Có một nơi mang tên ‘Lớp học bà Sáu’
Biết hoàn cảnh mấy đứa nhỏ khó khăn, cha mẹ đi tù, cô đã mở lớp dạy cho các em biết con chữ, biết nhân nghĩa ở đời.
Nhà của cô giáo đã nghỉ hưu Trần Thị Hằng được người dân ở xã Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP HCM gọi là lớp học bà Sáu. Ở tuổi 64, cô giáo Hằng (tức bà Sáu) vẫn miệt mài mang kiến thức của mình làm từ thiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em có cha mẹ đang thụ lý án tù. Chỉ với mấy cái bàn ọp ẹp, một cái bảng đen dựng tạm bà đã rèn người cho nhiều học trò.
Dụ trò bằng bánh tráng
Trong căn phòng không đến 12 m2, gần 20 em chăm chú học bài. Đứa tập viết chữ, đứa đánh vần, đứa cặm cụi làm bài tập. Bà Sáu đang tập đánh vần cho đứa này thì đứa kia gọi: “Má Sáu ơi! Con làm bài này có đúng không?”. Đứa học lớp 4 rối rít: “Má Sáu, con đọc bài xong rồi”. Đứa lớp 1 réo gọi: “Chữ mẹ, chữ má đánh vần như thế nào? Mẹ và má có giống nhau không bà sáu?”. Bà Sáu ân cần chỉ bảo từng đứa và luôn kèm theo khuyến mãi: “Học ngoan, lát bà Sáu thưởng quà”.
Quà của bà Sáu chỉ vài miếng ổi, vài cái bánh tráng hay mấy cái kẹo được người ta cho để dành. Hôm nào có tiền, bà ra chợ mua ít đậu nấu nồi chè cho đám học trò lót dạ lúc giải lao. Hôm sẵn tiền trong túi, thấy hàng kem đi ngang, bà đãi học trò chầu kem.
Lớp học của bà Sáu có 20 học trò, từ lớp chồi đến lớp 5. Mỗi đứa là một hoàn cảnh. Em bị cha mẹ bỏ rơi. Đứa bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ, học chữ chẳng vào. Có những đứa cả cha và mẹ đều đi tù. Biết được hoàn cảnh của các em, bà Sáu đến nhà động viên cho bà đưa về dạy chữ nghĩa miễn phí. Học phí bà Sáu chỉ lấy mấy trái ổi, mấy trái mướp hay ít bánh kẹo lót dạ cho học trò trong giờ giải lao.
Lớp học của bà Sáu.
Lấy học trò làm niềm vui
Điều bà Sáu băn khoăn là hai anh em Duy và Khoa có cha mẹ đi tù, phải sống với bà nội hơn 60 tuổi. Mỗi ngày nội của hai em kiếm được 50.000 đồng đủ lo tiền ăn hằng ngày, muốn cho hai cháu đi học mà chẳng có tiền. Không được đi học nên hai đứa ăn nói cụt ngủn, không đầu không đuôi. Bà Sáu đến nhà xin cho mình được dạy các em.
Video đang HOT
“Lúc mới đến lớp, hai đứa đều không biết chữ, học trước quên sau, không nghe lời cô giáo”. Sau khi các em biết chút chữ, bà liên hệ xin cho các em đi học ở trường tiểu học và tình nguyện dạy thêm ở nhà cho hai anh em. Giờ Duy đang học lớp 4, Khoa học lớp 1, biết tự đưa đón nhau đi học, phụ giúp việc nhà cho bà nội.
Ba của Phi Long (lớp 3) bỏ đi, em phải sống với mẹ. Đang học lớp 1, em có những cử chỉ giống người bị bệnh tâm thần nên nhà trường trả cho phụ huynh. Nghe người hàng xóm kể chuyện của em, bà Sáu đến tận nhà động viên để em đến lớp học. Biết Long thích vẽ và xếp hình, bà Sáu gắn chữ cái, chữ số lên khuôn hình để em vừa học vừa chơi.
Chồng mất sớm. Bà Sáu chỉ có đứa con trai duy nhất, từ nhỏ đã ăn chơi, hút chích rồi vào tù ra khám. Con dâu bà sinh con xong thì bỏ đi rồi sa đà vào ma túy, giờ cũng đang đi tù. Trong căn nhà cũ kỹ chỉ còn bà và đứa cháu nội bốn tuổi sống với nhau. Tài sản có giá trị duy nhất chỉ là chiếc xe máy cũ nhưng với bà Sáu, mỗi ngày được mang kiến thức ra dạy cho đám học trò nghèo như một niềm vui và quên đi buồn tủi trong gia đình mình.
Học trò của bà Sáu có người đã thành đạt, có người nghe lời bà mà bỏ được tệ nạn xã hội sống thành người lương thiện.
“Cô Sáu đã mở lớp dạy miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong xã, từ lúc đang đi dạy ở trường tiểu học đến nay nghỉ hưu vẫn duy trì việc đó. Việc làm thầm lặng này đã được cô duy trì từ 20 năm nay. Học trò trong lớp cô chủ yếu là những em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đi học thêm hay những em không có khả năng đến trường. Xã chúng tôi đang xây dựng là xã nông thôn mới, việc làm của cô Sáu giúp ích được cho rất nhiều bà con nghèo ở nông thôn, rất đáng được khen ngợi”.
Bà Nguyễn Thị Bắc Sinh, Chủ tịch UBND xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi
“Cô Sáu là hộ khó khăn của ấp. Lớp học của cô giúp những đứa trẻ trong ấp biết chữ và dạy nhân nghĩa cho chúng. Tôi cũng có hai đứa cháu đang học ở lớp này. Đứa học lớp 4, đứa đang học chữ. Ngày nào chúng cũng sang đó học nhưng mỗi khi tôi sang đóng học phí cô ấy đều không lấy. Tôi chỉ biết góp ký gạo, mớ rau, ít bánh kẹo phát cho mấy đứa nhỏ”.
Bà Nguyễn Thị Rưng, ấp Lào Táo Trung, xã Trung Lập Hạ, Củ Chi
“Cô Sáu tốt lắm, người vậy hiếm lắm à. Lương hưu chẳng bao nhiêu mà phải một mình nuôi cháu nội, rồi để dành đi thăm nuôi con trong tù nhưng dạy mấy đứa nhỏ chẳng lấy tiền. Sáu là ân nhân giúp hai đứa cháu tôi biết được con chữ và được đến trường đi học. Tôi làm nghề đan giỏ mây nên cũng nghèo, chẳng biết giúp gì, Sáu ngoài lời cảm ơn”.
Cao Thị Nhỏ, bà nội của hai cháu Duy và Khoa đang học lớp bà Sáu
Theo Ngọc Thân/ Pháp Luật TP HCM
Học sinh lớp 12 sáng chế thiết bị 'Bạn đã ngồi sai tư thế'
Duy Tâm đã sáng chế thành công thiết bị cảnh báo những khuyết tật học đường này, đồng thời tích hợp thêm một số tính năng hỗ trợ học tập.
Thấy nhiều bạn bè vì ngồi sai tư thế trong khi học tập nên bị vẹo cột sống, cận thị, Tâm đã sáng chế thành công thiết bị cảnh báo những khuyết tật học đường này, đồng thời tích hợp thêm một số tính năng hỗ trợ học tập.
Nguyễn Duy Tâm (học sinh lớp 12TL1, trường THPT Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã đặt tên cho sáng chế của mình là "Thiết bị đa năng chống khuyết tật học đường và hỗ trợ học tập".
Cảnh báo thế ngồi
Đó là thiết bị hình hộp chữ nhật bằng nhựa, lớn hơn chiếc hộp đựng bút, thước kẻ của học sinh một chút, có hai "con mắt" cảm ứng được kéo nhô lên ở giữa chiếc hộp để quan sát "thân chủ" và dẫn tín hiệu về bộ vi xử lý Arduino nhằm điều khiển toàn bộ thiết bị.
Nguyễn Duy Tâm bên thiết bị đa năng chống khuyết tật học đường.
Bên phải chiếc hộp có một màn hình LCD để hiện menu và các thông số, còn phần phía trước, gần với đáy hộp, là một dãy các bóng đèn LED nhỏ hơn chiếc cúc áo. Thiết bị này được dùng chung với một thiết bị tương tác khác cũng dạng hình hộp, kích thước cỡ bàn tay người lớn, có chức năng phát ra âm thanh, kết nối với đèn bàn.
Theo Tâm, chức năng chính của sản phẩm là phát hiện và cảnh báo các khuyết tật học đường. Nó tự động phát hiện, cảnh báo học sinh ngồi sai tư thế, giúp hạn chế các bệnh ly về mắt và cột sống.
"Thiết bị đo được khoảng cách từ mắt đến bàn học cho phép trong khoảng 30-70 cm (tùy chiều cao của học sinh). Nếu người sử dụng khom lưng, mắt đặt sát vở, nghĩa là sai tư thế, thì ngay lập tức nguồn sáng trắng từ hệ thống đèn LED sẽ chuyển sang màu đỏ chiếu vào vở, đồng thời phát ra âm thanh cảnh báo liên tục, buộc chúng ngồi thẳng đúng tư thế cho phép" - Tâm vừa "thị phạm" vừa giải thích.
Thiết bị này có thể hoạt động tương tác với sản phẩm khác. Khi học sinh ngồi vào bàn, kết nối đèn với thiết bị tương tác. Nếu ngồi đúng tư thế, đèn bàn sẽ sáng, nếu sai đèn tắt và hệ thống phát ra âm thanh: "Bạn đã ngồi sai tư thế". Bên cạnh đó, nó còn "nhắc" giúp học sinh cần nghỉ ngơi vài phút để bớt căng thẳng đầu óc, để thị giác thư giãn sau mỗi 45 phút hoạt động.
Sản phẩm còn có chức năng tiết kiệm năng lượng: khi học sinh rời khỏi bàn học mà quên tắt đèn thì hệ thống sẽ đếm trong 6 giây và tự động tắt đèn bàn, nếu học sinh quay lại bàn thì đèn tự động bật sáng ngay.
Là chiếc đồng hồ luyện thi
Ngoài bốn chức năng chính trên, sáng tạo của Nguyễn Duy Tâm còn có bốn chức năng hỗ trợ gọi là "thước kẻ thông minh". Chiếc hộp của Tâm có thể thông tin chính xác về thông số môi trường như ánh sáng, độ ẩm, CO2. Đây cũng là "chiếc đồng hồ luyện thi" để học sinh tự cài đặt thời gian 15, 45 phút nhằm thực hành phân phối thời gian làm bài kiểm tra; là thước đo góc chuẩn xác và đo những vật kích thước to lớn, ở xa theo thuật toán hình học phẳng, hình học không gian.
Tâm kể, em sáng chế món đồ này vì thấy nhiều bạn bè bị cận thị, vẹo cột sống trong quá trình học tập nhưng không được cảnh báo để chỉnh sửa, giảm thiểu các khuyết tật trên.
"Ý tưởng thì có từ khi học lớp 9, nhưng em thực hiện từ giữa năm 2014" - Tâm cho hay. Vốn là học sinh ở huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên), năm 2014 Tâm tham gia Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông toàn quốc nhưng không đoạt giải chính thức.
Tại hội thi ấy, Tâm quen với Ngô Huỳnh Ngọc Khánh (học sinh trường THPT Nguyễn Huệ, đoạt giải nhất quốc gia hội thi năm 2014 với sáng chế "Robot đa năng"). Tâm đã xin cha mẹ (làm nông dân ở Sông Hinh) chuyển đến Trường THPT Nguyễn Huệ ở TP Tuy Hòa để học tập nhằm được Khánh hướng dẫn về lập trình máy tính.
Từ tháng 5/2014, Tâm cặm cụi nghiên cứu, lập trình, cưa cắt, hàn tiện, lắp ráp... để tháng 1/2015, sản phẩm hoàn thành giai đoạn một và đoạt giải nhất Hội thi sáng tạo KHCN học sinh phổ thông tỉnh Phú Yên. Mới đây, sản phẩm này đã được trao giải nhì toàn cuộc Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông toàn quốc năm 2015.
Với kết quả này, Tâm đủ điều kiện được tuyển thẳng vào ĐH. "Đã có hai trường ĐH liên lạc đề nghị em về học, nhưng có lẽ em sẽ chọn vào lớp sinh viên tài năng của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP HCM) hoặc ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM" - Tâm cho biệt.
Theo Duy Thanh/Báo Tuổi trẻ
Chiến lược để cải thiện kỹ năng thảo luận Để đáp ứng được với phương pháp làm việc nhóm thì các bạn không thể thiếu kỹ năng thảo luận. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên, việc tiếp cận phương pháp học tập tích cực cùng với xu thế thời đại thì kỹ năng này là thực sự quan trọng. Như các bạn đã biết, phương pháp làm việc nhóm là...