Có mẹ chồng hiện đại: khổ hay sướng?
Ngày Hảo lên xe hoa, lúc tiễn cô theo chồng, cố nén cảm xúc trong lòng má dặn dò con gái: “ Bước chân theo chồng, con đã là con của người ta, cố mà ăn ở cho phải đạo. Mẹ thương con lắm, con gái mười hai bến nước…”.
(ảnh minh họa)
Nhìn con gái tràn trề hạnh phúc, má cười mà nước mắt giàn giụa làm họ hàng ai cũng cười cho là má quá lo xa: “Cô Hảo chọn đúng bến trong rồi đó má ơi! “
Mẹ chồng Hảo là một phụ nữ hiện đại. Cái chất hiện đại toát ra từ con người bà, từ cách ăn mặc hợp thời trang của một phụ nữ trung niên, cách xử sự khôn khéo của mẹ làm cho Hảo yên tâm. Hảo suy nghĩ rất giản đơn: “Chọn được người yêu mình hết lòng như anh ấy, lại hợp tính hợp nết, mẹ chồng còn trẻ trung không cổ hủ lạc hậu lúc nào cũng “dòm giỏ ngó treo” xét nét con dâu như mẹ mấy nhỏ bạn, chồng Hảo lại là con một, Hảo sẽ không chịu cái cảnh làm giặc của “mấy bà cô bên chồng”.
Mẹ chồng Hảo càng vô cùng mãn nguyện, bà là một người thực tế. Bà không hướng con trai “tìm vợ chợ đông” hoặc “Những người thắt đáy lưng ong. Vừa khéo chiều chồng lại giỏi nuôi con” như quan niệm xưa của các bà mẹ. Con dâu mẹ hình thức vừa phải thôi, đẹp quá không khéo “là vợ người ta” chứ chẳng chơi. Cái chính là con dâu không có tiền sử về bệnh tật. Cháu mẹ phải khỏe mạnh thông minh (mẹ đúng quá còn gì?) và phải có nghề nghiệp ổn định. Một cô con dâu làm bưu điện như Hảo vừa ý mẹ thì mẹ vui là phải rồi.
Hảo hưởng tuần trăng mật như đang sống trên thiên đàng. Cuộc sống mới vô cùng hạnh phúc. Tuy có bỡ ngỡ lúc đầu nhưng Hảo vốn thông minh nên mọi việc đều ổn cả.
Video đang HOT
Một tháng sau, mẹ chồng gọi vợ chồng Hảo trao đổi việc gia đình: “Mẹ tính vầy! Các con thấy có được không? Công việc nội trợ trong nhà, trà lá cá lươn, ơn nghĩa gia đình mẹ lo tất, vợ con bận việc cơ quan có rảnh lúc nào thì phụ mẹ. Việc chi tiêu trong nhà hàng tháng chồng con phụ mẹ tháng lương của nó, còn tiền của con dâu mẹ không đụng đến. Ý con dâu thế nào?” Thấy Hảo ngập ngừng chưa dám quyết, chồng Hảo nháy mắt ra hiệu Hảo gật đầu cho mẹ vui. Thế là yên cửa yên nhà.
Về tới phòng riêng, Hảo ngồi phịch xuống giường buồn bã. Bước đầu mẹ đánh vào mặt kinh tế rồi, biết sống sao đây? Mẹ có cái lo của mẹ, nhà Hảo đông người, mấy đứa em còn đang học, một mình má lo không xuể, trước đây Hảo hay gửi tiền phụ giúp, chắc là mẹ lo điều này. Tự nhiên nước mắt Hảo ứa ra, Hảo thương má vô cùng, lo cho con ăn học có nghề nghiệp ổn định, Hảo chẳng khác gì lũ vịt trời bay vù, muốn giúp mẹ cũng chẳng giúp được, thôi đành vậy. Có chồng phải theo gia phong nhà chồng. Vậy là ý định ra riêng cũng tiêu tan, tháng lương của Hảo phải lo cho cả hai vợ chồng bởi vì ngoài chi tiêu gia đình hai vợ chồng còn lo bao công việc: nào bạn bè giao tiếp, xăng dầu đi lại, quần áo mua sắm… và bao phí cá nhân linh tinh ngoài sổ sách khác lấy tiền đâu dành dụm mua đất xây nhà dẫu biết là ” tự do muôn năm”. Đã vậy mẹ lại rào trước đón sau: “Nhà này mẹ chắt chiu xây dựng là để cho vợ chồng con, mẹ chỉ có mình con, con không ở với mẹ mọi người coi mẹ ra gì?” chồng Hảo lại là người có hiếu, không lúc nào làm mẹ phật lòng hẳn anh ấy chẳng bao giờ chịu để mẹ ở một mình dù bổn phận dâu con Hảo luôn lo cho mẹ chu toàn.
Được vài tháng, mẹ lại nảy ra ý định: “Lâu quá mẹ chưa thăm má con, sui gia lâu ngày ít thăm viếng tình cảm nhạt hẳn đi, mẹ chẳng muốn tí nào! Chắc là mẹ phải đi thăm má con một chuyến, tuy có hơi xa xôi nhưng ngồi máy bay một tiếng là tới nơi.” Hảo gọi điện cho má, má từ chối khéo léo “đường xá xa xôi, thời nay văn minh rồi, có gì mẹ con a lô cho má là tiện nhất.” Tôi hiểu ý má không muốn các con tốn kém vì chi phí mẹ đi lại, quà cáp là tiền của các con chứ đâu! Thiệt đúng là chỉ có má mới hiểu lòng con.
Độ rày mẹ chồng Hảo lúc nào cũng buồn rầu ủ rũ, ít trò chuyện với mọi người. Hảo lo lắng không biết mẹ có bệnh tật gì? Thuyết phục mẹ đi khám bệnh mẹ nói: “Mẹ chẳng bệnh tật gì cả, bệnh mẹ mẹ phải biết chứ! Chẳng qua là buồn quá sinh bệnh thôi. Bạn bè mẹ ai có công việc nấy, các con suốt ngày công việc ở cơ quan, chỉ có mẹ thui thủi một mình, mẹ muốn đi du lịch cho đầu óc bớt căng thẳng, các con có đồng ý không?” Tất nhiên là các con đồng ý! Mẹ đi Quảng Ninh một tháng, lại phải mua sắm vật dụng quần áo cho mẹ, chi phí tiền bạc cho mẹ đi đường chứ lùi xùi quá mọi người lại cười các con chứ ai cười mẹ ( theo như lời mẹ nói) Thôi thì, “mẹ vui con có quản gì!”
Vậy là, gần ba năm trời vợ chồng Hảo cứ cuốn theo guồng quay của mẹ mà chưa dám nghĩ đến việc con cái. Má ở quê nhà cứ gọi điện thúc: “Sao lâu quá vợ chồng con vẫn chưa có con, con thử cùng nó đi khám bệnh xem sao?” Hảo phải cố thuyết phục: “Má ơi! Các con chẳng có bệnh tật gì cả, chỉ là các con chưa muốn thôi! Đến chừng vỡ kế hoạch lại khổ.” Nghe xong má mắng yêu: “Cái con này, chỉ được cái than thở là không ai bằng.” Tôi ngồi thừ một lúc, má hay trách tôi hay than. Vậy mà chưa bao giờ tôi than với má về “Mười hai bến nước” trong nhờ, đục chịu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hãm hiếp mẹ kế đêm động phòng
Đêm ấy, khi em vừa bước chân vào nhà tôi, làm vợ tôi thì bị con tôi dở trò đồi bại.
Nó đã lớn, đã đủ tuổi để biết đến những thú vui thể xác qua những trò chơi và câu chuyện và rồi nó đã hành hạ mẹ kế của nó. Thằng con đê tiện của tôi đã không còn tính người nữa khi trả đũa cha nó bằng hành động nhơ bẩn ấy. Nó đã hãm hiếp vợ lẽ của tôi không thương xót, mặc sức thỏa mãn cơn khát thèm dục vọng của nó.
Tôi lấy vợ lẽ vì vợ tôi đã qua đời sớm. Một thân một mình nuôi con trai ăn học 3 năm qua để chịu tang vợ, tôi không một lời oán thán. Vậy mà tôi không ngờ, trong đầu đứa trẻ ấy luôn ẩn chứa mối hận thù, cay cú từ khi tôi lấy vợ hai. Có gì sai trái đâu. Tôi lấy vợ không có nghĩa là tôi không thương con không tôn trọng vợ cả. Tôi đã làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha, đã chịu tang vợ 3 năm và nuôi con bằng bạn bằng bè. Lấy vợ lẽ như vậy là có tội hay sao?
Cô vợ thứ của tôi quả thật là một người trẻ và cũng khá xinh đẹp. Em yêu tôi bằng tình yêu thật sự bởi ngưỡng mộ một người chồng, người cha mẫu mực và biết sống vì người khác như tôi. Sau một thời gian quen biết, không phân vân nhiều, em quyết định theo tôi về nhà dưới sự chứng kiến của mọi người. Cứ ngỡ đứa con trai đủ lớn của tôi đã hiểu vấn đề, có thể thông cảm và chia sẻ cho hành động này của tôi nhưng tôi thật không ngờ, nó đang nuôi mối hận trả thù. Nó cho rằng, tôi làm thế là có lỗi với mẹ con nó, và người mẹ ở dưới suối vàng kia của con tôi sẽ không tha thứ cho tôi.
Thật lòng tôi nghĩ mình đã không làm điều gì sai trái cả. Vợ tôi đã mất hơn 3 năm nay và lúc này đây tôi có quyền được yêu thương, được có người chăm sóc. Giả sử người mẹ kế này của con tôi tàn nhẫn và độc ác thì có lẽ tôi sẽ không thể tha thứ cho bản thân mình. Nhưng em lại vô cùng nhẹ nhàng, hiền dịu và thật sự là rất thương yêu cha con chúng tôi. Vậy thử hỏi lỗi lầm ở đâu?
Đêm ấy, khi em vừa bước chân vào nhà tôi, làm vợ tôi thì bị con tôi dở trò đồi bại. Nó đã lớn, đã đủ tuổi để biết đến những thú vui thể xác qua những trò chơi và câu chuyện và rồi nó đã hành hạ mẹ kế của nó. Mục đích không gì khác chín là để trả thù người cha mà nó cho là tội lỗi này.
Tôi chúc tụng ngoài kia, còn hớn hở vui cười với mọi người, vợ tôi đang ở trong buồng đợi chồng, còn cậu con trai thì dở trò với cô ấy. Nó xé toạc quần áo của vợ tôi. Sức trai tráng của nó ghìm vợ tôi xuống khiến em không thể hét lên được. Mà có hét thế, hét nữa cũng không thể át được tiếng rượu chè, hô hào ngoài sân.
Trong cơn say mềm tôi trở về từ cuộc vui thì nhìn thấy em nằm vật vờ, mắt chằm chằm lên trần nhà, nước mắt giàn giụa, quần áo đầu tóc tả tơi. Tôi vội lao đến hỏi thì em không nói lời nào, chỉ ôm mặt khóc và chỉ vào đứa con khốn nạn của tôi. Tôi lao đến tát cho nó một cái như trời giáng và chửi rủa con mình trong niềm xót xa. Con tôi không cãi, không xin lỗi cũng không chối bỏ sự thật rằng chính nó đã cưỡng hiếp vợ của tôi để trả thù tôi. Nó còn nói, nếu tôi còn muốn lấy vợ nữa thì cô vợ nào của tôi cũng phải qua tay nó hết.
Tôi sai rồi. Sai khi đã không giáo dục con trai của mình đến nơi đến chốn. Tôi đã làm hại đời còn và giờ đây lại làm hại chính vợ mình. Nhục nhã thay. Làm sao em còn dám gần gũi tôi khi nghĩ đến phút giây bị hành hạ thế này nữa. Có lẽ em sẽ chẳng dám đối diện với sự thật, sẽ chẳng dám nhìn mặt bà con hàng xóm nếu sự thật này bị phơi bày.
Tôi bực tức đuổi đứa con trai duy nhất của mình ra khỏi nhà vị tội "đạo đức suy đồi". Và con tôi đi thật. Bao nhiêu tháng nay nó cũng chưa trở về nhà. Lòng tôi lo lắng lắm nhưng biết làm sao được vì con tôi chính là người đã gây ra tội, là người sai trái. Tôi không thể bênh vực con đẻ của mình mà phũ phàng với người phụ nữ tốt bụng đã hi sinh rất nhiều vì tôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lấy chồng chỉ để sinh con?! Phụ nữ bước chân về nhà chồng hơn hai tháng trở đi đã bắt đầu ngán ngẩm trước câu hỏi của những người xung quanh: "Có em bé chưa?" hoặc "có gì chưa?". Chẳng lẽ lấy chồng chỉ để sinh con? Và sau khi cưới chồng buộc phải sinh con ngay? "Bao giờ có em bé?" Chị Hiền ở Cầu Giấy kể: Mới...