Có một quốc gia trên thế giới ăn phở phải bỏ thêm… đường: Thực khách nước ngoài mắt tròn mắt dẹt hỏi tại sao?
Đúng là có những người thiên ăn phở ngọt, nhiều người Việt cũng có sở thích này. Nhưng đa phần vị ngọt đều là được nêm nếm trong nước dùng khi đang đun trên bếp hoặc trong tương đen ngọt nêm thêm khi ăn.
Còn bỏ thêm đường trực tiếp vào bát phở trên bàn ăn thì quả là hiếm thấy.
Phở đã quá nổi tiếng trên thế giới là món đặc sản của Việt Nam, đến mức khi hỏi tới ấn tượng về dải đất hình chữ S này, 99% người nước ngoài sẽ nhắc đến phở. Tuy nhiên, không phải chỉ Việt Nam mới có phở, nhiều quốc gia cũng có các phiên bản “anh em” khác, với nhiều sự cải tiến, thay đổi, nhưng về cơ bản vẫn là một món có nước dùng được ninh cầu kỳ, ăn với sợi phở (tuỳ hình dáng) và có thêm thịt thà, rau thơm các loại.
Khi ăn phở, dù là người Việt hay thực khách quốc tế thì thường có thói quen phải bỏ thêm những loại gia vị, “topping” khác vào để hương vị được đậm đà, hợp khẩu vị hơn. Đó có thể là giấm ớt tỏi, chanh, tương đen ngọt, nước mắm, tương ớt, ớt xay, rau sống, quẩy… Thế nhưng có một quốc gia trên thế giới, người dân ở đó lại thích ăn phở phải bỏ thêm… đường kính. Không phải nơi nào quá xa xôi mà chính là “người anh em” Lào láng giềng đây thôi!
Thoạt nhìn, tô phở Lào không khác ở Việt Nam là mấy, cũng có bánh phở, nước dùng, có thịt bò, thịt gà, bò/gà viên, hành lá, giá rau thơm các loại… Khi xét cụ thể thì sự khác biệt cũng rõ ràng hơn: nước dùng đục hơn, nhạt hơn, sợi phở màu xám, mỏng hơn, ăn kèm với đậu đũa sống, dưa chua, cà rốt, su su…
Tô phở Lào về cơ bản thì vẫn “cùng gốc” phở nhưng có sự khác biệt khá rõ rệt.
Đặc biệt hơn, khi ăn phở, người Lào thường bỏ thêm khá nhiều loại gia vị, gồm: đường, giấm, nước mắm, xì dầu, hạt tiêu, tương ớt, ớt chưng… Lý do là bởi trong ẩm thực Lào, các món ăn phải đủ thật ngọt, thật chua, thật cay… thì mới được coi là món ngon.
Trong các loại gia vị bỏ vào phở của Lào thì đường là nhân tố khác biệt nhất so với phần lớn các quốc gia khác. Đúng là có những người thiên ăn phở ngọt, nhiều người Việt cũng có sở thích này. Nhưng đa phần vị ngọt đều là được nêm nếm trong nước dùng khi đang đun trên bếp hoặc trong tương đen ngọt nêm thêm khi ăn. Còn bỏ thêm đường trực tiếp vào bát phở trên bàn ăn thì quả là hiếm thấy.
Thậm chí, chuyện người Lào bỏ đường vào phở còn trở thành topic gây sốt MXH, trong một nhóm cộng đồng ẩm thực châu Á, bài viết về phở Lào thêm đường đã thu hút hơn 1,3k bình luận sôi nổi.
Đa phần các thành viên đều cảm thấy khá lạ lẫm, nhưng đây là một điều rất phổ biến ở Lào. Nguồn: Brian Phetthavong/ subtle asian traits.
Ẩm thực thế giới luôn phong phú, phát triển từ chính phong tục tập quán, quan niệm, khẩu vị của người dân từng vùng. Mỗi ngày chúng ta lại biết thêm nhiều điều hay ho!
Có gì bên trong tô 'Phở dê bát đá' độc nhất Hà Thành đang 'sốt xình xịch' trên mạng?
Trung bình mỗi ngày, Ok Con dê bán ra từ 200-400 tô phở. Bất kể ai đến đây đều mong muốn được trải nghiệm món ăn đặc sắc nhất của nhà hàng.
Là một người con Thủ đô, hẳn ai cũng sẽ tự hào mà nói rằng đặc sản của mảnh đất văn hiến này đó là Phở. Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về chính nơi mình sinh ra để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,.. và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.
Nếu như đã quá quen với Phở Thìn 13 Lò Đúc, Phở Bát Đàn, Phở gánh Hàng Chiếu,... thì mới đây, dân tình lại được phen 'sốt xình xịch' với món phở độc - lạ lần đầu xuất hiện ở Hà Nội: Phở dê bát đá.
Quyết định đi 'thẩm' món phở đặc biệt này theo chỉ dẫn của bản đồ, chúng tôi không gặp nhiều khó khăn khi tìm đến một cửa hàng tại vị trí số 03 tòa TT1A, phố Bằng Liệt, Khi đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội với biển hiệu nổi bật Ok Con dê ngay mặt đường.
Nhà hàng Ok Con dê với vị trí dễ tìm và biển hiệu nổi bật
Anh Khổng Minh Hà (sinh năm 1987) , đồng thời là ông chủ của quán chào đón chúng tôi với thái độ niềm nở, mến khách. Với anh, ' người nấu ăn là một nghệ sĩ, và người ăn món ăn đó chính là đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật...', bởi vậy, người đàn ông Thái Bình luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao có thể giúp cho thực khách có trải nghiệm tốt nhất tại nơi đây.
Không gian: 8/10
Nằm dọc sông Tô Lịch với mặt tiền thoáng đãng, không khí ẩm hơi nước nên không khí của quán khá dễ chịu. Ngoài ra, diện tích nhà hàng rộng rãi cùng cách bài trí phù hợp giúp không gian ở đây xứng đáng được 9 trên thang điểm 10.
Quán có 2 tầng với sức chứa tối đa 200 người. Ở cả hai tầng đều được trang bị đầy đủ quạt điện và điều hòa công suất lớn để đảm bảo cho khách hàng cảm thấy thoải mái, mát mẻ trong quá trình thưởng thức phở dê. Ngoài ra, quán còn được bố trí hệ thống đèn vàng tạo cảm giác ấm cúng, sum họp.
Không gian quán rộng rãi, được bài trí khoa học và bắt mắt. Ở chính giữa là quầy để gia vị, giấy văn, bát đũa,... để khách hàng có thể tự phục vụ
'Mình chọn làm một người thổi hồn, thổi sự tươi mới, hiện đại vào Phở Việt, một thức quà vốn đã in sâu vào tâm trí người Việt với những nét truyền thống mộc mạc, do đó mình cũng phải làm sao đem đến cho người thưởng thức nó một trải nghiệm tốt nhất và thoải mái nhất có thể' - Anh Hà chia sẻ
Nhìn vào sự tận tâm của ông chủ trẻ với khách hàng, tỉ mỉ đến từng chi tiết: từ bàn ghế, cái bát, đôi đũa đến màu đèn, decor,... Có thể thấy được anh tâm huyết với 'đứa con' của mình đến thế nào.
Tuy nhiên, nhà hàng nằm khá xa vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, do đó nếu muốn thưởng thức một suất phở bát đá nóng hổi tại bàn, khách hàng sẽ gặp phải một chút vất vả khi di chuyển.
Decor food: 9/10
'Phở nhưng không phải phở' là cách mà nhiều thực khách đặt tên cho phở dê bát đá. Bởi lẽ, không như những loại phở thông thường là bánh phở, topping và nước dùng để chung, thì với phở dê bát đá, nước dùng và phần nhân được tách biệt hẳn.
Nước dùng và phần nhân tách rời nhau
Cụ thể, nước dùng trong bát đá được đun sôi, điểm bằng hành lá và rau mùi. Nước dùng dù được ninh chung trong một nồi lớn nhưng mỗi khi có thực khách gọi món, nhân viên mới lấy ra bát đá và đun trên lửa lớn. Đến khi bê ra bàn, bát nước dùng vẫn sôi sùng sục và nghi ngút hơi.
Còn phần bánh phở và topping thì được xếp gọn gàng trên đĩa. Một suất phở dê bát đá đặc biệt gồm 5 loại topping: thịt dê tươi, tim dê tươi, thịt dê chín, đuôi chín và mọc. Tất cả được sắp xếp ngay ngắn bên cạnh bánh phở, giá đỗ và trang trí bằng hành lá khá bắt mắt. Dù vậy, kể mà có thêm chút màu xanh của rau sống ở trên cùng chiếc đĩa đó mới là hoàn hảo.
Nước dùng được lấy vào bát đá từ nồi lớn, đun soi trên lửa to và khi nhấc ra vẫn còn sủi sùng sục nghi ngút khói
Lần đầu đến 'thử' món phở dê bát đá, chị Huệ - một thực khách người Hà Nội cho biết: 'Mình có xem review trước khi đến đây thưởng thức nên không bất ngờ lắm với việc nhà hàng để tách nước dùng với phần nhân như vậy. Tuy nhiên khi đến đây rồi, thấy cách họ tỉ mỉ với từng thớ thịt cũng như sắp xếp rất lịch sự thì mình ấn tượng vô cùng.'
Hương vị: 9/10
Đây chính là hồn cốt của món phở dê bát đá. Sở dĩ món phở này có tên gọi hay ho như vậy là do chính đặc tính của nó, thay vì ăn bát sứ như những loại phở khác, thì phở dê ở đây được cho vào bát đá để giữ nóng.
Với điểm 9/10, phở dê bát đá đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cho một tô phở chuẩn Hà Thành. Nước dùng được ninh hoàn toàn từ xương dê, ngọt thanh và đậm đà, cùng bánh phở mềm, dai, thơm mùi bột gạo và topping tươi mới.
Một bát phở chuẩn vị Hà Thành với nước lèo, bánh phở và topping
Ăn phở dê bát đá phải ăn 'đúng quy trình': nước lèo vừa nhấc ra còn sủi sùng sục trong bát, thực khách phải nhanh tay nhúng thịt và tim tươi vào để thịt kịp chín đến. Nhờ vậy, thịt và tim vừa mềm, lại vừa giữ được vị ngọt của thịt tươi.
'Mỗi ngày, cứ khoảng 4h sáng là nhà hàng bắt đầu thịt dê, để đến hơn 6h là có được những miếng thịt tươi nhất phục vụ cho thực khách. Đặc biệt, những con dê mà mọi người thưởng thức tại đây đều là dê Điện Biên, được cung cấp từ chính trang trại của gia đình nên đảm bảo an toàn' - Anh Hà chia sẻ
Những miếng tim, thớ thịt tươi rói
Sự kết hợp giữa thịt dê vừa chín tới với thứ gia vị độc - lạ và khá khén người ăn của nhà hàng này là tương hoặc chao khiến cho miếng thịt trở nên đậm đà. Thậm chí, sau khi nuốt, hương vị vẫn còn quẩn quanh mãi nơi đầu lưỡi.
'Ở Hà Nội, mình thấy rất hiếm các nhà hàng dùng chao khi ăn với thịt dê. Trong khi đó, chao với dê lại được xem như là cặp bài trùng, làm cho hương vị của miếng thịt dê thơm ngon hơn rất nhiều. Món chao mà các bạn được thưởng thức hôm nay chính là do nhân viên của nhà hàng tự mua nguyên liệu về, ủ ít nhất trong vòng 2 tháng rồi mới được thưởng thức đấy!' - Chia sẻ về thứ 'vũ khí bí mật' góp phần làm nên sự thành công cho món thịt dê ở nhà hàng, anh Hà cho biết
Ngoài chanh, ớt và quẩy, chao với tương là hai gia vị được dùng để thưởng thức cùng miếng thịt dê chín tái
Sau khi nhúng tim và thịt dê tươi, nước dùng lại càng ngọt thêm bởi cốt thịt. Người ăn bắt đầu nhúng bánh phở, thịt chín và đuôi vào rồi thưởng thức. Món phở dê bát đá ở đây còn níu chân thực khách bởi một điểm đặc biệt khác: bánh phở mỏng, mềm, sợi to và ngắn.
'Phở ở nhà hàng mình thực chất là lá phở cuốn chứ không phải sợi phở thông thường. Và sau khi mua lá phở về, nhân viên mới bắt tay vào cắt bánh phở để được những sợi phở dài đều nhau và xếp gọn gàng trên địa như vậy'.
Những sợi phở trắng muốt có độ dài đều nhau được nhân viên nhà hàng tự tay cắt và xếp gọn gàng trên đĩa
Anh Nguyễn Đăng Quang (Ngã Tư Sở, Hà Nội) cũng là một khách hàng đến 'thẩm' món mới này, chia sẻ: 'Mình thấy món này hiện nay đang hot, lại chưa từng xuất hiện ở Hà Nội nên quyết định đi xa gần 7km số để thử xem sao. Về cơ bản, mình thấy nước dùng đậm đà, thịt tươi, ngọt.
Ngoài ra, một bát tô tưởng nhỏ nhưng lại sâu nên ăn rất no bụng. Với sức ăn không được tốt cho lắm thì chắc không thể ăn hết được một suất này.'
Không chỉ ăn phở tại quán, anh Quang còn mua thêm một suất về nhà để chia sẻ cho người thân. Anh khẳng định nhất định sẽ quay trở lại đây để thưởng thức thêm nhiều lần nữa.
Anh Quang vui vẻ thưởng thức phở dê bát đá tại nhà hàng
Tuy nhiên, khi thưởng thức một tô phở bát đá cũng cần chú ý một điều: không nên để trẻ em đùa nghịch xung quanh. Bởi lẽ, tô nước dùng khá nặng (~4.5kg khi có nước), thêm vào đó, nước trong bát lúc nào cũng trong tình trạng 'nóng hôi hổi' nên sẽ khá nguy hiểm nếu các bé vô tình làm đổ vỡ.
Thái độ phục vụ: 8/10
Bạn đã bao giờ ăn phở giữa mùa hè mà lại còn trong lúc mất điện chưa? Nếu đã từng, thì nó hẳn sẽ là một trải nghiệm không hề dễ để quên đúng không nào?
Chúng tôi đến Ok Con dê để thưởng thức món phở dê bát đá đang hot những ngày gần đây. Không may thay lại gặp phải đúng ngày mất điện. Nhưng chính nhờ như vậy mới có thể thấy được sự tận tâm với khách hàng của chủ và nhân viên ở đây.
Nhân viên tỉ mỉ chuẩn bị từng gói đồ chấm
Và thận trọng bê từng bát nước dùng phục vụ khách hàng
Vừa đến nơi đã được tiếp đón niềm nở gây ấn tượng 1, thì quyết định của ông chủ trẻ ngay khi mất điện xứng đáng nhận được điểm 10. Dù nhà hàng có chuẩn bị sẵn máy nổ phòng trường hợp mất điện nhưng do điều hòa công suất quá lớn nên không thể tải điện.
Ngay lập tức, nhà hàng quyết định mời tất cả khách hàng trong quán nước suối cùng đá lạnh để hạ nhiệt trong vài phút. Trong cái rủi có cái may, điện đã được cấp trở lại ngay sau đó khoảng 5-7 phút.
Ngoài ra, khi bắt đầu ăn một tô phở bát đá, nhân viên cũng sẽ tận tình hướng dẫn bạn cách ăn sao cho đúng điệu nhất. Chỉ có một điểm trừ ở đây là quán quá đông khách nên việc phục vụ còn chậm.
Nhân viên nhà hàng tận tình phục vụ và hướng dẫn khách hàng cách thưởng thức món phở bát đá một cách tròn vị nhất
Một nữ khách hàng tên Huế cho biết: 'Mình đến đây ăn đã hơn một lần rồi. Hương vị của món phở bát đá này thực sự vừa lạ, vừa đậm đà dễ ăn. Tuy nhiên khâu phục vụ còn hơn chậm và thiếu đồ nên mình phải gọi thêm hoặc tự đi lấy.
Nhưng việc này cũng dễ cảm thông thôii vì nhà hàng quá đông khách, việc bưng bê một chiếc bát đá với nước sôi cũng khá vất vả. Chắc chắn đây sẽ trở thành địa điểm quen của mình trong thời gian tới.'
Giá cả: Hợp lý
Chúng tôi quyết định gọi 2 suất phở dê bát đá đặc biệt để thưởng thức. Với giá thành 96.000 đồng/bát, món ăn 'best seller' của nhà hàng được đánh giá là hợp lý bởi sự kỳ công, tỷ mỉ và số lượng topping tỉ lệ thuận với chất lượng của nó.
Dù không nằm ở mức giá phổ thông nhưng khi xét trên mặt bằng chung, nhiều người vẫn chấp nhận 'rút hầu bao' ra để thưởng thức món phở độc lạ này. Cũng dễ hiểu, bởi thông thường thịt dê đã đắt hơn thịt bò khá nhiều, lại qua các công đoạn cầu kỳ như: ninh nước dùng, tự tay thái bánh phở, thịt dê tươi ăn đến đâu thái đến đó,... nên mức giá ~100.000 đồng không hẳn là đắt.
Một suất đặc biệt với topping đầy đặn nên thực khách gần như không có 'lấn cấn' gì về giá cả
Ngoài ra, nhà hàng cũng chuẩn bị một menu mở với những loại phở khác như: phở bò bát sứ, bát đá, phở dê bát sứ,...cùng các món nhậu với nhiều mức giá dao động từ khoảng 30.000 đồng trở lên để phù hợp với túi tiền và nhu cầu của khách hàng.
'Trung bình mỗi ngày thường, nhà hàng bán ra khoảng 140 tô phở bát đá và khoảng 50 bát sứ. Còn cuối tuần, tổng số suất bán ra rơi vào khoảng 400, trong đó có hơn 200 bát đá. Khách hàng đến đây chủ yếu họ tìm ăn bát đá, vừa ăn vừa thưởng thức.
May mắn là nhà hàng lúc nào cũng đông khách và hầu hết các khách trước khi đến đều đặt bàn trước. Dù mở cửa liên tục từ 6h sáng đến 12h đêm nhưng cửa luôn nhộn nhịp, gần như không khi nào ngớt khách. Không chỉ cuối tuần mà ngay cả giữa tuần, việc full bàn là điều thường xuyên.' - anh Hà cho biết
Nhà hàng thu hút nhiều kiểu khách hàng kể cả trẻ em
Có những người sẵn sàng đi từ Sơn Tây, Ninh Bình,... đến chỉ để có cơ hội trải nghiệm món phở độc lạ hot hit này
Có thể thấy được sức hút của món phở dê bát đá này 'khủng khiếp' đến nhường nào. Dù mới chỉ khai trương nhà hàng chưa đầy 1 năm và mới cho ra mắt món phở dê bát đá khoảng 2 tháng nhưng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của Ok Con dê trên trang mạng xã hội.
Tâm sự với Tiin.vn, ông chủ trẻ cho biết rằng đây là thành công ban đầu mà anh hướng đến và nuôi dưỡng hy vọng mở rộng kinh doanh trong tương lai:
'Việc thổi được làn gió mới vào món phở truyền thống của Việt Nam đã là ước mơ từ lâu của bản thân mình cũng như những người trong gia đình. Bởi vậy, việc được mọi người đón nhận ngay từ những ngày đầu ra mắt giúp mình cảm thấy công sức và thời gian mà mình bỏ ra để nghiên cứu, thử nghiệm là xứng đáng.'
Anh Khổng Minh Hà - ông chủ nhà hàng luôn nở nụ cười thân thiện và cởi mở chia sẻ với khách hàng, phóng viên. Thậm chí, không ngại đứng vào bếp để tự tay phục vụ món phở đặc biệt cho thực khác dù nắng nóng
Ngoài ra, anh còn tiết lộ rằng đang ấp ủ và thử nghiệm cho một món ăn mới.
'Ở tuổi 30, mình cảm thấy khá may mắn khi đã ổn định được công việc, đặc biệt là việc ra mắt phở dê bát đá với sức lan tỏa rộng. Đây chính là động lực rất lớn để mình phát triển thêm về món phở này nói riêng và tạo ra những điều tốt đẹp hơn nói chung.' - Lời tâm sự của ông chủ tuổi 30.
Dù ở xa hay gần, món phở dê bát đá này xứng đáng để các tín đồ của Phở ghé qua đây ít nhất một lần!
Video: Phở dê bát đá 'hot hit' trên mạng những ngày gần đây
Người nước ngoài cũng chia làm hai phe khi ăn phở: Tranh cãi gay gắt nhưng kiểu nào mới là đúng chuẩn? Có nhiều yếu tố để chia thế giới thành hai kiểu người khi ăn phở, một trong số đó là cách húp nước dùng. Không chỉ là món nổi tiếng của Việt Nam, phở đã trở thành món ăn quen thuộc trên toàn thế giới, được nhiều người nước ngoài ưa thích. Sự ưa thích đó không chỉ đơn thuần là biết tên,...