Có lo ngại tiêu cực khi trường được tự chủ mở ngành?
Từ tháng 7, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua vào tháng 11.2018 đi vào thực tế có nhiều tác động tới hoạt động giáo dục ĐH, trong đó đáng chú ý là việc các trường được tự chủ mở ngành đào tạo và xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Thí sinh nộp hồ sơ trúng tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, một trường công lập thí điểm tự chủ – ĐÀO NGỌC THẠCH
5 điều kiện
Theo luật này, các trường được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ ĐH nếu có đủ 5 điều kiện: đã thực hiện quyền tự chủ, ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực, có đội ngũ bảo đảm, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu và có chương trình đào tạo theo quy định. Tương tự, luật này cũng cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành, nhóm ngành trên cơ sở nhu cầu lao động và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trước điểm mới này, PGS-TS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết dù luật mới đã có hiệu lực nhưng quy định cho phép tự chủ mở ngành đào tạo này vẫn chỉ áp dụng với các trường đã thực hiện tự chủ. Và để thực hiện tự chủ, theo luật, cũng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể về hội đồng trường, hội đồng ĐH, được công nhận đạt chuẩn chất lượng, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình…
Ông Hướng cho biết, hiện Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã hoàn tất đề án tự chủ nhưng đang chờ nghị định hướng dẫn luật này được ban hành chính thức. Dù vậy, theo ông Hướng, luật mới sẽ giúp các trường rất chủ động trong việc mở ngành thay vì phải xin phép Bộ GD-ĐT như trước đây. Còn việc xác định chỉ tiêu, từ năm 2018 Bộ đã cho phép các trường tự chủ xác định chỉ tiêu theo thông tư hướng dẫn, Bộ chỉ hậu kiểm và xử lý.
Các trường hoàn toàn chủ động
Từ góc nhìn một trường công lập đã được cho phép thí điểm tự chủ, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết việc tự chủ mở ngành theo quy định của luật mới đã được áp dụng trong mô hình thí điểm của hơn 20 trường ĐH cả nước.
Theo đó, căn cứ trên quy định cụ thể, các trường tự ra quyết định mở mã ngành, chủ động mời các chuyên gia thẩm định, ban hành quyết định mở ngành và chương trình đào tạo. Sau khi đã hoàn tất, trường mới có công văn báo cáo Bộ về việc mở ngành. Trong khi đó, theo quy định cũ trước đây thì các trường phải gửi đề án cho Bộ, Bộ mời đơn vị khác tham gia thẩm định trước khi ban hành quyết định mở ngành.
“Cách làm mới cho phép các trường hoàn toàn chủ động, đúng quy định là làm. Bộ chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước là giám sát, kiểm tra và xử lý. Không chỉ gọn nhẹ mà còn tránh được tình trạng vì một số lý do khách quan, có những trường không thể mở được ngành mới”, ông Hoàn nói.
Một vấn đề được đặt ra là khi các trường tự chủ hoàn toàn thì có khả năng tiêu cực xảy ra?
Trước câu hỏi này, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hoàn khẳng định: “Tự chủ nhưng phải thực hiện theo đúng các quy định nhà nước, cụ thể Bộ GD-ĐT. Các trường không dám “làm liều” mà thậm chí còn rất thận trọng vì tự chủ có nghĩa tự chịu trách nhiệm”.
PGS-TS Đồng Văn Hướng cũng cho biết không cảm thấy lo ngại khi các trường được tự chủ hoàn toàn. Ông Hướng cho biết: “Ngay thời điểm này Bộ đã có đầy đủ các dữ liệu đảm bảo chất lượng từng cơ sở đào tạo để thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Ví dụ, thông qua hệ thống dữ liệu này, Bộ có thể kiểm soát việc một giảng viên không thể đăng ký tên ở các trường khác nhau”.
Video đang HOT
Ý kiến
Phải đáp ứng về chất lượng
Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này có một điểm khá tốt cho các trường ĐH ngoài công lập. Đó là các trường có thể tự chủ trong việc mở ngành. Tuy nhiên, việc mở ngành này cũng đi kèm với kiểm định. Các trường phải đáp ứng về chất lượng trước khi mở ngành. Các điều kiện liên quan đến việc mở ngành cũng phải công khai trước xã hội.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân)
Đẩy mạnh về tự chủ học thuật
Khi luật Giáo dục ĐH sửa đổi có hiệu lực, trường ĐH được chính thức tự chủ nhiều hơn. Ngay cả các trường ngoài công lập cũng vậy. Trường tư không còn phải làm thủ tục mở ngành, liên kết quốc tế. Điều này trước đây chỉ áp dụng cho các ĐH quốc gia và các trường thí điểm tự chủ. Còn tự chủ về tài chính, nhân sự theo hội đồng trường thì về bản chất, trường tư đã thực hiện được một thời gian dài trước đó. Việc sắp tới mà các trường tư cần đẩy mạnh là tự chủ học thuật. Luật sẽ giảm cơ chế xin – cho nhưng việc tự chủ này cũng cần thực hiện theo hành lang pháp lý, thực hiện kèm theo giải trình và hậu kiểm.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT)
Đăng Nguyên
Theo Thanh niên
Hội nghị của Tổ chức Du lịch châu Á -Thái Bình Dương (APTA) 2019 tại ĐH Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự cùng Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA - Asia Pacific Tourism Association) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị APTA 2019, từ ngày 1 - 4/7/2019, tại Khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng.
Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân - Lê Nguyễn Tuệ Hằng bàn giao cờ cho Chủ tịch APTA - TS. Yeong Hyeon Hwang
Với mục đích quảng bá và đề cao công tác nghiên cứu khoa học trong mảng Du lịch, từ ngày 1 đến ngày 4/7/2019, tại Khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng, Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự cùng Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (APTA - Asia Pacific Tourism Association) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị APTA 2019 với sự tham dự của hơn 200 đại biểu - là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, chuyên gia lớn tại các trường đại học và các doanh nghiệp trong lĩnh vực Du lịch - đến từ hơn 25 quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt, đây là lần kỷ niệm năm thứ 25 của APTA, và việc ĐH Duy Tân được APTA chọn làm nơi tổ chức thật sự khẳng định vị thế trong đào tạo các ngành Du lịch, Lữ hành, và Khách sạn.
Khai mạc Hội nghị thường niên APTA lần thứ 25 - 2019
Phát biểu tại lễ khai mạc sáng 2/7, TS. Yeong Hyeon Hwang- Chủ tịch APTA, đánh giá cao vai trò đăng cai tổ chức của trường ĐH Duy Tân, đồng thời cho biết, sau 25 năm thành lập, đến nay APTA đã có hơn 350 thành viên trên khắp thế giới. Cũng theo TS Yeong-Hyeon Hwang: "Việc APTA chọn Đà Nẵng để tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 25 rất có ý nghĩa, bởi đây là một thành phố có tốc độ phát triển nhanh, rất năng động, là một trung tâm du lịch hàng đầu miền Trung Việt Nam với kỳ vọng sẽ thu hút 8 triệu du khách mỗi năm. Chỉ riêng Đại học Duy Tân đã có đến hơn 5.000 sinh viên theo học ngành Du lịch và Khách sạn và gần 1.500 sinh viên kiếm được việc làm trong mùa hè này. Đó là lý do APTA rất vui mừng khi tổ chức Hội nghị APTA 2019 tại đây".
TS Yeong Hyeon Hwang, Chủ tịch APTA (trái), trao lưu niệm chương cho TS. Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân
Ý tưởng đầu tiên về Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương được khởi xướng bởi Tiến sĩ Hai Sik Sohn - Giáo sư Danh dự của Đại học Dong-A, Hàn Quốc từ năm 1995. Từ ngày thành lập (21/9/1995 tại Busan, Hàn Quốc) cho đến nay, APTA được xem là một trong những tổ chức hàng đầu về du lịch của thế giới, đại diện châu Á, với mục tiêu là:
Tạo điều kiện cho các cá nhân và nhóm nghiên cứu tạo ra những sản phẩm, những nghiên cứu về du lịch và khách sạn có chất lượng,
Chia sẻ thành tựu nghiên cứu và trao đổi ý tưởng giữa các học giả và các đối tác của họ trong thế giới kinh doanh, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Qua 25 năm hoạt động, APTA đã kết nạp nhiều trường đại học danh tiếng trên 17 nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó có: Australia, Canada, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Phillipines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam,...
Như một sự tình cờ có thể nói 'tuổi đời' của ĐH Duy Tân (thành lập năm 1994) và APTA là gần bằng nhau. Với những nỗ lực không ngừng, sau gần 25 năm phát triển, ĐH Duy Tân được ghi nhận ở vị trí là một trong những trường hàng đầu trong khối ngoài công lập nói riêng, cũng như trong làng đại học Việt Nam nói chung, đáng chú ý với vị trí thuộc top đầu và là đại diện duy nhất của các trường ngoài công lập trong danh sách Top 5 trường Đại học Việt Nam có số lượng công bố ISI nhiều nhất hàng năm.
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, chia sẻ: " Một điểm cần lưu ý là hầu hết các nghiên cứu của chúng tôi là về công nghệ và kỹ thuật, trong khi lượng bài nghiên cứu về Quản trị và Du lịch chỉ trên dưới 50 bài ISI và Scopus mỗi năm. Dù vậy, chúng tôi hiện có một lượng khá lớn sinh viên ngành Du lịch và Khách sạn với hơn 5.000 sinh viên (trong tổng số trên dưới 20.000 sinh viên). Tôi nghĩ APTA lần này sẽ là một cơ hội quý giá để chúng tôi học hỏi thêm nhiều điều từ các chuyên gia và các học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Du lịch và Khách sạn".
Trong những ngày diễn ra Hội nghị, đã có khoảng 200 bài tham luận của Việt Nam và nước ngoài, tập trung các chủ đề chính như:
Nghiên cứu nâng cao về Du lịch và Khách sạn,
Các mô hình Du lịch sinh thái,
Du lịch y tế,
Du lịch Điện ảnh và Kịch nghệ,
Du lịch bền vững,
Du lịch dựa vào cộng đồng,
Quản lý chất lượng dịch vụ,
Quản lý chuỗi cung ứng,
Quản lý khách sạn,
Quản lý và điều hành nhà hàng,
Quản lý khủng hoảng và an toàn,
Quản lý Du lịch Giải trí,...
Theo đó, các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của các hoạt động du lịch trong khu vực, hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá du lịch của các thành viên trong Hiệp hội cũng như nâng cao giá trị và chất lượng của hoạt động Du lịch tại mỗi quốc gia nói riêng và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung.
GS. TS. Soocheong Jang (bên trái) - Nhà nghiên cứu xếp nhất nhì thế giới về Du lịch, và GS. TS. Bob McKercher - Lý thuyết gia hàng đầu về Du lịch và Du lịch Văn hoá của thế giới.
Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân - Lê Nguyễn Tuệ Hằng bàn giao cờ cho Chủ tịch APTA - TS. Yeong Hyeon Hwang
Hội Nghị APTA năm nay là một diễn đàn bổ ích, một cơ hội tốt để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Du lịch cùng giao lưu, trao đổi và sẻ chia những ý tưởng hay, những mảng kiến thức chuyên sâu để góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng ngành "công nghiệp không khói" của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đêm Gala Dinner (ngày 3.7, tại Khu Resort Palm Gardern, Hội An, Quảng Nam), Chủ tịch APTA đã nhận lại cờ từ ĐH Duy Tân để trao cho đại diện Đại học Chiang Mai, Thái Lan - đơn vị sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên APTA lần thứ 26 vào năm 2020. Trước khi Hội nghị thường niên APTA kết thúc, Ban tổ chức đã "chiêu đãi" các đại biểu tham quan Cầu Vàng và cùng trải nghiệm show nghệ thuật giải trí đẳng cấp "Vũ hội Ánh dương" tại Bà Nà Hill. Là đơn vị đăng cai tổ chức, ĐH Duy Tân đã để lại sự tin tưởng, mến mộ của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị và được đánh giá là đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, tạo nhiều điều kiện và phục vụ kịp thời, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu chính đáng của đại biểu, góp phần cho Hội nghị thường niên APTA lần thứ 25 đạt kết quả mỹ mãn.
Hẹn gặp tại Hội nghị thường niên APTA lần thứ 26 năm 2020, sẽ tổ chức tại Chiang Mai - Thái Lan!
Theo Tiền phong
Học đồ hoạ ở trường này, hành lang cũng trở thành nơi để sinh viên 'tác nghiệp' Chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần đến trường là sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ của ĐH FPT đã có cả ối góc tác nghiệp đậm chất nghệ thuật rồi. Công nhận là học trường xịn thì sinh viên lúc nào cũng tràn đầy cảm hứng. Ngắm nghía những hình ảnh về môi trường học tập của sinh viên trường...