Cô Kem về lại điểm trường xưa

Theo dõi VGT trên

Từng học ở lớp học giữa làng, qua bao nỗ lực, cô học trò người H’rê Đinh Thị Kem trở thành cô giáo. 10 năm rồi cô giáo Kem gắn bó với điểm trường lẻ ngày xưa theo học, dạy những thế hệ tiếp theo của làng.

Cô Kem về lại điểm trường xưa - Hình 1

Gò từng nét chữ cho trò nhỏ xóm Đèo, cô Kem hi vọng con chữ sẽ giúp thế hệ tiếp theo thẳng thớm, hoài bão – Ảnh: TRẦN MAI

Ngoài dạy chữ, cô Kem lấy chính câu chuyện của mình làm bài giảng hun đúc tinh thần vượt khó vươn lên của bọn trẻ H’rê ở xóm Đèo ( xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi).

Mình lớn lên ở đây, bập bẹ những con chữ đầu đời ở lớp học này. Mình là người đồng bào H’rê nên hiểu các cháu nhất. Năm nào cũng có học sinh có hoàn cảnh khó khăn, muốn nuôi chữ phải nuôi cả người nữa.

Cô Đinh Thị Kem

Lớp học chia đôi

“A… b… a… ba, e… m… e… me nặng mẹ”. Tiếng ê a tập đọc của học trò lớp 1 đồng thanh sau lời cô Kem. Vừa xong, giọng cô Kem lại chuyển sang: “Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện Đất quý đất yêu. Con nào xung phong kể lại câu chuyện Đất quý đất yêu dựa trên các bức tranh đã sắp xếp?”.

Mới nghe, chúng tôi cứ ngỡ có sự nhầm lẫn gì. Nhưng khi bước vào lớp học mới hay hóa ra một lớp học 12 cháu mà có cả học sinh lớp 1 và lớp 3 cùng học chung.

Tấm bảng được cô Kem chia đôi. Bên này dành cho lớp 1, bên kia dành cho lớp 3. Phải thật sự kiên nhẫn mới có thể dạy học trong hoàn cảnh trớ trêu như vậy nhưng cô Kem bảo “đã quen rồi”.

10 năm dạy học ở xóm Đèo, chừng ấy thời gian lớp học có ít nhất hai nhóm, có năm đến ba nhóm cùng học. “Mình phải cố gắng chứ, chỉ cần các cháu ngoan, chăm học thì cực tí cũng chẳng sao” – cô Kem chia sẻ.

Xóm Đèo nằm lẩn khuất dưới tán rừng keo, dù chỉ cách TP Quảng Ngãi tầm 20km. Từng có thời gian muốn học trò ra lớp, cô Kem phải đi vận động.

“Mình tới lui nhà vận động phụ huynh quan tâm, dặn dò con ra lớp đúng giờ. Đến mức họ bực mình, bảo sao cứ tới lui nhà họ hoài, con họ không thích học mà đi ép. Lúc đó mình buồn lắm, may mà ở làng có được bốn người quyết tâm học.

Video đang HOT

Giờ ba người làm giáo viên, một làm cho ngành điện, cuộc sống ổn định hơn, mình dựa vào đó mà giải thích nên dần cũng êm xuôi hơn” – cô Kem trải lòng.

Chuyện đó cũng xảy ra lâu, bây giờ nhận thức của phụ huynh tốt hơn, cô Kem không còn nhọc công đi khắp làng nữa. Chẳng biết ngày xưa cô Kem vất vả thế nào, bởi khi chúng tôi đến nhìn quanh xóm Đèo vắng lặng chỉ có vài người già, cha mẹ bọn trẻ đi rẫy kiếm cái ăn.

“Mỗi ngày dạy xong mình phải dẫn bọn trẻ về giao cho ông bà, nhà nào không có người lớn mình dẫn về nhà mình ở, ăn trưa, ăn tối. Đến khi nào cha mẹ các cháu về thì mình giao lại” – cô Kem cười hiền.

Nuôi chữ, nuôi người

Sau 3 năm học ở điểm lẻ xóm Đèo, đến lớp 4 các cháu chuyển xuống điểm chính học. Nếu nắm kiến thức không vững, học chung với lớp học phần lớn là người Kinh sẽ không theo kịp, các em sẽ nản và bỏ học.

Bởi vậy, cô Kem bảo rằng chẳng biết làng mình có từ bao giờ, nhưng trước giờ chỉ có bốn người có thành tích cao nhất là học cao đẳng, trong đó có cô Kem.

Nhiều lần ban giám hiệu Trường tiểu học Hành Dũng thấy cô vất vả, tính chuyển cô về điểm trường chính dạy nhưng cô Kem đều từ chối. Lý do chính vẫn chỉ đơn giản là vì bọn trẻ.

Năm học này, cháu Đinh Thị Minh Thư (lớp 1) và Phạm Anh Tuấn (lớp 3) có hoàn cảnh éo le. Ba mẹ ly dị, hai đứ.a tr.ẻ sống với ông bà. Bản tính những đứ.a tr.ẻ H’rê thường thu mình lại khi gặp chuyện.

Mỗi ngày cô Kem phải theo dõi tâm lý của Thư và Tuấn. Hôm nào hai cháu ngồi im lặng hoặc không đến lớp, cô Kem lại hỏi thăm. Thường là các cháu chưa ăn sáng, hoặc từ tối qua chẳng có thứ gì vào bụng. Thế là cô Kem phải giúp các cháu no cái bụng trước khi bỏ chữ vào đầu.

Từ quần áo, sách vở đều một tay cô Kem chăm bẵm. Mỗi lần xin được quà gì, hay có nhà hảo tâm ghé thăm, cô Kem lại dành cho Thư và Tuấn đầu tiên. Thư cũng cảm nhận được cô Kem yêu thương mình.

“Cô Kem thương con lắm, cô hay cho con quà. Sau này lớn, con cũng muốn làm cô giáo” – Thư nói. Cô Kem chắc chắn là thần tượng lớn nhất của Thư và ước mơ thơ ngây của cô bé chính là nghề của cô giáo Kem. Đó cũng là động lực để cô Kem gắn bó mãi với điểm trường heo hút này.

Những đóng góp được ghi nhận

Cô Đinh Thị Kem là 1 trong 63 giáo viên cả nước được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Ủy ban Dân tộc tổ chức.

Chương trình nhằm tri ân những đóng góp của giáo viên dạy học cho con em dân tộc thiểu số. “Vinh dự khi mình đại diện giáo viên Quảng Ngãi tham gia một chương trình lớn. Cũng nhờ chuyến đi ấy mà mình có thêm niềm tin. Nhiều thầy cô còn dạy ở những nơi khó khăn hơn mình cả trăm lần, câu chuyện của đồng nghiệp khiến mình nể phục và thấy mình thật nhỏ bé” – cô Kem chia sẻ.

Chuyện theo đuổi con chữ ở xóm Đèo

Băng qua con đường nhỏ quanh co dưới những tán keo, chúng tôi đến xóm Đèo, xã Hành Dũng (Nghĩa Hành).

Xóm nhỏ chỉ với mấy chục hộ dân người Hrê sống vắng lặng ngày qua ngày, vì phần lớn người dân đều đi làm nương rẫy. Chỉ có tiếng trẻ ê a học bài tại điểm trường xóm Đèo (thuộc Trường Tiểu học Hành Dũng) như điểm nhấn duy nhất ở xóm nghèo dưới chân núi.

Tại điểm trường lẻ giữa xóm Đèo heo hút, cô giáo Đinh Thị Kem (1988), người sinh ra và lớn lên tại xóm nghèo này đã gắn bó với nghề "gõ đầu trẻ" suốt 10 năm qua, góp phần tiếp thêm nghị lực, truyền cảm hứng và động lực học tập cho những đứ.a tr.ẻ Hrê.

Bảng đen... chia hai

Chỉ cách TP.Quảng Ngãi tầm 20km, nhưng chuyện dạy và học ở xóm Đèo chẳng khác nào như ở vùng cao. Điểm trường xóm Đèo chỉ có vỏn vẹn một phòng học, với 12 học sinh, ghép các trẻ từ 6 đến 8 tuổ.i. Hiện tại, điểm trường có hai lớp (lớp 1 và lớp 3), mỗi lớp 6 cháu.

Cô giáo Đinh Thị Kem cho hay: Học sinh ở xóm Đèo từ lớp 1 đến lớp 3 học tại điểm trường làng. Còn từ lớp 4 trở lên, các em học tại các điểm trường gần trung tâm xã hơn. Phần lớn tại xóm Đèo, phụ huynh đều làm nương rẫy từ sáng sớm, nên các em chủ yếu tự lo việc học. Thương nhất có hôm, đến trường, có em chưa ăn sáng, chỉ mang theo gói mì ăn liền rồi nhai sống.

Chuyện theo đuổi con chữ ở xóm Đèo - Hình 1

Vì lớp ghép các em học sinh nhiều độ tuổ.i khác nhau, nên cô giáo Đinh Thị Kem phải tìm hiểu phương pháp dạy học phù hợp cho các em. Ảnh: BẢO HÒA

Dù phụ huynh ngày càng nhận thức rõ ý nghĩa của việc học, song vì cuộc sống còn lắm khó khăn, nên họ không có nhiều điều kiện quan tâm đến các em. Trong khi đó, nhiều em vì tuổ.i còn nhỏ, còn ham chơi, nên không chịu đến trường. Những lúc như thế, cô giáo lại đến từng nhà để vận động, nắm tay dẫn trẻ trở lại lớp học. Cách đây 7 năm, cây cầu trong xóm bị gãy vì thiên tai, cô Kem lại là người dẫn các em về nhà sau mỗi buổi học.

Điểm trường gồm nhiều em có độ tuổ.i, lớp học khác nhau, vì thế bảng đen cũng được chia làm hai phần. Vừa giảng cho các em lớp 1, giao bài cho các em thực hiện, cô giáo trẻ lại quay sang giảng bài cho lớp khác. Việc dạy và học cứ đều đặn như thế từ ngày này sang ngày khác. Một khó khăn nữa là, nhiều em học sinh nhỏ ở xóm Đèo chưa tiếp thu nhanh tiếng Việt.

Do đó, cô giáo Kem phải tìm cách giảng bài phù hợp, hài hòa với cả hai lớp để các em chú ý vào bài học của mình. Dù có đôi chút bất tiện và còn lắm khó khăn, nhưng để gieo ước mơ con chữ cho học sinh xóm Đèo, việc duy trì lớp ghép là chuyện... không thể khác và cô giáo trẻ ở điểm trường lẻ này chẳng hề than van.

"Tôi rất tự hào, vinh dự khi được tham gia Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô". Đó là động lực để tôi cố gắng hơn nữa cống hiến sức trẻ của mình trong quá trình giảng dạy cho các em. Đến với chương trình, tôi cũng mong muốn các em học sinh dân tộc thiểu số tại các điểm trường lẻ được quan tâm nhiều hơn nữa vì các em vẫn còn nhiều thiếu thốn về điều kiện học tập".

Cô giáo ĐINH THỊ KEM

Hạnh phúc với bục giảng ở quê hương

Xóm Đèo là nơi hẻo lánh nhất của xã Hành Dũng. Trước đây, xóm Đèo còn có tên gọi là hố Bà Năm chỉ có 16 hộ dân. Đến nay, cả xóm có 45 hộ dân, với 100% là đồng bào Hrê sinh sống. Mỗi khi mưa bão, xóm như bị cô lập về giao thông, bởi chỉ có con đường độc đạo nối từ xóm thông thương với bên ngoài.

Chuyện theo đuổi con chữ ở xóm Đèo - Hình 2

Mười năm gắn bó với bục giảng tại chính quê hương của mình, điều ý nghĩa nhất của cô giáo Đinh Thị Kem chính là truyền đạt kiến thức và nghị lực học tập đến các em. Ảnh: B.HÒA

Trở lại câu chuyện hàng chục năm trước mới thật sự cảm nhận được sự khó khăn và sự kiên trì đến trường của n.ữ sin.h Đinh Thị Kem ngày đó. Con đường dẫn vào xóm chỉ là đường đất nhỏ, cây cối um tùm rậm rạp. "Lúc mình còn nhỏ, đi học còn có bạn bè cùng trang lứa, đến năm cấp 3 cả xóm Đèo chỉ có mình Kem cưỡi xe đạp đi học. Vào mùa đông, "trời tháng Mười chưa cười đã tối", từ trường đạp xe về nhà mà trong lòng mình rất sợ, bởi đường xa tối tăm. Có khi về đến nhà, Kem òa khóc nức nở bởi cha mẹ đi làm rẫy về trễ chẳng thể đến trường đón kịp. Thế nhưng, mình chưa bao giờ có ý định bỏ học. Ngày hôm sau mình vẫn tiếp tục đến trường, kiên nhẫn để theo đuổi con chữ", cô giáo Kem bộc bạch.

Chuyện theo đuổi con chữ ở xóm Đèo - Hình 3

Cô giáo Đinh Thị Kem và học trò tại điểm trường xóm Đèo. Ảnh: B.HÒA

Nhờ lòng đam mê, không ngại khó khăn, vất vả để tiếp tục đến trường, Đinh Thị Kem theo học ngành sư phạm. Sau khi tốt nghiệp ra trường, Đinh Thị Kem được phân về công tác tại chính điểm trường quê hương mình sinh ra và lớn lên. Mười năm gắn bó với điểm trường lẻ ở xóm Đèo, điều ý nghĩa, hạnh phúc nhất với cô giáo Đinh Thị Kem chính là được dạy học tại chính quê hương của mình. Nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nên không chỉ dạy con chữ, cô giáo trẻ còn từng bước giúp các em hiểu về các thói quen, tập quán của địa phương mình để nhận biết những phong tục ý nghĩa cần duy trì và những thói quen lạc hậu cần thay đổi.

Đã 10 năm làm nghề "gõ đầu trẻ" ở xóm Đèo, có những em học sinh của cô giáo Kem nay đã học cấp 2, cấp 3. "Trong đó có một em học sinh dù nắng gắt, mưa gió vẫn luôn đạp xe đến trường. Nhìn bóng dáng em đến trường, tôi lại nhớ về hình ảnh của mình ngày còn đi học. Trở thành người giáo viên tại chính ngôi làng của mình như ngày hôm nay, chính là nhờ sự động viên của cha mẹ và cố gắng của bản thân. Đó cũng là niềm tin, nghị lực mà tôi luôn mong muốn gửi đến các em nhỏ tại xóm Đèo", cô giáo Kem trải lòng.

Chuyện theo đuổi con chữ ở xóm Đèo - Hình 4

Cô giáo Đinh Thị Kem tại lễ tuyên dương chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020. Ảnh: NVCC

Cô giáo Đinh Thị Kem vinh dự là 1 trong 63 giáo viên của cả nước được tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức, từ ngày 15 - 17.11.2020.

Chương trình nhằm cổ vũ, động viên và tri ân những đóng góp của các thầy giáo, cô giáo dạy học cho con em người dân tộc thiểu số; đồng thời phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổ.i trẻ trong sự nghiệp giáo dục, chăm lo cho thiếu nhi. Tham gia chương trình, các đại biểu được vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tham dự tọa đàm "Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số"...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Bạn trai Nam Em bị khịa chia tay là content, đáp 1 câu khiên CĐM đơ người
13:01:14 29/09/2024
Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!
14:45:38 29/09/2024
Bức ảnh và 2 chi tiết làm rầm rộ chuyện Diệu Nhi đang bầu lần 2 khi đi xem các Anh Trai
16:04:35 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024
Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry

Sao âu mỹ

18:26:23 29/09/2024
Vụ việc chấn động showbiz của Sean Diddy Combs vẫn đang được dân tình đặc biệt quan tâm. Mới đây, MXH xuất hiện 1 bức ảnh được cho là chụp trong bữa tiệc do nam rapper tổ chức đã thu hút nhiều sự chú ý.

Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích

Tin nổi bật

18:08:30 29/09/2024
Tính đến 15 giờ chiều nay, lũ quét và sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích, 6 người bị thương và nhiều ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Khởi tố na.m sin.h 'thông chốt' tông gãy chân cán bộ CSGT

Pháp luật

17:57:24 29/09/2024
Ngày 29.9, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Hải Dương(Hải Dương), cho biết đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị canđối với Đinh Tiến M. (17 tuổ.i, trú tại nhà số 9/42 Tuệ Tĩnh, P.Bình Hàn, TP.Hải Dương)

Ngày 30 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 30/9/2024

Trắc nghiệm

17:55:46 29/09/2024
Xem lịch âm ngày 30/9/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 30/9/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Bom tấn có giá cả triệu bạc đột ngột ngừng phát triển, game thủ hoảng loạn khi bị đẩy vào "thế khó"

Mọt game

17:32:36 29/09/2024
Việc đóng cửa, hay đơn giản hơn là ngừng phát triển một tựa game trên Steam luôn để lại những hậu quả khôn lường cũng như bức xúc cho không ít người chơi. Nếu là một dự án miễn phí, mọi thứ có thể đơn giản hơn.

Nhà có khách chưa biết làm món gì chiêu đãi, thử thực hiện món ăn từ trứng này, đảm bảo nịnh mắt, cả nhà khen hết lời

Ẩm thực

17:21:39 29/09/2024
Không chỉ giúp đổi gió cho món trứng luộc thường ngày mà khi bày lên cũng đẹp mắt, thậm chí có thể làm món chiêu đãi khách đến nhà chơi.

Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều

Sao châu á

16:51:56 29/09/2024
Sau khi bị nói là xách dép cho Triệu Lệ Dĩnh, Dương Mịch vừa bất ngờ có động thái gây chú ý. Nhiều người cho rằng, cô nàng chỉ đang vùng vẫy trong hố đen sự nghiệp của mình mà thôi.

Kỳ Duyên gặp biến trước thềm "xuất khẩu" fan lo sốt vó, có liên quan Minh Triệu?

Sao việt

16:25:20 29/09/2024
Sau ồn ào ẩn ý qua lại với Minh Triệu, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan lo sốt vó khi gặp trở ngại lớn. Đó là chiến binh nghìn má.u mà cô cần phải lưu ý trên hành trình chạm tay vương miện Hoàn vũ đã lộ diện.

Yuna Vũ nhận cái kết đắng khi liên tục bị Michael Trương từ chối phũ phàng?

Tv show

15:48:05 29/09/2024
Michael Trương cho biết anh không thấy rõ được tình cảm mà Yuna Vũ dành cho mình. Vì vậy, đó cũng là lý do khiến Michael không chọn bỏ phiếu trái tim cho cô nàng.