Có một bóng mát để ngồi xuống nghỉ ngơi
Thật may khi sinh ra trong nhà nghèo và thiếu thốn đủ bề nhưng tôi lại có một người anh trai như anh.
Cách xa quê nhà đã gần 15 năm, cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên được những buổi sáng đầu hè ôn thi đại học, thức dậy thấy trên bàn là một hộp cà phê hòa tan. Tôi ngậm ngùi cầm món quà ấy lên mà lòng rưng rưng không dứt. Anh trai tôi, sau chuyến đi làm cửu vạn từ đêm cho đến gần sáng đã dùng số tiền công nhận được để mua nó. Chắc vì anh mong tôi có thể thức khuya học bài, thi đỗ đại học thay anh.
Anh thi đại học 4 lần trong 4 năm liền đều không đỗ, cuối cùng phải chấp nhận vào học tại một trường cao đẳng dạy nghề. Hồi đấy thi đại học còn chưa dễ như bây giờ và cánh cổng đại học thực sự là giấc mơ của bao người dân quê như chúng tôi. Kỳ thi cũng chưa thống nhất làm 1, muốn thi trường nào phải khăn gói đến tận ngôi trường ấy để thi, đặc biệt những trường thuộc top đầu thì còn phải ôn luyện những bộ đề riêng, khó hơn cả kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia.
Anh trai tôi có năng khiếu về mỹ thuật, nhưng 2 năm liền gói gém ra Hà Nội thi Đại học Kiến trúc đều không đỗ. 2 năm sau đó, anh chuyển hướng thi vào một trường quân đội cũng không thành công. Tôi nghĩ không phải vì anh không có tố chất mà đơn giản là vất vả quá nên chẳng có thời gian miệt mài với con chữ. Như trước ngày bắt chuyến xe đi thi đại học, anh còn phải cày nốt thửa ruộng cho kịp vụ mùa đang đến.
Những bức tranh bay bổng chỉ vẽ bằng bút bi xanh và đỏ trong trang sách của anh khép lại. Tất cả những khát khao vào đại học, anh dồn hết cho tôi – đứa em út có tiếng học được nhất nhà. Tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn khi sinh ra trong nhà nghèo nhưng có một người anh trai như anh.
Từ những năm cấp 3, anh đã trở thành lao động chính trong nhà. Chẳng có việc nào mà anh không làm, từ cắt rau nấu cám lợn, đi nhặt củi khô về nhóm bếp, đi cấy, đi gặt, đập lúa, phơi lúa, xay xát, tát nước bắt cá, cơm nước ngày ba bữa cho cả nhà… Việc to việc bé anh đều làm hết vì chị em tôi khi ấy còn nhỏ, và riêng tôi cứ ngồi vào bàn học là… chẳng ai bắt phải làm gì nữa.
Sau 4 lần thi đại học không đỗ, anh lại vừa đi học cao đẳng vừa làm thêm. Hồi đấy công việc kiếm tiền không đa dạng như bây giờ, anh tôi chỉ biết đêm hôm ra ga tàu làm nghề bốc vác cùng với các ông cậu, mong có ai gọi là đi làm bất cứ việc gì. Có những hôm vác xi măng về, vai anh loét đỏ nhưng vẫn cười vui vì hôm đấy vác được nhiều và có tiền.
Video đang HOT
Tuổi thơ bên anh trai chẳng khác gì bóng mát cho tôi ngồi xuống nghỉ ngơi. Ảnh: Internet.
Cả khi đã ra trường, xin được một công việc tạm gọi là ổn định, anh vẫn không ngừng chăm chỉ đi đêm về sáng để kiếm thêm. Số tiền có được anh phụ mẹ sắm những món đồ thiếu trong gia đình, gửi cho cô em út khi ấy đã là sinh viên đại học và anh bắt đầu chi tiêu cho những sở thích của mình.
Anh sắm một chiếc xe đạp dáng mini màu xanh ngọc bích, rồi lên đời bằng một chiếc xe máy và không quên mua một bộ loa anh vốn yêu thích bấy lâu để thỏa mãn thú vui nghe nhạc…
Điều tôi thích nhất ở anh là dù cho có bao nhiêu khó khăn và thử thách xảy ra trong cuộc đời đi nữa, anh vẫn giữ được cho mình những lãng mạn để tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống.
Từ nhỏ anh đã thích trồng hoa dù cha mẹ tôi chẳng có nổi thời gian để biết đến thú chơi này. Cứ đến mỗi mùa, mỗi dịp đặc biệt anh lại gieo hạt và chăm sóc. Tôi vẫn nhớ những khóm hướng dương vàng rực dưới ánh mặt trời, chị em tôi được tự tay tẽ hạt khi anh chăm đến độ chín. Hay những luống mào gà đỏ chót, vườn hoa cánh bướm tím hồng dập dờn trong gió.
Cho đến bây giờ, anh vẫn duy trì niềm yêu thích cây, hoa của mình. Và ngôi nhà nhỏ nên thơ với giàn phong lan, rặng hồng trĩu hoa quanh năm luôn níu chân tôi hơn cả mỗi lần về quê.
Còn nhớ mỗi dịp Trung thu, anh đều tự tay làm một chiếc đèn ông sao to đẹp nhất xã. Anh đi ngó khắp nơi ngắm xem thanh tre nào “đạt chuẩn” nhất để làm cán, chẻ que buộc lại làm khung, lấy giấy màu, giấy báo để dán lên cho hoàn chỉnh. Hồ dán hồi đấy không có tiền mua, anh dùng dao rạch thân cây sung, lấy bát hứng lấy mủ để dán.
Rồi trong đám rước đèn rồng rắn khắp các con ngõ, nếu đông đúc quá và bị lạc, chị em tôi chỉ cần ngước lên trên, nhìn cây đèn nào cao nhất, to nhất và sáng nhất, vậy là biết đường về.
Nếu ngày ấy, anh soi đèn cho chúng tôi tìm về. Thì những ngày nóng bức chật chội giữa lòng thành phố này đây, tuổi thơ bên anh trai chẳng khác gì bóng mát cho tôi ngồi xuống nghỉ ngơi.
Nhà nghèo có du học Nga được không?
Hạ Trâm, nickname Lianya Tran - du học sinh Việt tại Nga, thành viên của "Du học Y khoa Nga". Cô cũng là thành viên Hội sinh viên Việt Nam tại châu Âu đã chia sẻ kinh nghiệm du học dành cho "con nhà nghèo".
Lianya Tran cho biết: "Có cơ hội đi du học là niềm vinh hạnh và may mắn đối với mỗi du học sinh, bởi đi ra nước ngoài không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn trải nghiệm được rất rất nhiều điều mới mẻ. Trước giờ mọi người thường nghĩ đi du học là gia đình phải có điều kiện, phải học rất giỏi..., nhưng theo mình thấy đó chỉ đúng một khía cạnh nào đấy. Hiện, chính phủ Việt Nam cấp rất nhiều suất học bổng toàn phần, đặc biệt là Nga cho các bạn trẻ có thêm nhiều cơ hội học tập ở nước ngoài".
Theo đó, Lianya Tran chia sẻ về học bổng hiệp định. Học bổng này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ không có điều kiện về kinh tế vẫn có cơ hội du học.
Học bổng hiệp định là các suất học bổng được thực hiện dựa trên mối quan hệ các nước với nhau nhằm giúp sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận với tiến bộ. Học bổng diện hiệp định có 2 loại là học bổng 2 phía, tức là học bổng của Nga và Việt Nam; và học bổng 1 phía là học bổng được cấp từ chính phủ Nga.
Hàng năm chính Phủ Nga sẽ cấp khoảng hơn 900 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo ở Nga theo các trình độ từ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Học bổng này dành cho các đối tượng: Sinh viên của các học viện, Đại học hệ chính quy có kết quả THPT và điểm học kỳ năm thứ 1 từ 7.0 trở lên; Học sinh đang học lớp 12 đạt giải kỳ thi quốc gia và có kết quả THPT từ 7.0 trở lên.
Học sinh đang học lớp 12 đã đạt giải kỳ thi Olympic do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức và có kết quả học kỳ 1 lớp 12 từ 7.0 trở lên.
Học bổng diện hiệp định không được xét tuyển học bổng này: Từng được Bộ GD&ĐT cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học tức là đã đi học theo diện hiệp định này nhưng bị thôi học giữa chừng; Đã được tuyển chọn đi du học nhưng không đi học vì lý do cá nhân; Không đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài; Lợi ích nhận được học bổng là gì?
Chính phủ Nga sẽ miễn phí học phí trong quá trình học và hàng tháng sẽ cấp học bổng từ 30 đến 50 đô. Còn về phía Việt Nam, họ sẽ cấp vé máy bay lượt đi lượt về, phí đi lại và hàng tháng sẽ cấp học bổng cho các bạn khoảng 420 đô. Như vậy, một tháng các bạn sẽ nhận được khoảng hơn 450 đô từ 2 phía chính phủ.
Ở Nga, sinh viên chỉ cần có 100 đến 150 đô là có thể sinh hoạt và học tập. Sinh viên sẽ ở ký túc xá của trường. Thông thường, tiền ký túc xá khoảng từ 15 đến 40 đô tùy từng địa phương ở Nga.
Như vậy, với dạng học bổng này, ứng viên dù không có điều kiện về kinh tế cũng có thể du học chỉ cần học lực giỏi, xuất sắc và có mục tiêu phấn đấu sẽ có cơ hội được học tập ở xứ xở Bạch Dương.
Sinh viên trường nghề vừa phòng dịch vừa học bù thực hành Từ ngày 11.5, sinh viên hàng loạt trường CĐ, trung cấp trên địa bàn TP.HCM sẽ trở lại trường sau hơn 3 tháng nghỉ vì dịch Covid-19. Một thí sinh đến nộp hồ sơ tại Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn rửa tay trước khi vào phòng tư vấn - ẢNH: MỸ QUYÊN Các trường đang gấp rút chuẩn bị cho công...