Cơ hội xét tuyển ĐH cuối cùng
Các chuyên gia về tuyển sinh khuyên thí sinh nên cân nhắc khả năng tài chính, đồng thời xem xét chất lượng của trường khi đăng ký xét tuyển đợt cuối
Những thí sinh (TS) không trúng tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung tại các trường vẫn còn nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ. Nhiều trường ngoài công lập vẫn đang trong giai đoạn tuyển đợt cuối cùng với chỉ tiêu tuyển còn khá nhiều.
Nhiều ngành còn rộng cửa
Hiện Trường ĐH Mở TPHCM đang trong thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển NV bổ sung cho đến hết ngày 28/9. Tuy nhiên, lượng hồ sơ nộp trực tiếp ở trường và qua đường bưu điện đã lên tới gần 10.000, do đó dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành sẽ tăng cao và cơ hội cạnh tranh sẽ rất khó khăn đối với thí sinh chỉ đạt điểm ngang sàn xét tuyển. Dù vậy, với mức điểm bằng điểm sàn, TS vẫn còn nhiều cơ hội vào các trường ngoài công lập.
Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Phượng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, cho biết sau 3 đợt tuyển bổ sung, trường đã gọi được gần đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội cho TS ở 3 ngành: công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông. Mỗi ngành trường tiếp tục tuyển 50 chỉ tiêu.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Ảnh: Tấn Thạnh
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu phó Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, hiện trường vẫn nhận hồ sơ xét tuyển tất cả các ngành đến ngày 29-9. Hồ sơ tập trung nhiều vào khối ngành kinh tế, điều dưỡng nhưng so với chỉ tiêu vẫn chưa đủ. Đặc biệt, các ngành khối công nghệ, kỹ thuật, xã hội (ngoại ngữ) vẫn còn thiếu rất nhiều chỉ tiêu, đây là cơ hội cho TS bởi trường chỉ xét tuyển bằng điểm sàn và khả năng trúng tuyển rất cao.
Đại diện Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF) cho biết trường vẫn còn 300 chỉ tiêu xét tuyển vào hệ ĐH các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, công nghệ thông tin. Hệ CĐ các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán kiểm toán, mạng máy tính và truyền thông. Cơ hội trúng tuyển rất cao vì trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM cũng tiếp tục xét tuyển 950 chỉ tiêu các ngành hệ ĐH và 800 chỉ tiêu các ngành CĐ cho đến ngày 13-10 với mức điểm xét tuyển chỉ bằng điểm sàn. Trong đó, nhiều ngành kỹ thuật như điện tử – truyền thông điện, điện tử, công nghệ thông tin… vẫn rất rộng cửa. Ngay cả khối ngành kinh tế, TS vẫn còn nhiều cơ hội vì sau 3 đợt xét tuyển, hồ sơ ảo rất cao nên trường sẽ tiếp tục xét tuyển đủ chỉ tiêu.
Cân nhắc nhiều yếu tố
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng với cơ hội cuối cùng này, TS phải cân nhắc kỹ để chọn một trường phù hợp. Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Phượng lưu ý rằng thời gian xét tuyển đã gần hết, do đó TS phải biết được thực tế ngành nào còn cơ hội cao so với mức điểm của mình chứ không nên chạy theo ngành “hot” nữa. TS nên đến tận trường mình có ý định đăng ký xét tuyển để trực tiếp tham quan cơ sở vật chất của trường, bởi nhiều lúc thông tin qua mạng sẽ không phản ánh hết được thực tế về trường đó.
Thạc sĩ Trần Ái Cầm cũng cho rằng năm nay quy định của bộ tạo thêm cơ hội cho TS. Tuy vậy, TS phải cân nhắc kỹ bởi thực tế do có nhiều cơ hội nhưng lại không nắm được cơ hội nào nên phải chấp nhận bị loại. “TS phải xem xét mình thực sự yêu thích ngành nào, tiếp đến cân nhắc khả năng tài chính của gia đình, cơ sở vật chất của trường có gần nhà không, chất lượng của trường ra sao… trước khi lựa chọn” – thạc sĩ Cầm khuyên.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cũng cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ. TS cần quyết định rõ ràng để nộp vào một trường mình chọn có cơ hội trúng tuyển cao, tránh việc nộp vào rút ra gây khó khăn cho trường lẫn TS. “Quan trọng nhất là TS nên cân đối về khả năng tài chính để vào trường có mức học phí phù hợp. Ngoài ra, TS nên đến trường để xem văn hóa tổ chức của trường đó, giờ giấc học tập…, nếu thấy phù hợp thì mới đăng ký” – tiến sĩ Thành nói.
Nhiều ĐH vùng, địa phương xét NV3ĐH Huế thông báo xét tuyển NV3 nhóm ngành quản lý tài nguyên môi trường (Trường ĐH Nông Lâm): 50 chỉ tiêu, sư phạm hóa học (Trường ĐH Sư phạm): 70 chỉ tiêu Hán Nôm, triết học, ngôn ngữ học, địa chất học (Trường ĐH Khoa học) mỗi ngành 30-40 chỉ tiêu. Ngoài ra, còn 150 chỉ tiêu vào phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị các ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật trắc địa bản đồ. Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 26/9.Trường ĐH Tiền Giang xét tuyển NV3 các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật xây dựng, công nghệ thực phẩm, nuôi trồng thủy sản.Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai) tiếp tục xét tuyển đến ngày 30-10 tất cả các ngành học điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Theo người lao động
Cân nhắc mức học phí khi nộp hồ sơ
Hiện nay, ở các trường ngoài công lập, mức học phí giữa các trường, các ngành khá chênh lệch. Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, mức học phí năm nay đều tăng từ 5 đến 6 trăm nghìn đồng so với năm trước.
Mức học phí bậc ĐH của trường này thấp nhất là khối ngành Quản trị Kinh doanh với 5,3 triệu đồng/học kỳ, cao nhất là Công nghệ thực phẩm, khối ngành Mỹ thuật công nghiệp: 6,8 triệu/học kỳ.
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM cũng đưa ra mức học phí từ 6,5 triệu đến 8 triệu đồng/học kỳ.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, học phí 14,4 triệu đồng/năm. ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM, học phí năm nhất là từ 12 đến 15 triệu đồng/năm tuỳ ngành.
ĐH Văn Lang, mức học phí từ 6 triệu đồng đến 14,5 triệu đồng/học kỳ. TS Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Học phí của nguyên cả khóa học sẽ không thay đổi. Ngoài học phí sinh viên không phải đóng thêm một khoản tiền nào khác".
ĐH Quốc tế Hồng Bàng, học phí trung bình 12,98 triệu đồng/năm. Riêng các ngành Kiến trúc, Điều dưỡng, Kĩ thuật y học: 15,98 triệu đồng/năm. ĐH Hoa Sen mức học phí hệ Chương trình tiếng Việt: từ 39,6 triệu đến 45,6 triệu đồng/năm, chương trình Tiếng Việt và Tiếng Anh từ 48 triệu đồng đến 51,6 triệu đồng/năm.
ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM, mức học phí 7,4 triệu đồng/tháng chưa kể học phí tiếng Anh.
Hàng loạt ĐH vùng, ĐH công lập địa phương khắp cả nước công bố xét tuyển hàng ngàn chỉ tiêu NV bổ sung với điểm xét tuyển chỉ ở mức điểm sàn như ĐH Tây Nguyên, ĐH Cần Thơ, ĐH An Giang, ĐH Quy Nhơn, ĐH Tiền Giang, ĐH Đà Lạt...
Tất cả các trường ĐH công lập này đều có mức trần học phí đối với hệ ĐH như sau: Khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản: 420 nghìn đồng/SV/tháng Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch: 480 nghìn đồng/SV/tháng Y dược: 570 nghìn đồng/SV/tháng.
Các trường ĐH ngoài công lập "gần nhà" có mức học phí cao hơn.
ThS. Trần Đình Lý, trường ĐH Nông lâm TPHCM khuyên: "Thí sinh cần biết rằng hiện nay nhiều trường ngoài công lập chất lượng giảng dạy không kém gì các trường công lập, thậm chí một số trường còn tốt hơn. Mặt khác, các trường ĐH vùng, ĐH địa phương đào tạo đa ngành nghề, đa bậc học không khác gì các trường ĐH ở các thành phố lớn, do đó thí sinh không nên nhất nhất là phải đăng ký xét tuyển NV2 vào các trường ĐH ở các thành phố. Nếu điều kiện gia đình không cho phép học ở thành phố thì thí sinh hãy chọn cho mình con đường học ở các trường ĐH gần nhà".
Theo tiền phong
Hút thí sinh bằng học bổng "khủng"? Với kết quả điểm thi quá thấp cùng việc Bộ GD-ĐT thay đổi cách xét tuyển mới, nhiều trường ngoài công lập lẫn đại học địa phương đứng ngồi không yên vì lo không có thí sinh. Để gây sự chú ý của thí sinh đến với trường mình, hàng loạt trường ĐH đang chạy đua tung học bổng tiền tỷ dành cho...