Cô Lê Thị Hương: Một giáo viên dạy nhiều trường không nên mở rộng làm đại trà
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, việc một giáo viên giảng dạy nhiều trường chỉ là giải pháp tình thế khó có thể áp dụng lâu dài.
Đội ngũ giáo viên được coi là một trong những nhân tố quyết định để thực hiện đổi mới giáo dục thành công.
Song tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở tất cả các địa phương đang đặt ra nhiều vấn đề trong xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Nhiều địa phương hiện nay đang áp dụng nhiều giải pháp để khắc phục trình trạng này. Có địa phương đã giải quyết việc thiếu giáo viên bằng việc ký hợp đồng thỉnh giảng.
Tại Quảng Ngãi, ngành giáo dục tỉnh này đang đề xuất là một giáo viên có thể dạy nhiều trường. Đề xuất này của Quảng Ngãi đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên. Đây liệu có thể được coi là giải pháp lâu giải đối với ngành giáo dục?
Trao đổi với Tạp chí Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Hương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho rằng vấn đề này nên chỉ là giải pháp tình thế.
Nói về nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng trị, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên là việc dự báo, tính toán nhu cầu chưa sát, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Nhiều địa phương đang xử lý chưa đúng với nhu cầu thực tế để đảm bảo đủ định mức và chủ trương tinh giản biên chế.
Một giáo viên dạy nhiều trường khó có thể áp dụng với miền núi, vùng khó khăn. Ảnh: LC
Video đang HOT
Việc áp dục mục tiêu tinh giản 10% biên chế một cách cơ học, máy móc nên đã cắt giảm giáo viên mà không tính toán đến yếu tố đặc điểm vùng miền, cơ cấu môn học, tiết học, cấp học và nhu cầu định mức giáo viên theo quy định.
Vì vậy, mâu thuẫn giữa thực hiện yêu cầu tinh giản biên chế một cách cứng nhắc, cào bằng với nhu cầu định mức giáo viên đã ảnh hưởng đến chất lượng và yêu cầu đổi mới giáo dục.
Do vậy nhiều địa phương, nhiều trường hiện nay đang phải loay hoay với bài toán thiếu giáo viên.
Nói về việc áp dụng giải pháp một giáo viên có thể dạy nhiều trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết, tại Quảng Trị, ở một số huyện cũng đã áp dụng việc một giáo viên dạy nhiều trường.
Tuy nhiên, việc một giáo viên dạy nhiều trường chỉ áp dụng được ở một số môn có ít chỉ tiêu giáo viên.
Ví dụ như ở một số trường, chỉ tiêu môn là 1,5, nếu tuyển 2 thì thừa nhưng tuyển 1 thì thiếu nên các địa phương linh động áp dụng việc một giáo viên kiêm nhiều trường và cũng chỉ áp dụng tại các cấp bậc học dưới Trung học phổ thông. Bởi khoảng cách địa lý của các trường trong phạm vi gần.
Việc áp dụng này về cơ bản cũng đã đáp ứng được vấn đề trước mắt của nhiều trường về thiếu giáo viên.
Nói về việc đảm bảo việc một giáo viên dạy nhiều trường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết: “với giáo viên thỉnh giảng là viên chức thì họ cần phải đảm bảo và ưu tiên thời gian dạy của mình ở trường chính.
Để có thể giảng dạy được nhiều trường, giáo viên thực hiện việc thỉnh giảng cần phải đảm bảo công việc giữa trường thứ nhất và các trường tiếp theo.
Còn đối với giáo viên chưa phải là viên chức, việc này đã được đề cập cụ thể trong thông tư 44/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên các trường có thể chủ động.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, việc cho giáo viên giảng dạy nhiều trường chỉ nên coi là giải pháp tình thế và không nên mở rộng để làm đại trà.
Bởi theo cô Lê Thị Hương, với giáo viên, ưu tiên cao nhất vẫn là ổn đinh giảng dạy tại một trường, bên cạnh địa lý di chuyển, đi lại còn nhiều vấn đề khác, nếu kéo dài việc một giáo viên giảng dạy nhiều trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Trong đó có việc giải quyết các chế độ làm việc, chế độ sức khỏe cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên nữ. Bên cạnh đó, rất khó có thể áp dụng với các cấp học như Trung học phổ thông hay miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Về tính lâu dài, theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, giải pháp quan trọng nhất vẫn là các trường cần phải ổn định số lượng giáo viên trong trường của mình.
Do đó, các ngành cần có những ra soát cụ thể, đảm bảo nhu cầu thực tế của đơn vị. Nhiều đơn vị tính một cách cơ học ra thì trường thiếu 0,8 chỉ tiêu, trường thiếu 0,2… những thiếu hụt cơ học như vậy rất khó để các trường chủ động nhân lực. Nhất là đối với các môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật…
Nhận xét nhiều học sinh cùng lúc: Khó khả thi, dẫn tới đối phó
Nhiều giáo viên cho rằng, Thông tư 26/2020 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS-THPT (có hiệu lực từ tháng 11) yêu cầu vừa nhận xét vừa cho điểm với tất cả các môn là bất hợp lý, khó tránh khỏi cách làm hình thức, đối phó.
Mỗi học sinh đều phải được nhận xét, đánh giá theo các hình thức khác nhau và phù hợp thực tiễn dạy học. Ảnh: Nguyễn Hà
Khó nhớ hết học sinh
Thông tư 26 quy định, giáo viên kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với tất cả các môn học còn lại (theo quy định cũ, chỉ đánh giá bằng nhận xét với các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục; đánh giá bằng điểm số với các môn còn lại như Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Giáo dục công dân...).
Trong đó, đánh giá bằng nhận xét yêu cầu đánh giá rõ về sự tiến bộ, thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh sau mỗi học kỳ, cả năm học. Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Cô Nguyễn Thị Thu Nguyệt, giáo viên dạy Địa lý ở một trường THPT tại TPHCM, cho rằng, sự thay đổi này bất hợp lý và thêm việc cho giáo viên. Ở lớp 10, lớp 11, môn Địa lý chỉ có 1 tiết/tuần; cùng lúc, cô Nguyệt đứng 10 lớp với khoảng 500 học sinh. Với 45 phút trên lớp, cô giảng bài là chủ yếu, có rất ít thời gian để tương tác, ghi nhớ đặc điểm của từng học sinh để có thể nhận xét bằng lời. Đồng nghiệp của cô dạy 22 lớp, môn Giáo dục quốc phòng.
"Đánh giá bằng điểm số và nhận xét phù hợp ở các môn như Toán, Văn, Ngoại ngữ vì mỗi tuần có đến 2-3 tiết, giáo viên chỉ dạy 2-3 lớp hoặc ở bậc tiểu học, giáo viên chỉ đứng 1 lớp. Còn yêu cầu giáo viên các môn khác nhận xét khó tránh khỏi chuyện nhận xét hình thức, đối phó", cô Nguyệt nói.
Cô Nguyễn Thị Thuỷ, giáo viên dạy Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Tĩnh), cho rằng, không nhất thiết phải nhận xét bằng lời vào học bạ, vì trong quá trình học luôn có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh như hỏi bài, trả lời câu hỏi học tập... Khi học sinh trả lời đúng hoặc sai, giáo viên đều có nhận xét cho từng em. Hay đang trong giờ học, có học sinh nghịch ngợm, không tập trung, giáo viên cũng nhắc nhở trực tiếp, giúp em đó tiến bộ. Đó là đánh giá cả quá trình, vì thế yêu cầu nhận xét bằng lời vào sổ đối với môn nhiều lớp sẽ khiến giáo viên rất vất vả, cô Thủy nói.
Thầy Lê Ngọc Nội, người có nhiều năm làm hiệu trưởng Trường THPT Sầm Sơn (Thanh Hoá), nói rằng, dù Ban giám hiệu có yêu cầu giáo viên các bộ môn đánh giá, nhận xét đặc điểm, thái độ từng học sinh, nhưng cũng khó có thể thực hiện được. Hai nhóm học sinh có thể nhận xét chính xác là học sinh giỏi và học sinh yếu kém vì các em khá nổi bật trong lớp, còn với học sinh trung bình, khó đòi hỏi giáo viên nhận xét chi tiết từng em. Trường hiện thiếu giáo viên, có môn, giáo viên phải dạy 13 lớp cùng lúc. Do đó, nhận xét bằng điểm số vẫn là chính, còn nhận xét bằng lời chỉ đánh giá về tinh thần, thái độ học tập chung, thầy Nội nói.
"Chỉ đánh giá điểm số là vô cảm"
Thầy Nguyễn Văn Hoà, Chủ tịch Hội đồng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), nhận định, thay đổi đánh giá học sinh cả điểm số và nhận xét là rất nhân văn, vì lâu nay chỉ đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng điểm sẽ đơn giản với giáo viên, nhưng vô cảm với các em. Học tập là cả quá trình, nhiều em học tập rất chăm chỉ, có ý thức, nhưng khi kiểm tra, có thể vì lý do nào đó, điểm chưa cao hoặc ngược lại, có học sinh học tập chưa nghiêm túc, nhưng kiểm tra đạt điểm tốt. Do đó, giáo viên dù dạy môn 1 tiết/tuần hoặc dạy nhiều lớp vẫn phải biết học sinh có thái độ, cảm xúc ra sao. Biết là chưa đủ mà còn phải quan sát để hiểu từng học sinh, quan tâm đến từng em để có phương pháp dạy học hiệu quả, giúp từng học sinh tiến bộ.
Tuy nhiên, thầy Hoà cũng cho rằng, để làm được điều đó rất khó, giáo viên vất vả, bận rộn hơn. Vì thế, hiệu trưởng phải lao tâm khổ tứ tìm cách thay đổi cách nghĩ của giáo viên, giúp họ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện về thời gian. "Nếu không, người ta sẽ làm theo kiểu đổi phó, cho xong. Giáo dục không nên đối phó, vô cảm vì thầy cô dạy học chính là đào tạo con người. Có những môn học chỉ 1 tiết/tuần nhưng giáo viên vô cảm, học sinh không hào hứng, thậm chí bị xúc phạm cũng ảnh hưởng tâm lý của em đó đến nhiều năm sau", thầy nói.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, nói rằng, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế ở kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức như: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập... Với mỗi hình thức này, khi đánh giá bằng điểm số, giáo viên phải thông báo trước cho học sinh và định hướng cho các em tự học.
Còn nhận xét bằng lời được chú trọng qua cả quá trình học và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong kế hoạch bài dạy. "Việc đánh giá học sinh bằng lời nhận xét, giáo viên phải cụ thể vào bài học, nội dung học tập, chứ không nhận xét chung chung", ông Thành nói.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, cho rằng, nếu giáo viên dạy các môn ít tiết (35 tiết/ năm), có số học sinh đông, cần kết hợp đánh giá một cách linh hoạt. Có thể nhận xét trực tiếp trong giờ học đối với một số học sinh, nhất là những em cần quan tâm, giúp đỡ; nhận xét vào bài kiểm tra viết hoặc bài tập, nhiệm vụ vận dụng được giao về nhà...
Để không là môn phụ Xưa nay, nhiều phụ huynh quan niệm đối với lớp 1 chỉ cần đảm bảo yêu cầu đọc thông, viết thạo là được. Ít ai để ý đến các môn như thể dục, âm nhạc, mỹ thuật mặc dù đây là các môn học bắt buộc trong chương trình. Ảnh minh họa Thậm chí, so với tiếng Anh là môn học tự chọn...