Có một lối đi gian nan

Theo dõi VGT trên

“Vào tiết cuối cùng của tuần đầu tiên, tôi đã bật khóc và không nói được lời nào khi học sinh hỏi tại sao, học sinh thì nghĩ cô đang giận vì lớp chưa ngoan. Nhưng các em đâu biết được, tôi bật khóc vì không thể tin bản thân có thể dạy các em được 1 tuần. Đến bây giờ gần 20 năm, tôi vẫn khẳng định, tôi cảm thấy hạnh phúc khi được dạy các em”…

Có một lối đi gian nan - Hình 1

Các thầy cô xúc động khi nói về công việc thầm lặng của mình…

“Tao về đây”…

Cô Nguyễn Thị Ái Vân (43 tuổi), tốt nghiệp Văn – Sử Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, vừa ra trường cô được phân công về giảng dạy tại Trường THCS xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, Yên Bái. Không phải môn Văn, không phải môn Sử, tiết dạy đầu tiên của cô giáo trẻ là môn Sinh học lớp 7 do trường thiếu giáo viên.

Ngày đó, cô vừa tròn 26 tuổi. Chuyển từ một ngôi trường bình thường về công tác tại ngôi trường đặc biệt, cô chưa hình dung khó khăn như thế nào, chỉ nghe mọi người xung quanh nói về đây vất vả, tiếp xúc với những đứa trẻ đủ dạng tật.

Những ngày đầu, gian nan nhất là dạy phép tính, các con thậm chí không biết 1 1 bằng bao nhiêu. Gian nan là lúc có em cầm chiếc đồng hồ trên tay nhưng loay hoay mãi không biết lấy giờ sao cho đúng. Gian nan là lúc dạy cho các con bập bẹ từng tiếng, dạy con bước đi.

Thậm chí có em người dân tộc Mông xách balô đến chào thẳng “Tao về đây”… Và rồi cô chọn cách kiên nhẫn từng chút một, nắm bắt tâm lý của những đứa trẻ và dành tấm lòng yêu thương cho học trò. Cô trực tiếp tham gia các lớp can thiệp sớm, tìm hiểu phương pháp dạy, giúp đỡ từng đứa trẻ khiếm khuyết hòa nhập với cộng đồng…

Nhiều em sau khi học tại trung tâm đã tiếp tục học lên trung học phổ thông, rồi thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp. Có những ca trực quản sinh bắt đầu từ 6h sáng có thể kéo dài đến 6h sáng hôm sau, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên gương mặt cô giáo…

Và nữa, cô giáo Nguyễn Thị Hội (SN 1968), được xem như một “người mẹ thứ hai” của các em khuyết tật Trường Tiểu học Sơn Lạc (Yên Sơn, Tuyên Quang). Trong lớp có 12 học sinh, mỗi em một dạng khuyết tật, em thì bị câm điếc, em bị hội chứng Down, bị tim bẩm sinh, huyết tán rồi có em lại không có cơ vòng hậu môn, khó khăn hơn nữa là lại bị liệt…

Cô Hội cho biết, rào cản lớn nhất là khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Lớp học có trẻ từ 6 tuổi cho đến cao nhất là 14 tuổi. Độ tuổi đã không đồng đều mà mỗi một đối tượng lại phải dạy một kiểu khác nhau. Do đó, cô phải tự biên soạn chương trình, theo nhận thức của từng em. “Có em cứ 15 phút đang học lại chạy ra ngoài chơi. Mình nói không khéo, học trò sẽ tự ái ngay và rất khó thuyết phục”.

Cô kể, làm công việc này phải làm quen với những căng thẳng. Thậm chí, có khi trò xông vào đánh hay cắn, cũng phải chịu đựng và đó cũng là chuyện thường. “Trước đây từng có học sinh bị Down, khi tôi đang dạy thì xông lên ôm cổ. Các cô giáo từ lớp khác phải sang để gỡ hộ ra vì học sinh lớn. Lúc đấy bản thân không biết làm thế nào, thật sự nghĩ đến vẫn sợ. Năm nào cũng có những trường hợp đó”…

Chia sẻ về những kỉ niệm vui, cô Hội cho hay: “Trong lớp tôi dạy, từ những năm tôi làm chủ nhiệm, kỷ niệm vui có, buồn có nhưng nhớ nhất trong tôi là những tình cảm của các em và gia đình đã tin tưởng gửi gắm con cho tôi khi các cháu không hoàn hảo, mỗi sáng đến trường tôi phải đến sớm hơn đồng nghiệp vì có em gia đình đưa đến sớm, như em Chúc Minh Đức mẹ bán hàng ăn sáng nên gửi con rất sớm, cháu lại bị nhũn não bẩm sinh kết hợp câm, điếc không nghe ai, đến thì đòi ngồi lòng cô giáo, hay như em Ma Văn Khánh học sinh bị tăng động, thiểu năng trí tuệ nghịch ngợm, chạy nhảy không ngồi yên một chỗ, vì vậy phải trông các cháu rất vất vả nhưng ngược lại các em lại rất nghe lời tôi nên niềm vui của tôi được nhân lên…”.

“Hết tuần làm việc đầu tiên, tôi đã bật khóc”

Chia sẻ về công việc thầm lặng của mình, cô giáo Phạm Thị Thu Thanh, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh tâm sự về những tháng ngày đầu tiên đến với ngôi trường này. Cô kể, những tháng ngày đầu cô không sao ngủ được khi cứ nhắm mắt lại là hình ảnh những hốc mắt đỏ hoe, với những con mắt trắng dã của những em học sinh tranh thủ giờ nghỉ giữa tiết, lấy mắt giả ra lau rửa và rồi lại lắp vào.

“Vào tiết cuối cùng của tuần đầu tiên, tôi đã bật khóc và không nói được lời nào khi học sinh hỏi tại sao, học sinh thì nghĩ cô đang giận vì lớp chưa ngoan. Nhưng các em đâu biết được, tôi bật khóc vì không thể tin bản thân có thể dạy các em được 1 tuần.

Đến bây giờ gần 20 năm, tôi vẫn khẳng định, tôi đã may mắn khi được dạy các em, dù các em bị thiệt thòi so với các bạn nhưng bằng tất cả tấm lòng, sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ trong một tập thể giáo viên toàn những người thầy cô đặc biệt, tôi cảm thấy hạnh phúc khi được dạy các em”, cô giáo Phạm Thị Thu Thanh tâm sự.

Video đang HOT

Không khỏi bùi ngùi chia sẻ về những ngày đầu tiếp cận với các em khi là giáo viên của một trường tiểu học chuyển về Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Vĩnh Long, cô Võ Thị Phương Thùy chia sẻ: “Những năm đầu tôi dạy trẻ dù được Trung tâm trang bị kiến thức nhưng không khỏi bỡ ngỡ khi dạy các em bị tự kỷ, mắc bệnh đao, bại não… không tự phục vụ cho mình, từ đi vệ sinh đến chơi các đồ dùng, có em vứt cả đồ vật vào mặt, không biết bao lần tôi bị trẻ tát, cắn.

Mới đầu tôi có chút buồn nhưng không vì thế mà tôi ngại khó, tôi hiểu rằng ấy do trẻ chưa biết cách giao tiếp mới có hành vi lệch chuẩn. Vì vậy, tôi nghĩ mình phải tìm hiểu thêm tâm lý trẻ, kết hợp với phụ huynh quan tâm, gần gũi, chia sẻ để dạy các em, thật vô cùng hiệu quả khi các em rất thích thú, ham học, ngôn ngữ phát triển, nhiều em rất khéo tay, đạt giải trong hội thi…

Bao năm dạy trẻ có khiếm khuyết, càng gần gũi các em tôi nhận ra rằng tình cảm trong các em dành cho tôi càng đậm đà, thắm thiết gọi cô giáo thân thương “Má Thùy”. Niềm vui của tôi càng nhân lên khi thấy học sinh của tôi có em đã có việc làm, có gia đình riêng thật hạnh phúc”, cô Phương Thùy tâm sự.

15 năm theo nghề “điên cùng trẻ”

Tương tự, cô giáo Lưu Quỳnh Trang (Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, khuyết tật – Hải Phòng) đến với nghề dạy trẻ khuyết tật như một “cái duyên”. Các chị của cô Trang cũng là giáo viên dạy trẻ khuyết tật nên cô thường xuyên có cơ hội được tiếp xúc với những đứa trẻ thiệt thòi. Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đứng lớp, cô Trang kể, có một em nhỏ mắc chứng tăng động, giảm tập trung, em liên tục có hành vi la hét, trèo lên bàn, lên cửa sổ và giành đồ chơi của các bạn cùng lớp.

“Nhìn thấy vậy tôi hoảng lắm, liền chạy tới ôm em học sinh để em không đánh các bạn trong lớp, nhưng bất ngờ, tôi bị em đó cắn vào tay, vừa cắn vừa nghiến răng thật mạnh, giãy giụa một cách điên cuồng. Lúc đó, tôi vô cùng sốc và sợ, nhưng nhìn em bé như vậy tôi vẫn đành ghì thật chặt tay mà ôm em vào lòng.

Thấy cô giáo nước mắt chảy giàn giụa mà cơn tăng động của em cũng phần nào dịu xuống. Ấy thế mà cũng gần 15 năm tôi theo cái nghề “điên cùng trẻ”, không bảng đen, không phấn trắng, không giáo án… tất cả được thay thế bằng tình yêu, sự nhiệt huyết.

Lớp học từ 4 – 6 tuổi, thường được phân công 1 cô giáo kèm tối đa 10 em, học sinh đông, các cô giáo cứ luôn chân luôn tay cả ngày. Vào những thời điểm thiếu giáo viên, gần như tôi không có thời gian nghỉ trưa, một mình chăm sóc cho gần 30 em”, cô Trang tâm sự.

Với trẻ tự kỷ, các cô giáo phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng dỗ dành các em ăn uống, vệ sinh cá nhân, dạy các em kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, thể hiện ý muốn với người đối diện… tất cả các kĩ năng để giúp học sinh của mình có thể làm chủ được hành vi. Có những khi quá mệt mỏi vì nhiều em dạy mãi mà vẫn không tiến bộ, mọi hành động vẫn theo bản năng quá lớn, các cô cũng chỉ biết nén tiếng thở dài.

Thế nhưng, nhiều khi nhà cô Trang có việc phải nghỉ dạy vài buổi, cô xa các em là thấy lo lắm, sợ thiếu mình thì các em chơi với ai. Bởi cô Trang biết, học trò của mình rất nhạy cảm với việc quát mắng, to tiếng, cho nên nhiều cô giáo trẻ chưa quen mà lỡ nói to là mọi công sức dỗ dành đều “đổ sông đổ bể” hết…

Mặc dù vất vả là thế, nhưng thực tế, theo cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ: “Lương của mỗi giáo viên được hưởng trung bình từ 3,5 – 5 triệu đồng/tháng cùng phụ cấp tùy vào vị trí công việc. Lương tuy thấp nhưng “những “giáo viên đặc biệt” như chúng tôi luôn phải làm việc gấp 3 – 4 lần các thầy, cô dạy học thông thường.

Chưa kể đến việc nhiều khi chúng tôi chỉ ước số lượng giáo viên đứng lớp dạy trẻ khiếm thị khoảng 2 cô giáo/30 học sinh, lớp dạy trẻ tăng động 3 cô giáo/30 học sinh… thay vì một cô giáo/30 học sinh như hiện nay. Cũng có những thời điểm chúng tôi đáp ứng được mong muốn này, nhưng sau đó chỉ vài tháng, các cô giáo xin nghỉ dần dần với lý do giáo viên hợp đồng lương thấp, việc quá vất vả…”.

Được biết, hiện nay cả nước chỉ có 2 trường đại học là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cùng 3 trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương ở Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM là đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật bài bản và đủ các kĩ năng.

Thế nhưng, chỉ tiêu tuyển sinh Khoa Giáo dục đặc biệt của các trường năm nào cũng thuộc diện thấp nhất trong ngành sư phạm, giao động từ 30 – 50 sinh viên. Bởi lẽ, dạy trẻ khuyết tật đã càng khó nay lại không có biên chế nên dù thị trường việc làm hấp dẫn đến đâu thì sinh viên muốn theo học cũng e ngại…

Nguyễn Mỹ

Theo baophapluat

Chuyện về 'cô giáo 4.0' mang sách 3D đến với học sinh người Mông

Những cuốn sách 3D mà cô giáo Đỗ Thùy Quyên làm ra không chỉ có hình ảnh nổi mà còn có các chi tiết có khả năng chuyển động, giúp trẻ dễ nhận biết và nâng cao khả năng tư duy.

Chuyện về cô giáo 4.0 mang sách 3D đến với học sinh người Mông - Hình 1

Cô Đỗ Thuỳ Quyên (giáo viên Trường Mầm non Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đọc sách 3D cho học sinh người Mông. (Ảnh: NVCC)

Cô giáo Đỗ Thùy Quyên là một nhà giáo điển hình ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, với những sáng tạo và tâm huyết đã giúp cho trẻ em người Mông xã Suối Giàng được phát triển toàn diện và tiếp cận với công nghệ thông tin trong giáo dục.

Thùy Quyên sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. Từ nhỏ, cô đã hiểu được nỗi khó khăn, vất vả của người dân nơi đây nên mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo để dạy chữ, giúp các em học sinh vùng cao có kiến thức và thay đổi cuộc sống.

Thực hiện ước mơ của mình, đến nay, cô giáo Đỗ Thùy Quyên đã có thâm niên 13 năm đứng lớp, trong đó có 6 năm gắn bó với những đứa trẻ người Mông ở Trường Mầm non Suối Giàng. Đây là một trong những trường thuộc khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái.

Xã Suối Giàng có gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đối với giáo dục, khó khăn lớn nhất là học sinh khó tiếp cận công nghệ thông tin cũng như mạng Internet, máy tính...

Theo cô Quyên, học sinh vùng cao rất nhút nhát, không nói sõi tiếng Việt nên khoảng cách giữa cô trò là khá lớn. Vì vậy, việc dạy học càng trở nên khó khăn hơn. Trăn trở với điều đó, cô Quyên nghĩ mọi cách để những đứa trẻ của mình hứng thú khi đến trường và gần gũi với thầy cô giáo.

Cô Quyên chia sẻ trong 5 năm dạy học tại tỉnh Lào Cai (2007-2012), được tiếp xúc với tấm thiệp 3D do nước ngoài sản xuất, cô đã nảy ra ý tưởng làm những cuốn sách 3D cho học sinh của mình.

Khi đó, cô đã học cách tạo bài giảng bằng slide, chèn các hình ảnh để trẻ dễ nhận thức. Sau đó, cô tập làm sách 3D nhưng không thành công, bởi kỹ năng công nghệ thông tin còn kém.

Từ khi biết đến Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Đổi mới sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin, cô Quyên vào đó tự học, được mọi người trong nhóm chỉ bảo cho một số kỹ thuật khi tạo ảnh và photoshop. Cô được khuyến khích thử làm sách 3D theo ý tưởng của mình.

Khi sản phẩm đầu tiên được hoàn thành, cô thấy học sinh rất hào hứng học, từ đó cô có thêm động lực tiếp tục tìm hiểu để nâng cao sản phẩm của mình.

Những cuốn sách 3D mà cô làm ra không chỉ có hình ảnh nổi mà còn có các chi tiết có khả năng chuyển động, giúp trẻ dễ nhận biết và nâng cao khả năng tư duy.

Tuy nhiên, để làm được những quyển sách này không hề đơn giản, cô giáo Quyên mất rất nhiều thời gian, từ khâu tìm kiếm hình ảnh, xử lý hình ảnh trên máy tính, rồi sắp xếp nhân vật di chuyển. Nguyên liệu cô Quyên phải đặt trên mạng Facebook từ Hà Nội chuyển về.

Ban đầu, cô gặp khó khăn trong việc tìm bìa cứng, vì bìa phải đủ cứng, nhân vật mới đứng được. Sau đó, cô nghĩ làm một lớp xốp mỏng ở giữa hai mặt giấy sẽ rút ngắn thời gian thực hiện.

Toàn bộ quá trình cắt dán được cô Quyên làm thủ công bằng tay, do ở vùng cao chưa có công nghệ cắt giấy bằng laser. Mỗi quyển sách 3D là những câu chuyện được cô chọn từ chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cô thường tranh thủ làm vào buổi tối, khi cả gia đình đã đi ngủ.

Nhờ sự kiên trì, ham học hỏi, đến nay cô đã làm được hơn 10 quyển sách 3D phục vụ cho học sinh.

Đặc biệt, đầu năm 2019, cô Quyên đã tham gia Diễn đàn Giáo dục Việt Nam-Đổi mới sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2019 và đoạt giải khuyến khích. Cô Quyên là giáo viên mầm non đầu tiên tham gia diễn đàn này.

Với tinh thần luôn cầu thị và tìm tòi, học hỏi những cái mới, cái hay cho những đứa trẻ Mông, ngoài việc sáng tạo ra sách 3D, cô Quyên còn sử dụng máy tính cá nhân để kết nối với các lớp học tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Do ở vùng cao không có mạng Internet, cô được một người bạn tặng một bộ phát wifi và cô đăng ký gói cước di động để có thể nối được với các lớp học khác.

Cô Quyên tâm sự trước đây, cô chỉ biết phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng. Bây giờ, cô đã biết kết nối lớp học của mình với lớp học của các đồng nghiệp trong và ngoài nước thông qua công cụ Skype.

Lúc đầu, cô hay kết nối với với một số giáo viên nước ngoài. Tuy nhiên, do vốn từ vựng tiếng Anh còn hạn chế, cô phải dùng phần mềm dịch để trao đổi với giáo viên nước ngoài về nội dung tiết học. Sau đó, cô kết nối thêm với nhiều giáo viên, trong đó có một giáo viên tiểu học ở Hà Nội và tổ chức cho cả lớp đi tham quan Hồ Gươm.

Nhờ được kết nối trực tiếp, khi cô Quyên đọc truyện sự tích Hồ Gươm, các con vẫn nhớ những nội dung được giới thiệu trong buổi kết nối đó.

Hiện nay, cô đã mở rộng mạng lưới kết nối đến các tỉnh Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Trị... Nội dung mỗi buổi kết nối nhằm giới thiệu những nét văn hóa của đồng bào Mông ở Suối Giàng, cách làm chè Suối Giàng đến các bạn nhỏ ở các tỉnh và cô giáo ở các nơi cũng giới thiệu những di sản hay các kỹ năng trong cuộc sống để trẻ có thêm nhiều hiểu biết.

Từ những nỗ lực đổi mới, sáng tạo của cô Quyên, những đứa trẻ Mông vùng cao Suối Giàng trở nên tự tin, gần gũi với thầy cô giáo hơn và đặc biệt là đã có thể nói tiếng Việt rành rọt. Đây là niềm vui lớn nhất của cô Quyên cũng như nhiều giáo viên trong vùng.

Do ở vùng cao, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, bữa ăn của các em nhỏ không được đầy đủ dinh dưỡng. Thương học trò, cô giáo Đỗ Thùy Quyên nảy ra ý tưởng và thành lập dự án "Nông sản sạch-Cùng bé đến trường."

Dự án nhằm giới thiệu những nông sản sạch, đặc sản địa phương như gạo, rau, củ quả, mặt hàng thủ công... có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Số tiền bán hàng sẽ được trích một phần để làm quỹ và dùng để mua sắm trang thiết bị dạy học, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.

Năm 2018, số tiền quỹ góp lại đã mua được một chiếc tivi phục vụ việc học tập của các em. Dự án thu hút đông đảo sự tham gia của các giáo viên và phụ huynh học sinh ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước, qua đó giúp các thành viên có nguồn nông sản sạch phục vụ gia đình, nâng cao sức khỏe; góp phần tạo việc làm cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và cải thiện chất lượng chăm sóc giáo dục tại địa phương.

Cùng với đó, cô Quyên còn tận dụng những chai nhựa, ống, lon, khúc tre bỏ đi để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho học sinh của mình. Từ đây, hình thành cho trẻ kỹ năng hạn chế thải rác thải, nhất là rác thải nhựa ra môi trường, vì chúng làm mất cảnh quan môi trường sinh thái.

Thời gian tới, cô Thùy Quyên tiếp tục nghiên cứu hình thức học STEM giáo dục mầm non để đưa vào dạy học, giúp các em nhỏ vùng cao được tiếp cận với khoa học, nâng cao khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng khám phá giúp trẻ phát triển toàn diện.

Cô Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Suối Giàng, nhận xét Đỗ Thùy Quyên là giáo viên trẻ, có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, tận tâm với học sinh.

Khi lên công tác tại trường, cô Quyên đã xung phong đi những điểm trường xa nhất như Tập Lăng, Suối Lóp. Trong quá trình dạy học, cô Thùy Quyên là giáo viên ham học hỏi và sáng tạo ra những cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giúp các em nhỏ người Mông hứng thú khi đến trường, nhận thức cũng tốt hơn. Đây là điểm mới mà các trường vùng cao chưa trường nào có được. Ngoài ra, cô Quyên còn đạt giáo viên dạy giỏi các cấp trong nhiều năm.

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn Lê Quang Minh cho biết cô Thùy Quyên là một giáo viên rất sáng tạo trong dạy học. Việc sáng tạo ra sách 3D của cô Quyên đang được dần nhân rộng, nhiều trường trong huyện đã áp dụng phương thức dạy học này.

Đặc biệt, một số giáo viên của các trường ở tỉnh Hải Dương, Sơn La, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã học cách làm sách 3D của cô Quyên để áp dụng vào việc giảng dạy.

Thời gian tới, Phòng Giáo dục tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ cô Quyên thực hiện nhiều cuốn sách 3D để nhân rộng ra các trường vùng cao khác giúp các em được tiếp cận với công nghệ thông tin./.

Đinh Thùy

Theo TTXVN/Vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga

Thế giới

12:13:39 19/11/2024
Thủ đô Kiev của Ukraine mới đây đã chứng kiến cuộc không kích lớn chưa từng có từ Nga, với sự tham gia của UAV cảm tử và tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"

Sao việt

11:39:35 19/11/2024
Mới đây, nghệ sĩ Bình Tinh khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ status thông báo con nuôi của cô là bé Ly vừa qua đời.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh

Ẩm thực

09:48:31 19/11/2024
Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.

Chăm sóc da mùa lạnh

Làm đẹp

09:41:50 19/11/2024
Đắp mặt nạ cung cấp độ ẩm lớn, giúp da mềm mịn, căng bóng. Hiện nay, thị trường nhiều loại mặt nạ phù hợp với từng loại da của mỗi người.