Cô Lê Thị Luyến: ‘Bông hoa’ thắm giữa ‘lòng chảo’ Mường Thanh
Sau gần 30 năm ‘gieo chữ’, cô Lê Thị Luyến – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Noong Luống xứng đáng là ‘ bông hoa’ thắm giữa ‘ lòng chảo’ Mường Thanh.
Cô Lê Thị Luyến (đứng giữa) kiểm tra bài học của học sinh
Ước mơ làm cô giáo…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng đó, giáo viên trường THCS xã Noong Luống (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) luôn không ngừng phấn đấu, tu dưỡng và hoàn thiện bản thân với cùng một suy nghĩ: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Ở ngôi trường này có không ít những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, có thể kể đến là cô giáo Lê Thị Luyến – Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cô Luyến đã ước mơ trở thành cô giáo. Với ước mơ được đứng trên bục giảng, cô theo học trường Cao đẳng sư phạm Tây Bắc và tốt nghiệp năm 1993. Sau khi ra trường, cô được phân công về giảng dạy ở trường THCS Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Chân dung cô Lê Thị Luyến
Suốt những năm công tác ở trường THCS Thanh An, bằng sự tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, cô đã vượt mọi khó khăn, không ngừng tự học và sáng tạo. Năm học 2000 – 2001, cô đã được nhận giấy khen của UBND huyện Điện Biên vì có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Ghi nhận những thành tích, năng lực về chuyên môn và phẩm chất chính trị của cô, tháng 9/2001, cô được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THCS Noong Hẹt. Đảm nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng kiêm chủ tịch Công đoàn trường 8 năm liên tục. Dù là giáo viên hay ở cương vị Phó Hiệu trưởng, cô luôn làm việc bằng cái tâm của mình, hết lòng vì công việc, vì học sinh thân yêu. Bởi vậy, cô luôn được đồng nghiệp, học sinh kính trọng, tin tưởng, quý mến. Nhiều năm liền cô được UBND huyện, Công đoàn ngành Giáo dục tặng giấy khen.
Tháng 9/2009, cô chuyển công tác về làm Phó Hiệu trưởng Trường THCS xã Noong Luống. Gắn bó với nhà trường đã hơn 14 năm, cô luôn là một nhà giáo nhiệt tình, tận tụy, một nhà quản lí gương mẫu, một người đồng nghiệp đáng kính. Những cống hiến, đóng góp của cô được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Trong các tiết dạy học trên lớp, phương pháp dạy học của cô đều tập trung khơi gợi sự sáng tạo, ham học hỏi của học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về cả năng lực và phẩm chất. Bởi vậy, rất nhiều học trò của cô đã trở thành những người con ngoan, trò giỏi. Nhiều học sinh sau khi trưởng thành vẫn tìm trở về với cô, vẫn luôn giãi bày tâm sự, sẻ chia với cô. Nhắc đến cô, phụ huynh và học sinh đều nhớ đến với lòng biết ơn và cảm phục một nhà giáo tâm huyết với nghề.
Ở cương vị công tác nào, cô Lê Thị Luyến cũng giành được nhiều thành tích xuất sắc, được các cấp ghi nhận và vinh danh
Video đang HOT
Người “thầy”, người đồng nghiệp đáng kính…
Với năng lực chuyên môn vững vàng, liên tục trong nhiều năm, từ 2011 – 2018, cô đều được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ là Giám khảo Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Từ năm 2011 đến nay, cô là thành viên tổ cốt cán chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh.
Mặc dù bận nhiều công việc, song với nhiệt huyết, niềm đam mê và tình yêu nghề, với năng lực chuyên môn vững vàng, từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2021 – 2022, cô Lê Thị Luyến đã được Phòng GD&ĐT tin tưởng, giao nhiệm vụ tuyển chọn và trực tiếp tham gia bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Năm nào đội tuyển của cô cũng giành được những kết quả cao trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Bởi vậy cô đã nhiều lần được UBND huyện Điện Biên và Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên khen thưởng.
Cô Lê Thị Luyến (thứ 2 bên trái) cùng đồng nghiệp được vinh danh vì có nhiều đóng góp trong bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo nhận định của giáo viên nhà trường, trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, cô Luyến luôn chỉ bảo đồng nghiệp, góp ý chân tình, cởi mở qua các tiết dự giờ, rút kinh nghiệm để giúp đồng nghiệp tiến bộ.
Thời gian đầu, giáo viên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số giáo viên chia sẻ: Nếu như trước đây, họ chỉ soạn bài, lên lớp giảng bài, ít quan tâm sau giờ dạy có bao nhiêu học sinh hiểu bài, bao nhiêu học sinh chưa hiểu bài… Nhưng giờ đây, giáo viên cần phải biết trong giờ dạy, học sinh mong muốn tìm hiểu điều gì? học được điều gì và vì sao một số học sinh chưa học được? Từ đó điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh…
Để làm được điều này, với sự quan tâm sát sao của mình, cô Luyến đã tăng cường chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Từng giáo viên phải thực hiện tiết dạy trên cơ sở mục tiêu học sinh học được gì sau mỗi giờ trên lớp? Vì sao học sinh đó không học? Vì sao học sinh đó chưa hiểu và người dự cũng quan sát như vậy. Sau giờ dự, thay vì nhận xét, đánh giá tiết dạy của giáo viên thì toàn thể giáo viên tham dự giờ sẽ đi sâu phân tích các vấn đề quan sát được từ học sinh trong giờ học. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những tiết dạy sau. Chính nhờ cách làm này, giáo viên trường THCS Noong Luống đã có những tiết dạy học gần gũi với học sinh hơn và hiệu quả hơn với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Không chỉ thực hiện tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, cô Luyến còn luôn thực hiện đúng mọi chủ trương đường lối của Đảng, gương mẫu và tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua của ngành, của trường. Cô còn luôn quan tâm xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Cô Lê Thị Luyến (đứng giữa) trong một buổi sinh hoạt chuyên môncùng đồng nghiệp trong trường.
Để công tác quản lý về chuyên môn đạt hiệu quả, ngoài việc tự học, tự bồi dưỡng, cô còn tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Cùng với đó là việc tham gia các lớp tập huấn do ngành tổ chức để có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường. Năm 2006 -2008 cô vừa công tác vừa tham gia lớp học nâng cao trình độ.
Dưới sự chỉ đạo của cô Phó Hiệu trưởng Lê Thị Luyến, trong những năm học qua, chất lượng chuyên môn, giáo dục học sinh của nhà trường luôn được nâng lên rõ rệt. Nhà trường đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Trải qua 29 năm trong nghề, với những kết quả đã đạt được, cô Lê Thị Luyến xứng đáng là “bông hoa” đẹp, luôn tỏa hương thơm ngát trong vườn hoa giáo dục huyện Điện Biên.
Hình ảnh cô Phó hiệu trưởng mẫu mực và tràn đầy nhiệt huyết sẽ luôn là động lực để thế hệ giáo viên trẻ trong trường phấn đấu!
Nguyễn Thị Tỉnh (Trường THCS Noong Luống)
'Xương rồng không gai' và bài học về sự thấu hiểu học trò
Câu chuyện xương rồng không gai của một giáo viên đã khiến một cô học trò gai góc, ương ngạnh trở thành một bông hoa nở rực rỡ.
Xương rồng không gai
Một giáo viên chủ nhiệm của ngôi trường cấp 3 ở tỉnh Vĩnh Long đã dùng cả trái tim của mình để thấu hiểu học trò. Cô ví một học trò của mình như một cây xương rồng. Nhưng bằng tình thương, tấm lòng nhân ái, cô đã giúp "cây xương rồng" xù xì ấy trút bỏ lớp gai của mình để biết yêu thương, và đón nhận tình yêu thương từ những người xung quanh.
Đó là câu chuyện cảm động về tình cảm cô trò của cô giáo Bùi Lê Xuân Trang (giáo viên Vật lý của Trường THPT Vĩnh Xuân, Vĩnh Long) và em Nguyễn Thái Quyên (cựu học sinh Trường THPT Vĩnh Xuân).
Xương rồng không gai là biệt danh mà cô giáo Bùi Lê Xuân Trang đã đặt cho Nguyễn Thái Quyên. Trong ký ức của cô Trang, Thái Quyên là cô học trò có hoàn cảnh đặc biệt nhưng luôn tỏ ra gai góc, ương ngạnh, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi vấp ngã, chưa từng nói lời xin lỗi khi làm sai, không quen nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp.
"Sau khi hạnh phúc gia đình đổ vỡ, người mẹ dẫn 4 chị em Thái Quyên về quê ngoại và cất một ngôi nhà nhỏ để lưu trú. Quyên là chị cả trong gia đình. Dưới Quyên còn có 3 người em khác đểu nhỏ tuổi", cô Trang chia sẻ.
Để có tiền sinh hoạt và trang trải việc học hành cho 4 chị em, mẹ em Quyên phải đi làm phụ hồ. Thu nhập bấp bênh, cuộc sống gia đình và học tập của Thái Quyên và 3 người em cũng bị ảnh hưởng. Khi gia đình xảy ra biến cố, Quyên đang là học sinh lớp 11A1 Trường THPT Vĩnh Xuân.
Đang trong độ tuổi trưởng thành lại rơi vào cảnh gia đình ly tán nên tính tình Quyên thay đổi. Cô học trò trở nên ương ngạnh, bất chấp nên các bạn học đều có ấn tượng không tốt. Thường xuyên đi học trễ, không chuẩn bị bài khi đến lớp kéo theo thành tích của lớp đi xuống nên Quyên được các bạn xem như một viên đá cản đường.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang chụp ảnh cùng học trò Nguyễn Thái Quyên (ngoài cùng bên phải).
Sự thay đổi của Quyên khiến cô Trang bất ngờ. Là một giáo viên chủ nhiệm nên cô Trang đã quyết định đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình Quyên. Cũng từ quyết định này, cô Trang đã thấu hiểu hơn được "cây xương rồng không gai" trong lớp mình.
"Hàng ngày, Quyên thường phải giữ em để mẹ đi chợ về sau đó mới có thể chuẩn bị để đến lớp. Đường xa, lại phải quốc bộ dẫn đến Quyên hầu như đến lớp trễ giờ. Việc chăm sóc em, đỡ đần mẹ việc nhà cũng khiến Quyên không có thời gian để chuẩn bị bài vở và mỗi khi đến lớp đều trong tình trạng mệt mỏi", cô Trang chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu được hoàn cảnh của Quyên, cô Trang quyết định sẽ có một cuộc nói chuyện với cô học trò để có thể thấu hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tâm lý của Quyên từ đó hiểu được Quyên cần gì và mong muốn điều gì.
"Tôi hiểu rằng học sinh có hoàn cảnh khác nhau, cũng chưa biết, chưa hiểu hoàn cảnh của nhau, chưa đặt mình vào vị trí của bạn nên không thông cảm, yêu thương và giúp đỡ nhau được. Vì thế, tôi đã quyết định chia sẻ hoàn cảnh của Thái Quyên với học sinh trong lớp thông qua câu chuyện xương rồng không gai", cô Trang tâm sự.
Câu chuyện kết thúc bằng một thông điệp cô Trang gửi gắm đến cả lớp là xương rồng sống ở vùng đất khô cằn. Theo quy luật sinh tồn, lá phải biến thành gai để bảo vệ mình trước cái nắng gay gắt của mặt trời. Nhưng nếu được sống ở đất màu mỡ, gai lại biến thành lá đó là xương rồng không gai. Và với "mảnh đất" giàu tình cảm của lớp 11A1, Thái Quyên sẽ là xương rồng không gai và ngày nào đó sẽ nở hoa rất đẹp.
Thấu hiểu giúp học sinh hạnh phúc hơn
Câu chuyện xương rồng không gai của cô Trang khi ấy đã giúp các thành viên trong lớp hiểu được hoàn cảnh ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của Thái Quyên để rồi từ đó sẽ thông cảm, nể phục Quyên hơn thay vì xa lánh bạn như trước.
Sau câu chuyện đó, các bạn cùng lớp đã cùng nhau vào thăm nhà đồng thời tặng Thái Quyên 100 con cúc con và các vật dụng, thức ăn để nuôi cúc. Nhận được tình cảm ấm áp, sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn, Thái Quyên dần thay đổi tích cực hơn.
Khi biết hoàn cảnh của Thái Quyên, Ban giám hiệu Trường THPT Vĩnh Xuân đã tặng cho Quyên một chiếc xe để hỗ trợ việc di chuyển đến trường hàng ngày. Đồng thời, nhà trường cũng vận động mạnh thường quân giúp đỡ Quyên học bổng hàng tháng và giới thiệu Quyên tham gia chương trình "Chuyến xe nhân ái của Đài Truyền hình Vĩnh Long".
Với sự quan tâm, gắn kết của cô Trang và những thành viên trong lớp, những năm sau đó, "cây xương rồng" Thái Quyên đã biến chính những cái gai xù xì trước kia trở thành những bông hoa rực rỡ.
Cô giáo Bùi Lê Xuân Trang.
"Bằng sự cố gắng, nỗ lực, cuối năm đó, Thái Quyên đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện và hoàn thành xong chương trình THPT. Hiện Quyên đang theo học năm đầu tiên tại Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam chuyên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn. Hoàn cảnh của Quyên cũng được nhiều người biết đến và hỗ trợ. Hiện tại, Quyên đang được mạnh thường quân tài trợ học phí, nhà trọ và hỗ trợ 1 phần ăn mỗi tháng cho đến khi học hết cao đẳng", cô Trang chia sẻ thêm.
Cô Trang cũng bảo rằng, câu chuyện về Thái Quyên đã cho cô nhiều kinh nghiệm khi gắn bó với nghề dạy học. Cụ thể, cô Trang cho rằng, để nắm bắt tâm lý học sinh ngoài việc lắng nghe các em trong các tiết dạy, người giáo viên phải đồng hành cùng các em trong các hoạt động ngoại khóa, phong trào, cùng vui chơi với các em, giúp các em tin tưởng mình hơn để dễ dàng trải lòng trong những cuộc trò chuyện riêng.
"Theo tôi, sự thấu hiểu, yêu thương giúp học sinh hạnh phúc hơn, tự tin hơn, mong muốn đến trường mỗi ngày vì nơi ấy có những người mà các em mong gặp, có những điều mà các con mong chờ", cô Trang chia sẻ.
Trường MN Thanh Luông: Điểm sáng trong giáo dục mầm non miền biên giới Điện Biên Những năm qua, trường Mầm non Thanh Luông (huyện Điện Biên, Điện Biên) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cô trò nhà trường cùng đại biểu dự khai giảng chụp ảnh lưu niệm Chú trọng chất lượng... Năm học 2021 - 2022, Trường Mầm non xã Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có...