Có một phần trong trái dừa tốt cho tim mạch, giúp “thăng hạng” nhan sắc nhưng phụ nữ hay vứt đi
Tuy đây là phần ngon, bổ bậc nhất của trái dừa nhưng nhiều người lại hay vứt đi khi uống nước dừa. Nếu biết tận dụng còn giúp giảm cân nhanh.
Dừa là một trong những loại quả đa dụng bậc nhất, bởi mọi thứ trong quả dừa đều có thể tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ tập trung vào nước dừa mà bỏ qua phần cơm dừa vốn cũng bổ dưỡng không kém. Nó không chỉ là món ăn vặt khi buồn miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Cơm dừa, hay còn gọi là cùi dừa, thịt dừa… tùy theo mỗi địa phương, là phần ruột màu trắng nằm bên trong cùng và tiếp xúc trực tiếp với nước dừa. Đa phần ai cũng nạo phần này ra ăn khi uống nước dừa hoặc dùng để nấu chè, làm dầu dừa, làm kẹo mứt… Thế nhưng, nhiều người lại bỏ phần này vì không có dụng cụ chặt dừa hoặc do uống nguyên quả ngoài quán vỉa hè, rất đáng tiếc.
Uống nước dừa phải kèm theo cơm dừa thì mới ngon và đúng chuẩn hương vị.
Trong lịch sử, người ta đã sử dụng cơm dừa như một phần của y học cổ truyền nhờ tác dụng chống lại một số chất độc, bảo vệ chống lại bệnh tật, giảm viêm, diệt vi khuẩn… Nếu sử dụng điều độ và thường xuyên, bạn còn giúp cơ thể hấp thu được những lợi ích như:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Tốt cho hệ tim mạch
- Giúp giảm cân
- Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
- Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cơm dừa không những vừa giòn, ngọt, bùi mà còn chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Loại thực phẩm này cũng giàu hàm lượng chất béo tốt, làm cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin D, E, K, A… tốt hơn bình thường.
Cơm dừa càng non lại càng mềm và ngon, chưa kể còn tốt cho hệ tiêu hóa tổng thể.
Thêm vào đó, trong cơm dừa có chứa một chất béo đặc biệt tên là triglycerine chuỗi trung bình giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Nếu bổ sung thường xuyên sẽ phòng chống viêm nhiễm và hội chứng chuyển hóa – một loại bệnh gây nên cao huyết áp, cholesterol cao… và tăng khả năng mắc đột quỵ hoặc tiểu đường loại 2.
Video đang HOT
2. Tốt cho hệ tim mạch
Trong cơm dừa sở hữu lượng dầu tốt giúp tăng cholesterol có lợi HDL và giảm cholesterol có hại LDL, duy trì ăn đều đặn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho tình nguyện viên dùng 3 loại dầu dừa, dầu ôliu và bơ nhạt để kiểm tra lượng cholesterol. Kết quả cho thấy, nhóm tình nguyện dùng dầu dừa đã tăng đáng kể HDL so với 2 nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, nhờ lượng chất xơ dồi dào của cơm dừa nên khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hấp thụ và loại bỏ nhiều cholesterol xấu gây bệnh tim mạch. Vậy nên đừng bỏ qua phần cơm dừa quý giá này, hãy chăm ăn nhiều hơn khi uống nước dừa vào mùa hè.
3. Giúp giảm cân
Một vài người nói rằng trong cơm dừa chứa nhiều chất béo nên không phù hợp cho việc ăn kiêng. Tuy nhiên, chất béo triglycerine chuỗi trung bình của cơm dừa sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó tránh được tình trạng ăn quá nhiều. Chưa kể loại chất béo này còn giúp đốt cháy calo và chất béo nên hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.
Ăn cơm dừa một cách khoa học, điều độ có thể giúp bạn giảm cân mà không hay biết.
Một nghiên cứu kéo dài 90 ngày trên 8 người trưởng thành đã cho thấy, ăn 100g cơm dừa hàng ngày giúp giảm cân nhiều hơn so với việc ăn cùng một lượng đậu phộng. Ngoài ra, lượng protein trong cơm dừa cũng hỗ trợ tăng cường cơ bắp và ngăn mỡ thừa tích tụ, phụ nữ nên tranh thủ ăn khi dừa còn tươi ngon.
4. Cải thiện hệ miễn dịch, chống ung thư
Cơm dừa chứa nhiều mangan cùng các chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm và làm da dẻ mịn màng hơn. Bên cạnh đó, chất béo triglycerine cũng chứa các đặc tính chống virus, kháng nấm lẫn ức chế khối u nên hỗ trợ cơ thể kháng các loại bệnh tốt hơn.
Đặc biệt hơn, trong cơm dừa non cũng chứa các hợp chất có khả năng chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Chưa kể nó cũng bổ sung nhiều chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
5. Cung cấp năng lượng, bảo vệ não bộ
Cơm dừa chứa nhiều khoáng chất quan trọng như mangan, đồng, triglycerine… giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của các enzyme và chuyển hóa chất béo thành năng lượng, hỗ trợ hình thành xương lẫn bảo vệ sức khỏe tổng thể. Trong cơm dừa có tới 7% chất xơ – nhiều hơn 20% so với lượng dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày.
Thêm vào đó, các chất béo triglycerine chuỗi trung bình trong dầu dừa còn giúp nâng cao trí nhớ, ngăn ngừa các bệnh suy giảm trí nhớ hoặc giảm chức năng não. Những tác dụng này rất tốt cho người bị bệnh Alzheimer và hay quên.
Ăn cơm dừa thế nào cho hợp lý?
Đúng là cơm dừa sở hữu nhiều dưỡng chất, lợi ích nhưng không phải vì thế mà muốn ăn bao nhiêu cũng được. Đối với người bình thường thì mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần cơm dừa non là đủ, mỗi lần khoảng 1 lạng. Còn những trường hợp tiểu đường, phụ nữ cho con bú, mỡ trong máu… thì nên hạn chế kẻo sinh bệnh thêm.
Ăn cơm dừa vừa phải có thể giúp giảm cân, nhưng ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và làm tăng cân hơn trước. Vậy nên, hãy tăng cường vận động và kết hợp ăn cơm dừa điều độ để tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể khỏe khoắn và chống lại bệnh tật.
Chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì, ổn định sức khỏe. Đặc biệt, những bệnh nhân bị huyết áp thấp cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ.
Người bị huyết áp thấp nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ bữa với những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để giúp máu lưu thông được dễ dàng. Không bao giờ được bỏ bữa ăn sáng vì đây là bữa ăn rất quan trọng.
Người bệnh tránh để cơ thể cảm thấy quá đói, gây ra tình trạng đường huyết bị hạ đột ngột. Với những người hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa cũng dẫn đến tình trạng giảm hàm lượng mạch máu, khiến mạch máu kém đàn hồi gây tụt huyết áp.
Dưới đây là chế độ ăn hợp lý dành riêng cho người bị huyết áp thấp mọi người nên nắm rõ:
Chia nhỏ các bữa ăn/ngày
Ảnh minh họa
Người bị huyết áp thấp có thể chia nhỏ các bữa ăn và không nên ăn thực phẩm giàu carbohydrat như khoai tây, gạo, bánh mì, mì ống, bổ sung các thức ăn giàu đạm như thịt, cá trong mỗi bữa ăn, tăng cường ăn trứng, đậu tương, các loại rau củ bổ sung vitamin, chất xơ, chất khoáng.
Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày
Ảnh minh họa
Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho người huyết áp thấp, mỗi ngày nên tập ít nhất từ 10-15 phút với các môn tập nhẹ nhàng như đi bộ, chơi bóng bàn, bơi lội, tránh các môn thể thao nặng và vận động g=quá mức.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Người bị huyết áp thấp nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo các hoạt động có thể diễn ra bình thường, sức đề kháng được tăng cường,... Việc những người huyết áp thấp bổ sung nước cho cơ thể mình là điều rất cần thiết. Nước sẽ giúp chúng ta duy trì được sự cân bằng về lưu lượng máu, giảm thiểu tình trạng tụt huyết áp do hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Bên cạnh việc uống nước đều đặn mỗi ngày, bạn cũng nên bổ sung thêm cho cơ thể những loại nước khác như nước dừa, trà gừng, nước khoáng thiên nhiên hay một số loại nước ép mà có lượng đường nhiều như nước mía, nước cam thảo hay nước chanh đường.
Các loại thực phẩm chứa caffein
Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa caffein, cola, sô cô la nóng và các loại đồ uống chứa caffein khác làm tăng huyết áp tạm thời. Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ, nhưng nó có thể ức chế hoạt động của hormon chịu trách nhiệm làm giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng hormon tuyến thượng thận. Nếu bạn thường xuyên bị huyết áp thấp, hãy uống một cốc cà phê đen mỗi sáng hoặc trong bữa ăn.
Huyết áp thấp không nên ăn gì ?
Bên cạnh thực phẩm giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp, những thực phẩm khiến số đo huyết áp trở nên tệ hơn mà bạn cần tránh:
Các thực phẩm, đồ uống chứa cồn: Do có thể gây mất nước, làm thất thoát lượng muối trong cơ thể, nên các đồ uống có cồn có thể gây tụt huyết áp và là thứ người bị huyết áp tháp nên tránh.
Cà chua: Do có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn nhiều cà chua vì có thể gây ra các cơn hoa mắt chóng mặt, đau đầu.
Ảnh minh họa
Cà rốt: Trong các thành phần của cà rốt chứa nhiều muối succinic, một thành phần khử kali trong máu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu có khả năng làm giảm huyết áp.
Ngoài ra những thực phẩm có tính hàn như rau cần tây, rau bina, đậu xanh, đậu đỏ, dưa hấu, hành tây, hạt hướng dương...cũng có thể gây hạ huyết áp. Vì vậy người bị huyết áp thấp cần tránh hoặc hạn chế sử dụng trong thực đơn.
Bác sĩ khuyên gì khi huyết áp thấp hơn bình thường?
Ngoài ăn uống khoa học, chọn lọc và thay đổi lối sống, bạn nên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, nếu các giải pháp tự nhiên có thể cần dùng thuốc giúp nâng huyết áp. Bác sĩ khuyên bạn nên tránh làm một số việc sau:
Không nâng vật nặng
Không đứng lâu ở một chỗ
Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng.
Thay đổi tư thế: Khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Phụ nữ có lượng estrogen dồi dào thì cơ thể sẽ phát ra 5 tín hiệu này, sau 30 tuổi vẫn có đủ thì chứng tỏ bạn trẻ lâu, khỏe mạnh hơn so với tuổi thật Một người phụ nữ có lượng estrogen cân bằng sẽ có 5 dấu hiệu dưới đây, sau tuổi 30 mà bạn vẫn có đủ thì yên tâm bạn vẫn còn trẻ trung, khỏe mạnh lắm. Estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các chức năng sinh lý và lưu giữ...