Có không tình bạn trên giảng đường đại học?
Teen đang rất lo lắng, liệu tình bạn ở giảng đường có thật sự bền vững và trong sáng như lúc còn ở lớp dưới không? Những suy nghĩ ấy khiến nhiều teen dù đã nhập học được vài tuần nhưng vẫn không dám bắt chuyện với bất cứ ai.
Nỗi sợ hãi mang tên “lợi dụng”
Trên các thông tin đại chúng vẫn thường xuyên đưa tin nhiều sinh viên vì quá tin tưởng vào bạn bè nên bị lợi dụng gây ra nhiều hậu quả đáng thương tâm. Vì ám ảnh bởi những anh chị đó nên nhiều teen tự cô lập mình, không dám hỏi han tiếp xúc với bạn mới.
Q.Anh (SV năm nhất ĐH Mở) chia sẻ: “Bạn bè trong lớp đều đến từ rất nhiều vùng miền nên mình không dám mở lời nói chuyện. Một phần vì tính nhút nhát, một phần mình sợ bị lợi dụng lắm. Mình thấy trên báo có nhiều SV bị bạn bè phản bội, bạn bè ở ĐH không còn trong sáng nữa vì nghe nói tình bạn ấy giống như là một mối quan hệ nếu có lợi thì chơi, còn không thì chơi xấu nhau. Mình sợ cảm giác ấy lắm”.
Còn T.Tuấn (SV năm 2 ĐH Y) thì nói: “Bạn bè xa lạ đâu thể biết được người tốt kẻ xấu mà tin tưởng, tốt nhất nên tin chính bản thân mình thì hơn. Bạn bè mình biết tụi nó có quen rất nhiều bạn nhưng ở mức độ giống như xã giao thôi hoặc tụi nó quen để sau này có gì nhờ vả. Tình bạn chân chính trên giảng đường này thì hiếm lắm”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Video đang HOT
Tình bạn chân chính là như thế nào?
Đã là con người thì cần phải có bạn bè, không ai có thể sống mà lại thiếu bạn được. Tình bạn có thể đem lại cho chúng ta biết bao niềm vui nhưng bên cạnh đó thì cũng có nhiều điều về tình bạn đáng cho chúng ta suy nghĩ. Đã là bạn thì điều mà chúng ta ghét nhất đó chính là sự phản bội.
Tình bạn ở những năm cấp 2, cấp 3 thường rất trong sáng, nó chưa nhuốm màu của sự thực dụng. Tuy nhiên tình bạn ở Đại học thì lại khác, khi đó chúng ta đã có những suy nghĩ, có những mưu toan… Vì cuộc sống mà chúng ta khó có thể gọi đó là một tình bạn trong sáng như trước nữa.
M.Chi (SV năm 2 Học viện Báo chí) chia sẻ: “Tình bạn thật sự là tình bạn được trải qua những khó khăn thử thách, chỉ có những khó khăn thì tình bạn thật sự mới tỏa sáng được, còn nếu chỉ bạn bè như ở trên lớp không thôi thì mình nghĩ nó chỉ mang tính xã giao mà thôi. Tình bạn ở sinh viên nó mang nhiều kiểu lắm chứ không đơn thuần là bạn bè như cấp dưới được”.
Thật ra, dù ở bất cứ môi trường và hoàn cảnh nào thì cũng cần có tình bạn. Nếu teen nào thấy tình bạn giữa mình và bạn ấy không phân chia giàu nghèo, đẳng cấp, vụ lợi cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua những khó khăn thì xin chúc mừng bạn. Đó chính là một tình bạn thật đáng quý.
Dù có là ở ĐH hay là ở đâu đi chăng nữa thì ta cũng đều có thể tìm thấy cho mình những người bạn đáng quý, đáng trân trọng. Cái quan trọng là mình phải hiểu họ và chấp nhận họ được không, nếu vì một lý do nào đó mà họ quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng trách họ làm gì, đơn giản là vì hoàn cảnh cuộc sống buộc họ phải làm như vậy.
Đã là sinh viên nghĩa là chúng ta sẽ chuẩn bị vào đời, vì thế những ai đáng cho chúng ta tin tưởng thì nên tin, còn không thì cũng không nên đặt niềm tin vào họ quá nhiều.
Theo PLXH
Ba tiêu chí để thành công trên giảng đường đại học
Vào đại học, bước sang một môi trường mới với nhiều cơ hội và thử thách. Đây chính là bước ngoặc để teen khẳng định bản thân.
"Thay đổi những thứ có thể thay đổi"
Thay đổi những thói quen, lối sống khiến ta bị "trầm" xuống trước mọi người xung quanh. Đã đến ngưỡng tuổi đủ lớn để vào đời, teen nên cố gắng đổi mới một vài điều giúp bản thân trưởng thành hơn. Trâm Anh (trường K) tâm sự: "Ở nhà, mình là con một, quen được cha mẹ chiều chuộng, chẳng phải làm gì ngoài việc học, thế nhưng khi vô đại học, nếu không tự nấu cơm, giặt giũ, thì ai sẽ làm cho mình, đành tự thân vận động".
Tuấn Huy (trường M) hồ hởi chia sẻ: "Lúc trước mình hay bị gọi là "gà tồ" vì chỉ biết học như mọt sách. vào đại học, mình nghĩ rằng cần có một bước tiến trong chính bản thân mình nên đã rất năng nổ trong các hoạt động của lớp. Thậm chí còn can đảm tham gia văn nghệ luôn, giờ đố ai có thể biết được mình đã từng là một "gà tồ" chính hiệu đấy".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Chấp nhận những điều không thể sửa chữa
Nhưng không phải lúc nào nỗ lực thay đổi bản thân cũng được đền đáp. Có đôi khi sẽ vấp phải thất bại thì khi ấy teen hãy chấp nhận. Và phải cố gắng hơn nữa, đừng bao giờ buông xuôi.
P.Hồng kể : "Khi mới vô năm 1, mình cũng rất cố gắng, muốn thay đổi bản tính nhút nhát của mình nên đã ứng cử làm lớp trưởng, rồi bí thư, rồi lớp phó...Nhưng không nhận được sự tín nhiệm. Sang năm 2, mình may mắn được làm lớp trưởng, nhưng hình như công việc ấy không hợp với khả năng của mình. Dù cố gắng nhưng cuối cùng mình quyết định "từ chức".
Đủ khôn ngoan để nhận thức sự khác biệt
Khi bước chân vào đại học, bước ra "biển lớn", teen hay dễ dàng sa chân vào những cám dỗ. Hơn bao giờ hết, chính lúc này teen cần tỉnh táo và khôn ngoan để nhận thức sự khác biệt. Sự khác biệt giữa một kẻ thất bại và một người thành công là "trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".
Sự khác biệt giữa một người có gia đình khá giả và một người cha mẹ dãi dầu mưa nắng để góp nhặt từng đồng cho con ăn học. Chính vì vậy, hãy nhận thức và đừng chạy theo, học đòi những thứ hư ảo. Nhận thức, ngoảnh lại nhìn chính mình và gia đình để sáng suốt hơn.
Bước ra ngoài cuộc sống, thật khó khăn để có thể thực hiện được tất cả mọi điều nêu trên, nhưng chỉ cần cố gắng thì "có công mài sắt, có ngày nên kim" đấy teen ạ.
Học đại học chính là đang làm một người thợ, tự mài dũa cây kim để làm hành trang vào đời, đừng để bản thân mềm lòng trước "cám dỗ". "Hãy thay đổi những gì có thể thay đổi, chấp nhận những gì không thể sửa chữa và đủ khôn ngoan để nhận thức được sự khác biệt".
Theo Mực tím
Đối diện với sự thay đổi ở giảng đường Đại học Môi trường học tập mới, teen thường không tránh khỏi những cảm giác mất phương hướng, lạc lõng... Hầu hết các sinh viên đều là những teen đến từ các vùng miền khác nhau chứ không phải ở thành phố là chủ yếu. Chính vì thế, khi đặt chân tới một môi trường hoàn toàn khác xa với quê nhà, teen không tránh...