Có một “cố đô Huế” giữa lòng TP.HCM
Trong một căn nhà ở đường Hoàng Hữu Nam, TP.Thủ Đức, toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế được tái hiện tinh xảo theo tỷ lệ 1/700, y như thật.
Cố đô Huế được tái hiện đến từng chi tiết nhỏ
Người thực hiện tác phẩm nghệ thuật này là TS Nguyễn Thanh Tùng, con của chủ nhà. Anh đã bỏ ra ròng rã đến 7 năm mới có thể hoàn thành công trình. Mẹ anh là người gốc Huế, vào Nam lập nghiệp nhưng luôn nhớ về quê nhà, vì vậy anh quyết định làm một mô hình tái hiện lại di tích cố đô, để mẹ được ngắm Huế mỗi ngày.
Mô hình được làm bằng đá, lấy ở Bửu Long (Biên Hòa), nhờ đó rất vững chắc, không bị hư hỏng như những lần anh làm bằng gỗ.
Các kiến trúc bên trong Đại Nội như Ngọ Môn, điện Thái Hoà, vườn Cơ Hạ… được tái hiện nguyên mẫu thực. Xuôi theo dòng Hương Giang là những công trình mô phỏng như cầu Trường Tiền, Phu Vân Lâu, đình Thương Bạc, chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén…
Toàn cảnh cố đô Huế thu nhỏ. Tuy vậy, tất cả các chi tiết đều được mô phổng y mẫu thật, dù rất nhỏ
Người xem không khỏi ngạc nhiên khi mô hình này giống cố đô Huế đến từng chi tiết, người thiết kế đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện một cách hoàn hảo đến như thế
Video đang HOT
Cầu Trường Tiền nổi tiếng xứ Huế cũng được tái hiện tại đây
Những đường nét hoa văn, nhà chứa súng thần công… cũng được mô phỏng theo nguyên mẫu
Hình ảnh lăng Khải Định không chỉ đúng tỷ lệ mà còn đúng hướng so với thực tế. Ngoài ra còn có các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức được tái hiện.
Tác giả bên cổng vào khu mô hình cố đô Huế
Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh
Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài niệm.
"Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ". Như lời câu ca dao xưa, chốn kinh kỳ hút hồn du khách bởi bức tranh cảnh vật hữu tình pha lẫn nét trầm mặc, đặc trưng bởi những công trình kiến trúc cổ kính in bóng thời gian. Quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 1993.
Đặt chân đến Huế, du khách như ngược thời gian trở về thế giới xa xưa, nơi nhà Nguyễn từng đóng đô trong suốt 143 năm. Huế bắt đầu trở thành kinh đô của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI, gắn liền các câu chuyện thần bí. Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh là từ ghép giữa "kinh đô" và "thần bí". Do đó, đất Thần Kinh có nghĩa là "Kinh đô thần bí".
Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, gồm các hạng mục công trình trong và ngoài kinh thành Huế. Những di sản văn hóa trong kinh thành bao gồm Kỳ Đài, điện Long An, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hồ Tịnh Tâm, Tàng Thơ Lâu, đàn Xã Tắc...
Hoàng thành nằm bên trong kinh thành, có chức năng bảo vệ Tử Cấm Thành cũng như các cung điện quan trọng nhất của triều đình. Hoàng thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Những công trình quan trọng tại Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các... Mùa hoa ngô đồng tại đây cuốn hút bao lữ khách.
Đại Nội Huế là bối cảnh quen thuộc trong các MV, bộ phim điện ảnh Việt hút giới trẻ như Không thể cùng nhau suốt kiếp, Kiều, Gái già lắm chiêu... Trường Lang là điểm check-in du khách không thể bỏ lỡ tại đây. Hành lang dài với những cánh cửa sơn son, chạm trổ tinh xảo, mang đậm nét cổ kính và nguy nga của kiến trúc cung đình xưa.
Nằm trên trục chính của Hoàng thành, giữa Kỳ Đài và Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu là công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô. Đây là lầu lưu giữ văn thư triều đình nhà Nguyễn, nơi niêm yết những chiếu chỉ của vua hay kết quả các cuộc thi Hội, ình. Trong những ngày mưa, nơi đây càng in đậm nét cổ kính, trầm mặc.
Nhắc đến Huế, không thể không nói đến lăng tẩm uy nghiêm như Gia Long, Khải Định, Tự Đức... Các công trình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình đậm chất Á Đông và phong cách phương Tây hiện đại. Bố cục khung tạo nên dấu ấn đặc biệt trong kiến trúc Huế.
Cách thành phố Huế hơn 10 km, lăng Khải Định là công trình cuối cùng của Triều Nguyễn. Đây cũng là lăng tẩm có kiến trúc đặc sắc nhất cố đô, thể hiện sự giao thoa của hai nền văn hóa Đông - Tây. Quần thể lăng không quá rộng. Điểm ấn tượng hút du khách là kiến trúc khối chữ nhật với 127 bậc cấp cùng sự cầu kỳ, tinh xảo trong từng đường nét, hoa văn chạm trổ.
Sông Hương là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố di sản. Tuyệt tác thiên nhiên xứ Huế từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác thơ ca, nhạc họa... Vào những đêm hội lớn, bạn có thể lên thuyền xuôi theo dòng Hương Giang, thả hoa đăng cầu an. Khung cảnh sóng nước lung linh, huyền ảo về đêm cho bạn những trải nghiệm thú vị so với ban ngày.
Từ cầu Tràng Tiền (hay Trường Tiền), bạn có thể chiêm ngưỡng cận cảnh vẻ đẹp của sông Hương. Cây cầu "6 vài 12 nhịp" nối bờ Bắc và Nam TP Huế, là điểm nhấn duyên dáng cho dòng Hương Giang. Biểu tượng cố đô được xây dựng bằng thép, dài hơn 400 m, có thiết kế đẹp mắt theo phong cách kiến trúc Gothic. Hàng phượng đỏ mỗi hè về tạo cho nơi đây cảnh đẹp khó quên.
Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp Phước Duyên sừng sững, xung quanh được bao phủ bởi thiên nhiên xanh ngát. Sau khi đến đây chiêm bái, bạn có thể xuống bến nước trước chùa, lên thuyền rồng du ngoạn dòng Hương Giang.
Đầu năm 2016, tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã đăng tải bài viết về công viên nước bỏ hoang nổi tiếng ở Huế, thu hút du khách trong và ngoài nước check-in. Đó là công viên Hồ Thủy Tiên , địa điểm ẩn chứa sự ma mị, kỳ quái, hấp dẫn những tâm hồn ưa phiêu lưu, mạo hiểm.
Nếu đã "mòn chân" ở những địa điểm quen thuộc trong TP Huế, du khách có thể xê dịch xa hơn đến vùng biển Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngồi trên bãi cát, lắng nghe tiếng sóng vỗ êm tai, ngắm vịnh biển cùng chân trời xanh ngắt, du khách có những xúc cảm khó quên khi được hòa mình vào thiên nhiên xứ Huế.
Khám phá 8 di sản vật thể tại Việt Nam được UNESCO công nhận Việt Nam tự hào khi có 5 di sản văn hóa vật thể và 2 là di sản tự nhiên cùng với 1 di sản hỗn hợp được UNESCO vinh danh. Di sản thế giới đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp...