Có ít nhất 600 cơ sở bán vàng không đạt hàm lượng tiêu chuẩn
Đã có ít nhất hơn 600 cơ sở bán vàng trên cả nước không đạt hàm lượng tiêu chuẩn được phát hiện chỉ trong vòng 2 năm qua.
Ảnh minh hoạ: Tấn Thạnh
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) vừa có báo cáo về công tác quản lý thị trường vàng gửi Văn phòng Chính phủ sau đợt kiểm tra vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn cả nước năm 2015-2016.
Bộ KH-CN cho biết năm 2015, cơ quan chức năng tại 51/63 Sở KH-CN các tỉnh, thành đã thực hiện kiểm tra tại 1.718 cơ sở kinh doanh vàng, phát hiện 423 cơ sở (chiếm 25%) vi phạm về quy định đo lường, sử dụng cân vàng không kiểm định, không đạt yêu cầu về đo lường; cân không phù hợp về phạm vi đo và cấp độ chính xác; hàm lượng vàng không đạt theo tiêu chuẩn công bố.
Các cơ sở kinh doanh vàng, bán vàng không đáp ứng tiêu chuẩn tập trung chủ yếu vào các loại vàng trang sức, mỹ nghệ, trong đó 170 phương tiện đo không đúng tiêu chuẩn bị thu giữ, chiếm 9,7% số vụ vi phạm. Cơ quan chức năng đã tịch thu số hàng hơn 4.000 mẫu, trong đó tạm dừng lưu thông hơn 2.800 mẫu và xử phạt số tiền gần 200 triệu đồng.
8 tháng đầu năm 2016, cơ quan chức năng ngành KH-CN tiếp tục tiến hành thanh tra hơn 580 cơ sở kinh doanh vàng. Kết quả đã phát hiện hơn 183 cơ sở vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và nhãn mác vàng theo quy định với số tiền xử phạt hơn 1,5 tỉ đồng.
Như vậy đã có ít nhất hơn 600 cơ sở bán vàng không đạt hàm lượng tiêu chuẩn được phát hiện chỉ trong vòng 2 năm qua.
Để giảm bớt các vụ vi phạm về kinh doanh vàng, Bộ KH-CN kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP trong đó quy định quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ trong sản xuất, nhập khẩu.
Vì theo Bộ KH-CN, hiện nay việc sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ không được kiểm soát về chất lượng, các cá nhân được nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ qua cửa khẩu không cần kiểm soát chất lượng và chỉ nộp thuế theo quy định của pháp luật là đủ. Còn trên thị trường, các cửa hàng kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ biết bán vàng trang sức lấy từ các cơ sở nhập khẩu, sản xuất và chế tác được Ngân hàng Nhà nước cho phép và chất lượng vàng do các cơ sở này quyết định. Như vậy, vô hình chung với các quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ như hiện nay, mới chỉ quản lý được phần ngọn mà không quản lý được phần gốc.
Video đang HOT
Theo_24h
Nỗi niềm vàng trang sức: Sẵn đầu ra, thiếu đầu vào
Nhu cầu vàng trang sức Việt Nam đang tăng nhờ mức sống được nâng cao. Thế nhưng, các DN sản xuất trang sức lại đang đối mặt với tình trạng sẵn đầu ra nhưng thiếu đầu vào khi không có đủ nguồn vàng để chế tác do không được vay vốn, nhập khẩu vàng.
Theo Hội đồng Vàng thế giới, trong khi thị trường vàng nữ trang thế giới giảm khá mạnh thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này ở Việt Nam lại tăng. Cụ thể, năm 2015, nhu cầu vàng nữ trang ở Việt Nam khoảng 15,6 tấn; riêng quý I/2016 là 4,7 tấn (tăng 6% so với cùng kỳ năm trước).
Chuyên gia đến từ Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho rằng, tín hiệu này cho thấy, sản xuất trang sức trong nước đang có cơ hội thuận lợi để phát triển.
Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ tư tại Châu Á, sau Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Trong suy nghĩ của đa số người Việt, vàng không những là trang sức mà còn là tài sản tích trữ, của để dành, quà tặng giá trị.
Nhu cầu vàng trang sức Việt Nam đang tăng nhờ mức sống được nâng cao.
Hiện nay, theo quy định của Nghị định 24, nhiều cửa hàng vàng không đủ điều kiện mua bán vàng miếng nên tập trung phát triển kinh doanh vàng trang sức. Sản xuất vàng trang sức là một ngành nghề truyền thống ở Việt Nam nên khi thị trường có nhu cầu, DN đầu tư chuyên sâu... càng có cơ hội phát triển mạnh. Nhờ đó, các sản phẩm trang sức của Việt Nam ngày một đa dạng và phong phú.
Không những thế, Việt Nam còn là thị trường tiềm năng cho nhiều hãng trang sức nước ngoài nhập khẩu.
Khó vay vốn, thiếu vàng nguyên liệu
Trong khi đầu ra đang rộng mở thì đầu vào của DN sản xuất trang sức đang gặp khó, nhất là vốn và vàng nguyên liệu cho sản xuất.
Các DN sản xuất trang sức đang đối mặt với tình trạng sẵn đầu ra nhưng thiếu đầu vào.
Theo phản ánh của các DN, Thông tư 33 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được vay vốn tín dụng khi có sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, trong hơn 4 năm qua chưa có DN nào được vay vốn để sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Đến nay, cũng chưa có hướng dẫn cụ thể để xin vay vốn để sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo các DN kinh doanh vàng, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ là hàng hóa thông thường không thuộc đối tượng hạn chế kinh doanh có điều kiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Hơn nữa, theo Luật Đầu tư 2014, hoạt động vay vốn tín dụng phục vụ SXKD trang sức, mỹ nghệ không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Trong văn bản mới đây, Hiệp hội Kinh doanh Vàng đã kiến nghị bãi bỏ quy định DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được vay vốn tín dụng khi có sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư số 33/2011/TT-NHNN.
Theo ước tính của Hiệp hội Kinh doanh vàng, nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ ở Việt Nam là khoảng hơn 20 tấn/năm.
Kể từ khi Nghị định 24 có hiệu lực đến nay đã gần 5 năm, các DN đã không nhập khẩu được vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nên buộc phải mua vàng nguyên liệu trôi nổi trên thị trường.
Phân tích về điều này, một chuyên gia về vàng đã chỉ ra 2 hệ lụy. Trước hết, trong khi đó vàng thế giới rẻ hơn thị trường trong nước từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng 1 lượng thì DN không nhập được mà phải mua vàng đắt trong nước khiến cho chi phí tăng cao. Điều này khiến cho DN kém cạnh tranh còn người tiêu dùng bị chịu thiệt vì mua sản phẩm với giá rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng này tạo ra kẽ hở phát sinh nguy cơ buôn lậu vàng, thị trường ngoại tệ "chợ đen" bùng lại tác động tiêu cực đến quản lý.
Trong công văn mới đây gửi lên Thủ tướng, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bày tỏ mong muốn được sự cho phép của NHNN để các DN sản xuất vàng trang sức chân chính được nhập khẩu vàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, căn cứ vào báo cáo của Hội đồng vàng thế giới thì người dân Việt Nam đang giữ khoảng vài trăm tấn vàng. Đây chính là nguồn lực rất quý nhưng đang nằm yên trong két sắt nhà dân. Người dân vẫn còn tâm lý tích vàng phòng thân mà không tính đến lợi nhuận, thậm chí sẵn sàng mang vàng cho NH giữ ngay cả khi không có lãi.
Nếu được vay vốn vàng để sản xuất, với mức lãi suất vay vàng chỉ khoảng 1-1,2%/năm thì người dân cũng chẳng vì thế mà ham lãi còn DN kinh doanh vàng chỉ phải trả lãi suất rất nhỏ so với thời kỳ hoàng kim NHTM trả tới 4-5%/năm cho dân. Như vậy bài toán vàng nguyên liệu được giải quyết và hơn thế là khơi dòng vốn vàng trong dân cho sản xuất.
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không quy định về điều kiện huy động vàng đối với các DN, do đó hoạt động huy động vàng của các DN được điều chỉnh theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, Luật doanh nghiệp 2014 và Bộ Luật Dân sự 2005.
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, việc DN vay vàng của các tổ chức, cá nhân không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Hơn nữa hoạt động này cũng không thuộc hoạt động kinh doanh vàng khác quy định tại Nghị định 24. Bởi các DN chỉ vay vàng để làm vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và trả lãi cho người gửi, chứ DN không cho vay lại, không thu phí giữ hộ. Như vậy, hoạt động vay vàng của DN chỉ là một công đoạn của quá trình SXKD vàng trang sức, mỹ nghệ và nó không phát sinh lợi nhuận.
Vì vậy, Hiệp hội Kinh doanh vàng đã đề nghị NHNN và Bộ Tư Pháp không nên coi hoạt động huy động vàng của các DN là hoạt động kinh doanh vàng khác để áp đặt DN phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại về việc nhập khẩu vàng sẽ gây khó khăn cho quản lý thị trường vàng miếng và ngoại hối. Tuy nhiên, theo các DN vàng, xét ở góc độ quản lý ngoại hối, việc vay vàng của dân cũng làm giảm nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, tránh được tình trạng chảy máu ngoại tệ. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu vàng trang sức sẽ góp phần tái tạo ngoại tệ cho đất nước.
Trong trường hợp, DN được nhập khẩu vàng thì cũng không ảnh hưởng và gây nên tình trạng vàng hóa vì NHNN đang là người quyết định sản xuất vàng miếng SJC, các thương hiệu khác không được sản xuất vàng miếng thì mọi vấn đề về vàng đều nằm trong sự kiểm soát của nhà nước.
Theo_VietNamNet
Đề xuất doanh nghiệp vay vàng không phải xin phép Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đề xuất không nên coi hoạt động vay vàng của doanh nghiệp giống như kinh doanh vàng trên tài khoản, sàn vàng, giao dịch vàng phái sinh, quỹ đầu tư vàng... để yêu cầu doanh nghiệp phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước. Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đề xuất hàng loạt...