Về Kinh Bắc thưởng thức 'chim to dần'
Đông về, lạnh tê tái, teo tóp ráo trọi cơ (quan đoàn) thể, ông bạn Hà Thành nằng nặc mồi kèo, rủ rê đi Bắc Ninh, kèm câu chài khó cưỡng: Đi ăn chim!
Hội Lim chưa vào mùa, các liền anh liền chị cũng đang túi bụi cho năm hết tết đến, xứ Kinh Bắc mùa rét đậm rét hại mấy ngày qua, hẳn chẳng có gì thú vị cho một chuyến rong chơi, lởn phởn. Nhưng đấy là chuyện hình dung và có vẻ đậm mùi lý thuyết, thực tế trải nghiệm có phần tê tái hơn nhờ món ngon bản địa tuy có từ đời tám hoánh, nhưng được làm mới bởi cái tên đầy kiêu sa, da diết, kèm cả chút... thảm thiết bụi đường, khiến thực khách chưa ăn đã tủm tỉm với kính thưa các loại mường tượng: Chim to dần.
Nuột nà món cu ngói hấp rau răm
Họ nhà chim quen thuộc với se sẻ, mía, dẽ, tiền, đa đa, chuyển qua các loại bắt đầu bằng "Cờ" với: Cu cáy, cu ngói, cu vằn, thêm từ câu đồng đến câu nhà, là đà qua anh cút... Miền quan họ gọi túm thành "Cu Câu Cút", nhiêu đó tên gọi cộng biệt tài chế biến mồi bén lai rai các quán chuyên chim đất Kinh Bắc đã đúc thành một thực đơn chuyên về chim, ngon xây xẩm tâm can tì phế thận.
Từ kinh thành Hà Nội về miền dân ca quan họ mùa này sao mà xa quá xá, nài con xe cóng cả tay gối chỏ dưới cái lạnh 8 độ, vừa đến điểm hẹn, ông chủ quán đúng dân liền anh, đáp luôn cho đôi câu quan họ ngọt ngào, đằm thắm trích trong "Khách đến chơi nhà" với: "Khách đến (í đến chơi hự là nhà) chơi (hự) nhà. Đốt than (ư dọn nhà quạt nước với) pha trà. Mời người xơi..." Chỉ vài câu ngẫu hứng quan họ khi khách chưa yên vị đã hứa hẹn màn độc diễn chim to dần thêm phần thích thú.
Thực đơn phất lên bàn, ngó qua có đến hơn chục tên chim, loay hoay với những chim tiền, chim vằn... nghe lạ hoắc, trên bàn đã bày lên mấy chén đựng nước mắm nhỏ xinh, nhưng lòng chén au đỏ, kèm vài hạt lạc rang, đôi cọng húng quế và lác đác lá chanh xắt chỉ... Ông chủ quán hề hà: "Đặc sản tiết canh sẻ, mời các bác khai vị, bác nào ngại sống để em hấp chín qua, se sẻ mùa này là đỉnh nhất đấy ạ".
Tiết canh se sẻ với kỹ thuật chế biến độc đáo của dân chim Kinh Bắc
Hóa ra, đông về đi ăn chim, đích là mùa ngon, bởi với những giống chim trời, sau vụ hè thu, chim căng diều lúa, tích mỡ cho mùa đông, cả đám chim nuôi với cu - câu - cút tiết trời phía bắc cũng tương tự, con nào con nấy béo nhẫy, căng mọng. Hỏi ông chủ duyên cớ với chim, lão buột miệng luôn tựa một bài quan họ: "Chim khôn đậu nóc nhà quan". Khách còn chưa kịp định thần, đã nghe luôn cả lượt diễn xướng, câu tựa bài hát có chút chim, chỉ vỏn vẹn sáu từ, mà khi vào quan họ tuôn xối xả thành cả đoạn ca dài thượt rằng: "Chim khôn (là bên rằng là tình rằng) đậu a nóc (a rằng, ấy a rằng ấy hội rằng a, này a có a tình tình nay tình đà, a nay tình đà) đậu a nóc (là có) nhà (là thì) quan, (mà này cũng) đậu a nóc (là có) nhà (là thì) quan".
Trở lại vụ án chim to dần, cái nghĩa rất dân dã mà rất tình, hóm hỉnh ấy áp vào thực đơn chim, quả là đúng quá xá. Ấy là khi ăn chim, chẳng cần tốn công sức tư duy nên gọi gì trước sau, kỹ thuật nấu cơ bản chủ đạo là luộc, nướng, chiên, quay, rô ti... Chim cứ lần lượt gọi lên bàn theo kiểu nhỏ trước to sau. Mở màn ngoài vụ khai vị tiết canh sẻ, tiếp đến là đĩa chim mía chiên vàng ươm, thứ này cũng là họ chim di, bé tẹo bằng đầu ngón tay cái, sống trong ruộng mía theo đàn, dân tình hí hửng gọi luôn là chim mía. Đĩa chim được tẩm ướp kỹ, chiên giòn rụm, nhai ráo đoàn thể cả xương, vị thịt ngọt không đến nỗi như... mía, nhưng đủ cho những tấm tắc, vừa nhồm nhoàm trong miệng, vừa ráng phát khẩu chữ "ngon" bị ngập mồm chim thành "ngôn"... "ngôn"... Quá xá đã!
Ngon đến mòn con mắt cùng món chim mía chiên giòn
Hết mía, bắt đầu lên cút nhỡ, xong chuyển qua cu vằn, rồi cu ngói, loi choi qua dẽ gà... Đến đây thì cái bao tử bắt đầu ì ạch lắc lư con tàu đi, một đĩa bồ câu tơ bằm xúc bánh tráng, kèm giọt nước mắt quê hương đưa cay giảm tải. Lảng tí sang chuyện "tổ tiên công đức làm ra rượu", đất Kinh Bắc cũng là xứ cất rượu nổi tiếng nhờ vựa lúa, cùng kỹ thuật ủ men đặc biệt (nay tuy có bị thị trường lấn át với men đểu, men công nghiệp), nhưng cũng còn khá ối cao thủ nấu rượu có tâm, nhờ thế mà uống được đúng Kinh tửu, khiến món chim to dần càng thêm phần quyến rũ.
Bồ câu tơ, bằm xúc bánh tráng
Khách ngồi lai rai các chủ đề về chim, trong khi tay đang múa cái đùi căng đét, mỡ màng, thơm lựng của chim dẽ, ông chủ lại lượn qua vờn cho bài quan họ Cò Lả có tí cải biên hợp hoàn cảnh tức thời: "Con cò là cò bay lả lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa bay ra là ra quán này...". Những đẩy đưa hết chim, rồi Kinh tửu (rượu xứ Kinh Bắc), xen đôi câu dân ca quan họ ngẫu hứng, khiến bữa tiệc chim to dần rỉ rả đến quên cả thời gian.
Dẽ gà rô ti
Tính tiền sòng phẳng sạch sẽ, không thiếu tí tẹo nào, ấy thế mà ông chủ quán vẫn đáo phẩy thêm cho câu quan họ cú chót, khiến khách nghe nuột mượt, phê trơn ráo trọi cõi lòng: "Người ơi, người ở đừng về. Người về em vẫn (í i ì i), (có mấy) khóc i thầm. Đôi bên (là bên song như) vạt áo. (Mà này cũng có a ướt đầm), Ướt đầm như mưa.
Chim to dần kết lại bằng món xôi chim béo ngậy
Ối a, chừ về xứ Kinh Bắc, không chỉ đã đời nghe đôi câu quan họ, (có những nhà hàng chim lập hẳn đội hình phục vụ quan họ cho khách hẳn hoi) mà còn là cơ hội lọ mọ vào thế giới ẩm thực của "chim to dần", ăn một lần mà rưng rưng tấm tắc, nhớ lắm ối a là người... là người ối ớ ơi.
THIÊN AN
Theo thegioitiepthi
Hướng dẫn "nhập môn" cho tín đồ văn hóa Nhật: cách phân biệt các loại bento Bento có nhiều loại khác nhau về ý nghĩa nên việc phân biệt chúng là rất cần thiết đấy! Chúng ta đã quen với khái niệm hộp cơm trưa hay "lunch box", với ý nghĩa là cơm mang từ nhà đến, và hầu hết mọi người đều hiểu "bento" mang ý nghĩa tương tự. Thế nhưng, điều ấy là không đúng, bởi vì...