Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm mới được phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa có công văn hướng dẫn, bổ sung một số nội dung về quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn. Để làm rõ hơn quy định trưởng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có ít nhất 2 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, báo Tin tức đã có trao đổi riêng với bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội về vấn đề này.
Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên ở các loại hình trường mầm non đều cần thường xuyên học tập rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nhà giáo để thực hiện tốt việc chăm sóc giáo viên
Hà Nội hiện có tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng dân số, hàng năm trẻ mầm non đến trường tăng khoảng 25.000 – 30.000 trẻ.
Trong đó, tại các địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất, số lượng trẻ của con nữ công nhân lao động được chăm sóc nuôi dưỡng hầu hết tại các cơ sở GDMN ngoài công lập. Một minh chứng là tại xã Kim Chung, Võng La (Đông Anh) – nơi có KCN Bắc Thăng Long đóng trên địa bàn, số trẻ con em công nhân trên địa bàn là hơn 3.000 trẻ; trong đó, số trẻ đến trường công lập là hơn 1.200 ( gần 40%), ngoài công công lập là gần1.900, chiếm tới 60%.
Thông tin từ Phòng Giáo dục huyện Đông Anh, số lượng trẻ trên địa bàn tăng nhanh nên hệ thống trường lớp công lập chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của cha mẹ học sinh. Các nhóm trẻ tư thục thành lập nhanh, nhiều nhóm vượt quá số trẻ theo quy định. Đa số các phòng học được cải tạo từ nhà ở nên thiết kế chưa phù hợp với trẻ. Đồ dùng đồ chơi thiếu.
Trước thực tế này, Sở GD-ĐT Hà Nội kịp thời ban hành công văn hướng dẫn, bổ sung một số nội dung về quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn thành phố.
Trong đó có quy định trưởng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có trình độ đào tạo Trung cấp sư phạm mầm non trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và có kinh nghiệm ít nhất 2 năm công tác liên tục trong ngành GDMN. Theo bà Hoàng Thanh Hương, như vậy, trưởng nhóm vừa có trình độ chuyên môn, vừa có kiến thức về quản lý giáo dục. Về 2 năm liên tục làm việc trong ngành GDMN, bà Hương cho biết, quy định này được hiểu là làm việc ở các vị trí có thể giáo viên, cán bộ quản lý trong trường mầm non công lập, ngoài công lập.
Video đang HOT
trước lo ngại quy định về trưởng nhóm trẻ đã có đủ kinh nghiệm, khả năng quản lý hay kiến thức giáo dục, kỹ năng để có thể xử lý các tình huống xảy ra tại nhóm trẻ hay chưa, bà Hương lý giải: “Với tiêu chuẩn quy định như vậy, về cơ bản trưởng nhóm đã có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và quản lý để hỗ trợ quản lý hoạt động tại cơ sở GDMN quy mô là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Thực tế để có thể xử lý các tình huống xảy ra tại nhóm trẻ ngoài kiến thức, kỹ năng cơ bản còn cần nhiều yếu tố như năng lực thích ứng, bản lĩnh giải quyết tình huống cụ thể… điều đó không chỉ trưởng nhóm mà mỗi cán bộ quản lý, giáo viên ở các loại hình trường mầm non đều cần thường xuyên học tập rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nhà giáo để thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ”.
Về cơ chế để giám sát điều kiện, chất lượng hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hiện nay theo bà Hương cho biết, theo phân cấp quản lý nhà nước Phòng GD các quận, huyện, thị xã thực hiện chức năng nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đóng trên địa bàn.
Như vậy, Sở GD-ĐT Hà Nội thực hiện cơ chế chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát theo phân cấp quản lý, có quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn.
Để phối hợp, hỗ trợ, giám sát điều kiện, chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập sẽ phải thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh với ít nhất 3 thành viên.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải có văn bản, hồ sơ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn và UBND phường, xã khi có sự thay đổi về nhân sự.
Việc là tỉnh thành đầu tiên trong cả nước ban hành văn bản “Hướng dẫn, bổ sung một số nội dung về quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn thành phố”, Hà Nội mong muốn tăng cường quản lý các cơ sở GDMN trong điều kiện phát triển nhanh chóng của các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện nay.
Tại các khu vực có KCN, nữ công nhân thường chọn gửi con tại các nhóm trẻ, trường mầm non ngoài công lập do các trường công lập chỉ tiếp nhận được trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, trong khi công nhân được nghỉ thai sản theo qui định là 6 tháng. Nữ công nhân làm theo ca chiếm tỷ lệ tương đối lớn, khó khăn trong việc gửi con và chăm sóc các cháu. Công nhân lao động muốn gửi con gần nơi làm việc để thuận lợi việc đưa đón. Tuy nhiên các KCN, KCX chủ đầu tư không tính đến việc xây dựng các trường, nhà trẻ mẫu giáo để các nữ công nhân gửi con yên tâm công tác. Một số vấn đề khó khăn nảy sinh do đặc thù công việc của công nhân, đi sớm, về muộn, làm ca nên các trường công lập khó đáp ứng. Bởi vậy, có địa bàn, phụ huynh không muốn gửi con vào trường công.
Theo Baotintuc.vn
Khó tìm trường lớp cho hàng nghìn trẻ mầm non khu công nghiệp
Với số lượng công nhân lên tới trên 60.000 người, gấp 6 lần dân số xã Kim Chung, huyện Đông Anh, hệ thống trường lớp ở đây đang chịu áp lực rất lớn từ khu công nghiệp Bắc Thăng Long, luôn trong tình trạng quá tải.
Nhu cầu gửi trẻ tại các KCN, KCX của Hà Nội đang tạo áp lực cho hệ thống trường lớp địa phương
Đây mới chỉ là hiện trạng của 1 trong 9 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động tại Hà Nội. KCN Bắc Thăng Long là một trong những nơi tập trung đông doanh nghiệp và người lao động nhất Thủ đô trên tổng số hơn 140.000 công nhân đang làm việc tại các KCN, khu chế xuất (KCX) ở Hà Nội. Sức ép tại đây được lãnh đạo huyện Đông Anh phản ánh với mong muốn có những giải pháp đặc thù.
Một xã có hơn 3.000 trẻ mầm non
Bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, huyện có KCN Bắc Thăng Long, với 63.000 công nhân, gấp 6 lần dân số xã Kim Chung, trên 3.000 trẻ, trong đó trẻ học ở 3 trường công lập, 5 trường tư thục, hơn 10 nhóm trẻ. Hiện số trẻ chưa đến trường là 1.648 trẻ, mức tăng hàng năm 250-300 trẻ. Số trẻ trong độ tuổi mầm non đông, nhóm lớp tư thục "phình" to, gây khó khăn trong quản lý, cấp phép.
Tương tự, KCN Quang Minh, huyện Mê Linh hiện có hơn 100 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn và thường xuyên có 30.000 công nhân làm việc. Lãnh đạo huyện này cho biết, số vợ chồng mới cưới ở khu công nghiệp này vào khoảng 5.000 cặp hiện sinh sống trên địa bàn xã Quang Minh với trên 3.000 trẻ.
Ngoài khó khăn trong đầu tư xây dựng trường lớp, vấn đề chính sách đời sống giáo viên mầm non lại rất đáng bàn trước thực trạng nhiều giáo viên bỏ nghề vì thu nhập quá thấp, công việc vất vả.
Xã hiện có 2 trường công lập, 5 nhóm trẻ tư thục, đáp ứng tạm thời phần nào nhu cầu gửi trẻ của công nhân dù còn hạn chế do diện tích trường lớp chật hẹp. Tuy nhiên đến năm 2020, Mê Linh dự kiến có khoảng 3.500 trẻ, năm 2025 sẽ là 5.000 trẻ thì việc đáp ứng trường lớp sẽ là bài toán lớn.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, ông Phạm Xuân Tiến cho biết, Hà Nội đang có 17 KCN, KCX, trong đó, có 9 KCN đang hoạt động. Hiện các KCN trên địa bàn Hà Nội có khoảng 14,6 vạn lao động, trong đó, lao động nữ chiếm tới 70%, lao động ngoại tỉnh chiếm 60% và phần lớn đang ở độ tuổi sinh đẻ (từ 18-25 tuổi). Về cơ bản, số lượng trẻ của gia đình công nhân lao động được chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non (công lập và ngoài công lập).
Tuy nhiên, mỗi xã chỉ có từ 1-2 trường công lập, chỉ tiếp nhận được trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, trong khi công nhân được nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng. Nữ công nhân làm theo ca chiếm tỷ lệ tương đối lớn, gặp khó khăn trong việc gửi và chăm sóc con cái... Trong khi đó, các KCN, KCX không tính đến việc xây dựng các nhà trẻ, mẫu giáo để các nữ công nhân gửi con yên tâm làm việc.
Quá tải cả bộ máy
Theo phản ánh từ huyện Mê Linh, huyện này đã xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp để đảm bảo việc tăng trẻ mầm non từ các KCN giai đoạn năm 2020-2030. Tuy nhiên, ngoài khó khăn trong đầu tư xây dựng trường lớp, vấn đề chính sách, đời sống giáo viên mầm non lại rất đáng bàn trước thực trạng nhiều giáo viên bỏ nghề vì thu nhập quá thấp, công việc vất vả.
Không chỉ hệ thống giáo dục quá tải mà cả hệ thống quản lý Nhà nước tại các địa bàn tập trung KCN, KCX cũng đang trong tình trạng căng thẳng.
Bà Nguyễn Thị Tám kiến nghị: "Việc KCN giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đã thấy rõ nhưng gánh nặng về quản lý nhà nước trên địa bàn như bộ máy quản lý cấp xã, hệ thống trường học, y tế, an sinh xã hội cũng vì thế mà gia tăng áp lực. Để quản lý giáo dục tuổi mầm non vô cùng vất vả. Chúng tôi đề nghị thành phố cần có cơ chế đặc thù cho những địa phương tập trung nhiều khu KCX, KCN".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, Hà Nội nên rà soát, dành quỹ đất, kêu gọi đầu tư, có chính sách thích hợp để xây dựng trường lớp đảm bảo điều kiện gửi trẻ ở các KCN. Đồng thời, cần quan tâm vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, nhất là xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp. Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, hiện nay, TP.HCM đã có chính sách tăng lương theo giờ làm thêm đối với giáo viên mầm non.
Theo ANTĐ
Dự thảo quy định nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến lớp: Nhiều bất cập, lắm băn khoăn Trước thông tin các cơ sở mầm non (MN) được phép nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục năm 2017, đa số ý kiến cho rằng rất khó khả thi. Bữa sáng của trẻ trường Mầm non Sơn Ca (Sóc Sơn - Hà Nội). Ảnh: Trung Anh Người mừng, kẻ lo Dù quy...