Có khi nào tuyển Pháp tự hủy diệt mình?
Pháp đang sở hữu đội hình mạnh nhất giải đấu. Nếu có điều gì đe dọa cơ hội giành ngôi quán quân của họ, thì đó chính là họ. Không ít lần, lục đục nội bộ khiến Pháp ra về trắng tay.
“Đôi lúc bạn chạy nhưng không nhận được bóng, có lẽ chúng tôi đã có thể phối hợp tốt hơn”. Có thể nào một câu nói xem ra vô hại này sẽ làm chệch bánh chiến dịch của đội bóng đang được đánh giá là ứng viên số 1 cho danh hiệu vô địch Euro 2020?
Tính trẻ con của Mbappe
Có lẽ Olivier Giroud không nhấn mạnh đến ai hoặc điều gì khi nói câu này sau trận giao hữu Pháp thắng Bulgaria 3-0. Nhưng đồng đội Kylian Mbappe quá nhạy cảm khi dịch câu nói của người đồng đội ra thành ý rằng Giroud đang chỉ trích Mbappe chơi quá cá nhân và không chịu chuyền bóng.
Mbappe tổ chức một buổi họp báo để phản ứng, hoặc có thể nói nhẹ hơn là phân trần về việc này. Đầu tiên, anh thừa nhận “bị ảnh hưởng” của câu nói của Giroud. Rồi Mbappe nhận xét rằng nếu Giroud có vấn đề gì thì hãy đến gặp mình nói chứ không nên công khai như vậy.
Cái cách Mbappe họp báo để phân trần đã là không thích đáng rồi. Đội bóng phải có kỷ luật, không phải ai cũng muốn phát ngôn, phát ngôn gì, với ai, về việc gì cũng được. Thứ hai, Mbappe đang cho thấy mình rất trẻ con, kiểu hờn dỗi và làm trò hề.
Thứ ba, Mbappe mất đi tính khiêm tốn, coi mình là ngôi sao (muốn nói gì thì hãy đến gặp tôi – PV), không coi anh lớn trong đội bóng ra gì. Thứ tư, có thể Mbappe có một nỗi lo sợ bị mất vị trí chính thức khi Karim Benzema trở lại và Giroud tiếp tục có các bàn thắng cho tuyển Pháp. Giroud đã ghi 46 bàn, kém kỷ lục của Thierry Henry có 5 bàn.
Mbappe đang có một số vấn đề với Giroud. Ảnh: Reuters.
Trong trận gặp Bulgaria, Giroud thay Benzema ở phút 41 và chơi trên hàng công cùng Mbappe đến phút 84, khi Mbappe được rút ra nghỉ. Trong ngần đó thời gian, Mbappe chuyền bóng cho Giroud 3 lần.
19 lần nỗ lực tấn công, thực hiện chạy vào chỗ tốt của Giroud bị lờ đi, với thủ phạm chính là Mbappe và Ousmane Dembele. Giroud ghi 2 bàn nhờ các đường căng ngang từ Benjamin Pavard và Wissam Ben Yedder.
Lúc Antoine Griezmann ghi bàn ở hiệp 1, Mbappe vui mừng với cầu thủ Barca này. Khi Giroud ghi bàn 2-0 ở phút 83, Mbappe quay lưng, đi bộ về phía vòng tròn giữa sân chứ không tới chúc mừng Giroud.
Bàn thắng 3-0 được ghi ở phút 90, khi Mbappe đã ra nghỉ. Giroud từ trước đến nay có tiếng không phải là cầu thủ ích kỷ. Phản ứng ban đầu ở nước Pháp là ít dễ chịu với Mbappe.
Tiền sử xung đột của Pháp
Didier Deschamps là con người chiến thắng, bởi ông biết giữ hòa khí cho một tập thể rất nhiều cái tôi lớn như Pháp, đội được xem là thành công nhất thế giới trong 25 năm trở lại đây. Đó là khi ông làm thủ quân của đội Pháp vô địch World Cup 1998 và Euro 2000 cũng như lúc trở thành HLV của “Les Bleus” vô địch World Cup 2018.
Tại World Cup 2002, đội Pháp vẫn nòng cốt là những người hùng thống trị châu Âu và thế giới, đã bị loại ngay tại vòng bảng, không ghi nổi lấy một bàn thắng. Đến Euro 2004, họ ra về ở tứ kết sau thất bại bất ngờ trước Hy Lạp.
Ở World Cup 2006, Pháp vào đến trận chung kết nhờ việc các trụ cột như Zinedine Zidane soán ngôi HLV Raymond Domenech, quyết định chiến thuật và nhân sự thi đấu. Euro 2008 và World Cup 2010, đội tuyển áo lam ra về ngay ở vòng bảng, chỉ kiếm được 1 điểm.
Video đang HOT
Tất cả đội bóng đều có lúc thăng lúc trầm. Hà Lan không được dự 2 giải lớn gần đây. Italy không giành vé dự World Cup 2018. Đức bị loại ở vòng bảng World Cup 2018. Nhưng với Pháp, khoảng cách giữa “sáng lóa” và “tệ hại” quá xa, lúc tệ thì quá tệ. Và những lúc đó, chuyện nội bộ của họ không yên ổn chút nào.
Tại World Cup 2010, ông Domenech đuổi tiền đạo Nicolas Anelka khỏi đội tuyển, các cầu thủ đã bãi công không tập để phản đối HLV. Xử lý bài toán sắc tộc trong đội Pháp không dễ, nó khó hơn so với ở đội Anh, Đức hay bất kỳ đội châu Âu nào. Chỉ có kỳ Euro 2012 và World Cup 2014, Pháp ra về khá lặng lẽ, không có những xung đột.
Tất cả đang chờ Giroud và Mbappe sẽ phối hợp với nhau thế nào ở trận gặp Đức. Ảnh: Reuters.
Deschamps cần phải nhanh ra tay
Pháp ở chung bảng đấu gọi là “bảng tử thần” với Đức, Bồ Đào Nha và Hungary. Gọi là “tử thần” nhưng căn cứ vào việc đội thứ ba cũng có cơ hội lọt vào vòng knock-out nên cũng không quá khó thở với các đội bóng lớn.
Tại Euro 2016, Bồ Đào Nha hòa cả 3 trận vòng bảng, được 3 điểm, xếp thứ 3 bảng đấu, vẫn được lọt vào vòng sau. Sau đó, họ thi đấu nhọc nhằn với 3 trong 4 trận knock-out phải trải qua 120 phút để giành cúp vô địch.
Nhưng Pháp cần phải khởi đầu giải đấu thật nhanh để không lỡ chuyến tàu. Họ khá ì ạch khi bước và các giải đấu trước.
Tại Euro 2016, phải đến phút cuối Dmitri Payet mới ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 trước Romania. Đến World Cup 2018, phải nhờ bàn phản lưới nhà ở cuối trận của cầu thủ Australia, họ mới có chiến thắng 2-1 trận đầu ra quân.
Lần này, không phải Romania hay Australia, họ mở màn giải đấu với Đức. Deschamps cần nhanh chóng vãn hồi hòa bình trong nội bộ đội tuyển.
Không nghi ngờ gì về tài năng của Mbappe. Anh là người thừa kế đích thực cho Lionel Messi và Cristiano Ronaldo trong tương lai ở các danh hiệu và sự hâm mộ của các CĐV.
Nhưng Mbappe hiện tại đã khác một Mbappe cách đây 3 năm ở Nga. Anh trở nên ích kỷ hơn ở trên sân bóng.
Số liệu cho thấy, mùa bóng 2017/18 cho PSG, Mbappe ghi trung bình 0,56 bàn và kiến tạo 0,39 bàn trong 90 phút. Mùa 2020/21, anh ghi trung bình 1,02 bàn và kiến tạo 0,26 bàn trong 90 phút.
Tức là Mbappe ít kiến tạo và tập trung ghi bàn nhiều hơn. Sự ích kỷ này cũng là tích cực, tiền đạo đôi khi cần phải như vậy.
Nhưng sự ích kỷ trên sân không nên trở thành sự ích kỷ bên ngoài sân, tự cho phép mình là ngôi sao, đứng trên người khác, chỉ trích và phán xét đồng đội. Chính lối chơi vị tha của Giroud và chiến thuật của Deschamps dùng Giroud làm tường, làm trục xoay cho các đợt tấn công đã phát huy lối chơi dùng tốc độ lẻn ra phía sau hàng thủ của Mbappe và Griezmann đạt hiệu suất cao.
Mbappe nhờ vậy mà nhanh chóng hòa nhập với đội tuyển Pháp và trở thành nhân vật quan trọng. Mbappe cần phải phối hợp với Giroud nhiều hơn mới có bóng để ghi bàn.
Mbappe trên hết vẫn là một chàng trai ngoan, chịu khó lắng nghe Deschamps bỏ bớt tính khí trẻ con, trưởng thành hơn, anh sẽ là ngôi sao của giải đấu với đội Pháp.
Nhận định bóng đá Đức vs Pháp EURO 2020
Cuộc đối đầu duyên nợ giữa Pháp và Đức là nét chấm phá ấn tượng ở bảng tử thần, nơi các đội tuyển mạnh phải cạnh tranh quyết liệt để có mặt ở vòng 1/8.
Lá thăm may rủi đã đưa Pháp, Đức và Bồ Đào Nha nằm chung một bảng đấu tại EURO 2020. Đây là 3 trong số 4 đội tuyển lọt vào bán kết EURO 2016, 2 trong số này là chủ nhân của chức vô địch 2 kỳ World Cup gần nhất.
Đẳng cấp, danh tiếng của các ngôi sao cùng duyên nợ trùng phùng giữa tuyển Pháp và tuyển Đức sẽ khiến trận đấu trên sân Allianz Arena trở nên hấp dẫn và khó lường.
Tuyển Đức lại ôm hận trước Pháp?
Đẳng cấp tuyển Pháp
Nội bộ tuyển Pháp vừa dậy sóng, dù "Les Bleus" còn chưa ra sân. Sau trận thắng Bulgaria, tiền đạo Olivier Giroud khẳng định anh nỗ lực chạy chỗ trong vòng cấm, nhưng không được đồng đội chuyền bóng.
Sau phát biểu ám chỉ của Giroud, ngôi sao Kylian Mbappe nổi giận. Tiền đạo của Paris Saint-Germain đòi tổ chức họp báo làm rõ vấn đề. Vấn đề nghiêm trọng đến mức HLV Didier Deschamps phải họp đội để hòa giải. Mbappe và Giroud đồng ý hạ cái tôi để tập trung thi đấu.
Mâu thuẫn trong lòng tuyển Pháp khiến nhiều CĐV nhớ lại bê bối ở World Cup 2010, khi các cầu thủ kỳ cựu như Florent Malouda, Nicolas Anelka công khai chống đối HLV Raymond Domenech.
Song, tuyển Pháp thời điểm này đã khác xa so với 11 năm trước. Đội bóng của Deschamps đủ mạnh mẽ để giữ thế độc tôn và khắc phục khoảng tối hậu trường.
Pháp đang có phong độ cao.
3 năm sau chức vô địch World Cup 2018, Pháp vẫn giữ được trục xương sống, với một nửa là những cái tên đã quen thuộc với triết lý của Deschamps như thủ môn Hugo Lloris, các hậu vệ Raphael Varane, Benjamin Pavard, Lucas Hernandez, bộ đôi tiền vệ Paul Pogba - NGolo Kante, cùng Antoine Griezmann và Kylian Mbappe trên hàng công.
Giữ bộ khung chiến thắng đồng nghĩa với ổn định sức mạnh. Chưa kể, tuyển Pháp còn có sự trở lại của Karim Benzema. Tiền đạo của Real Madrid là bản nâng cấp của Olivier Giroud. Benzema làm tường tốt, săn bàn giỏi và đóng góp nhiều vào lối chơi. Vấn đề của Benzema là thời gian để hòa nhập với lối chơi của Pháp sau 6 năm xa cách.
Phân tích trên tờ Times , cựu danh thủ Wayne Rooney của Manchester United đánh giá cội nguồn sức mạnh tuyển Pháp nằm ở tinh thần đoàn kết, khi không cầu thủ nào tự coi mình là ngôi sao.
Mbappe đang là một trong những tiền đạo hay nhất thế giới.
Ở World Cup 2018, Pháp không thi đấu hoa mỹ, mà ưu tiên lối chơi phòng ngự - phản công khiêm nhường và hiệu quả, kết hợp với nền tảng kinh nghiệm dày dạn của các cầu thủ. HLV Deschamps nhiều khả năng giữ nguyên cách tiếp cận này, dù Pháp vừa chạy đà hoàn hảo với 6 bàn thắng vào lưới Xứ Wales và Bulgaria.
Ở bảng đấu có nhiều đối thủ mạnh như Đức và Bồ Đào Nha, lối đá thực dụng của Pháp càng có đất diễn.
Tuyển Đức chật vật
31 lần gặp gỡ trước đây, tuyển Pháp chiếm ưu thế với 14 chiến thắng, gấp rưỡi so với con số 9 của Đức. Sau World Cup 2014, Pháp bất bại 5 trận trước Đức, trong đó có chiến thắng 2-0 ở bán kết EURO 2016.
Song, thành tích đối đầu yếu kém trước Pháp không phải rào cản của người Đức, bởi chính nội tại của đội bóng do HLV Joachim Loew đang dẫn dắt cũng có quá nhiều vấn đề.
Tuyển Đức gây thất vọng.
Sau thất bại ê chề ở World Cup 2018, HLV Loew từng công khai loại Matt Hummels, Thomas Muller và Jerome Boateng khỏi tuyển Đức. Cựu trợ lý của Jurgen Klinsmann muốn trẻ hóa đội hình, đặt niềm tin vào những Sergie Gnabry, Leroy Sane, Timo Werner hay Julian Brandt.
Tuy nhiên, việc xếp bét bảng ở Nations League (đứng sau Pháp và Hà Lan) cùng hàng loạt kết quả tệ hại, trong đó có thảm bại 0-6 trước Tây Ban Nha, khiến Loew phải thay đổi. Muller, Hummels được gọi trở lại. Ở EURO 2020, Đức sẽ tiếp tục trông cậy vào trục dọc của Bayern Munich.
Sau EURO 2020, HLV Loew sẽ từ chức, kết thúc triều đại 15 năm dẫn dắt "Cỗ xe tăng". Chu kỳ thành công của Loew được nhận định đã hết từ sau EURO 2016, khi thế hệ vàng bắt đầu luống tuổi. Phương pháp huấn luyện cũ kỹ, cách tiếp cận đơn điệu của HLV Loew cũng không còn phù hợp với bóng đá đỉnh cao.
Tuyển Đức vẫn chơi gắn kết như được lập trình, nhưng thiếu sự đột phá, biến hóa để đánh bại những đội bóng được tổ chức tốt. 4 trận gần nhất, Đức thắng 2, thua 1. Muller cùng đồng đội chỉ thắng tối thiểu 1-0 trước Romania (đội không được dự EURO) và đè bẹp Latvia - một trong những đội tuyển yếu nhất châu Âu.
HLV Loew ra đi sau EURO 2020.
Đức gây thất vọng khi thua Bắc Macedonia 1-2 trên sân nhà và để Đan Mạch cầm chân. Ở cả hai trận này, "Cỗ xe tăng" chơi với cùng một kịch bản: tấn công, bế tắc và phạm sai lầm phòng ngự.
Trước hàng công rất mạnh của Pháp, Đức buộc phải thi đấu tập trung và chặt chẽ, nếu không muốn bị Griezmann, Mbappe hay Benzema trừng phạt. Dù vậy, sự non nớt trung vệ Mathias Ginter cùng sự lỏng lẻo của bộ đôi Toni Kroos - Ilkay Gundogan không phù hợp để Đức triển khai cách đá phòng ngự kiên cố.
Điểm yếu của Đức lại là điểm mạnh của Pháp. "Les Bleus" có tuyến giữa giàu sức tranh chấp với Pogba, Kante, Corentin Tolisso, cùng những tiền đạo hoàn hảo để chơi phòng ngự phản công. Nhiều khả năng, Pháp sẽ đá thận trọng, nhún nhường, trước khi chờ thời cơ giăng bẫy "bắt gọn" đối thủ.
Trận đấu giữa Pháp và Đức diễn ra lúc 2h sáng 16/6 trên sân Allianz Arena. VTC News tường thuật trực tiếp trận đấu này.
Dự đoán: Pháp thắng 1-0
Olivier Giroud tố đồng đội ích kỷ, tuyển Pháp lục đục nội bộ trước Euro 2020 Tuyển Pháp vừa bị dội gáo nước lạnh khi Giroud công khai bóng gió chỉ trích đồng đội không chịu chuyển bóng cho anh ở trận thắng Bulgaria. Sóng gió vừa nổi lên ở hậu trường tuyển Pháp. Sau trận thắng Bulgaria với tỷ số 3-0, tiền đạo Olivier Giroud bất ngờ lên tiếng, bóng gió chỉ trích đồng đội không chuyền bóng,...