Cơ hội xét tuyển cho thí sinh liên thông
2013 là năm đầu tiên tuyển sinh liên thông thực hiện theo Thông tư 55, nghĩa là thí sinh tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng muốn học lên bậc cao hơn phải thi kỳ thi ĐH, CĐ chung.
Thí sinh liên thông nộp hồ sơ tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Theo số liệu từ các trường, lượng thí sinh diện này trúng tuyển rất thấp. Thạc sĩ Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết: “Năm nay trường tuyển 240 chỉ tiêu liên thông. Số lượng thí sinh trúng tuyển vào hệ này theo kỳ thi chung chỉ khoảng 60 em. Nhìn chung, điểm của các em rất thấp nên trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn”.
Tương tự, tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, PGS-TS Hồ Đắc Lộc – Hiệu trưởng, cho hay: “Hầu như rất ít thí sinh đậu vào hệ này, đa số các em toàn dưới điểm sàn”. Trường nhận khoảng 500 hồ sơ dự thi, số thí sinh trúng tuyển khoảng trên 60. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thông tin: “Trường tuyển 800 chỉ tiêu liên thông. Mặc dù các em đạt điểm sàn chúng tôi đều lấy hết nhưng số lượng không được bao nhiêu. Hiện chỉ tiêu còn rất nhiều, trường sẽ tiếp tục tuyển trong đợt thi riêng vào tháng 11 tới”. Kết quả thi liên thông tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cũng không khả quan hơn, chỉ 10% thí sinh trúng tuyển trong tổng số 200 dự thi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có thí sinh trên điểm sàn nhưng đăng ký dự thi vào trường có điểm chuẩn cao nên không trúng tuyển. Những thí sinh này vẫn còn có cơ hội khác vì theo quy định nếu đạt trên điểm sàn, thí sinh vẫn được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi như hệ chính quy. Vì thế, thí sinh có thể xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào trường ĐH-CĐ khác.
Thạc sĩ Hoàng Đức Bình cho biết: “Trường vẫn nhận hồ sơ nguyện vọng bổ sung cho thí sinh liên thông với mức điểm chuẩn bằng điểm sàn”. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ nhận hết thí sinh nào đạt điểm sàn. Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cũng còn 200 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Theo TNO
Cân nhắc khi nộp hồ sơ xét tuyển
Hôm qua, các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Ghi nhận của phóng viên cho thấy thí sinh chưa vội nộp hồ sơ.
Bớt nôn nóng
Khác với không khí chen chúc nộp hồ sơ xét tuyển các năm trước, sân Trường ĐH Sài Gòn trong buổi sáng đầu tiên nhận hồ sơ xét tuyển khá yên bình. Dù trường đã chuẩn bị sẵn dù che, ghế ngồi và bố trí nhiều khu vực nhận hồ sơ khác nhau nhưng số thí sinh đến trường chỉ rải rác. Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: "Đến cuối ngày, trường nhận được hơn 700 hồ sơ. Con số này so với năm trước giảm nhiều, do năm nay điểm xét tuyển các ngành cao hơn không có nhiều ngành xét tuyển bằng điểm sàn như năm trước. Hơn nữa, việc chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc cũng giúp thí sinh cân nhắc hơn".
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tương tự, trong ngày đầu tiên, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng chỉ nhận được 181 hồ sơ, chủ yếu thí sinh nộp vào ngành công nghệ thông tin và chăn nuôi. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TP.HCM cũng có trên 120 hồ sơ trong buổi sáng, trong đó hơn 50% hồ sơ nộp vào các ngành kỹ thuật mà chủ yếu là ngành công nghệ thông tin. Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, đến cuối ngày cũng nhận được gần 400 hồ sơ đăng ký vào bậc ĐH và gần 100 hồ sơ bậc CĐ. Trong đó, các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tập trung vào các ngành như công nghệ thực phẩm, công nghệ hóa học, các ngành kinh tế... Các trường ĐH: Mở TP.HCM, Công nghiệp TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM từ 100 đến 300 hồ sơ.
Trong buổi sáng qua, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chỉ nhận được khoảng 100 hồ sơ, chủ yếu của thí sinh thi khối D. Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ - Trưởng phòng Đào tạo, điều này cho thấy thí sinh năm nay không còn nôn nóng nữa mà đã cẩn trọng hơn trong việc nộp hồ sơ. Trường cũng tư vấn cho nhiều thí sinh nên xem xét số lượng hồ sơ được công bố thường xuyên rồi mới nộp để có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Theo ông Hạ, khoảng 5-6 ngày trường sẽ công bố số liệu một lần và tạo cơ hội cho các thí sinh rút hồ sơ nộp qua trường khác nếu thấy ít cơ hội.
Nhiều trường... xé rào
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển bắt đầu từ ngày 20.8 và kết thúc ngày 30.10, chia làm 3 đợt, mỗi đợt 20 ngày. Trong khi đó, ngày 20.8, một số thí sinh đến Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đề nghị cấp lại giấy báo điểm. Những thí sinh này chưa nhận được giấy báo điểm nhưng theo thông báo của một số trường, thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 chỉ kéo dài đến ngày 22.8. Trường không thể đáp ứng yêu cầu này vì muốn được cấp lại giấy báo điểm, thí sinh phải có giấy xác nhận của nơi nộp hồ sơ là chưa nhận được giấy báo điểm hoặc thất lạc giấy. Trong khi đó, trên website, Trường ĐH Thăng Long thông báo nhận hồ sơ từ ngày 9.8 - 28.8. Như vậy, trường này vừa nhận hồ sơ và kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đều quá sớm so với quy định. Ngày 28.8, vẫn còn nhiều thí sinh chưa nhận được giấy báo điểm của các trường.
Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn thông báo nhận hồ sơ từ ngày 20.8 - 31.8 cũng vi phạm quy định về thời gian kết thúc xét tuyển. Ngạc nhiên hơn, trường này thông báo thời gian nhập học và đón thí sinh trúng tuyển nguyện vọng bổ sung từ 20.8 - 30.8. Tương tự, Trường ĐH Phan Châu Trinh thông báo xét tuyển từ ngày 20.8 - 10.9 nhưng thời gian nhập học lại từ 24.8 - 15.9. Từ ngày 15.8, Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM cũng đã nhận hồ sơ xét tuyển.
Dù Bộ có quy định rõ ràng về việc xét tuyển nhưng có trường vẫn "xé rào". Chẳng hạn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM tự cấp giấy báo trúng tuyển cho các thí sinh không trúng tuyển ngành đăng ký dự thi bậc ĐH vào các ngành bậc CĐ. Mặc dù trường vẫn cấp cho thí sinh các giấy chứng nhận kết quả thi để thí sinh không có nguyện vọng học CĐ tại trường có thể tham gia xét tuyển các trường khác, nhưng cách làm của trường đã hạn chế cơ hội xét tuyển của thí sinh trường khác nếu nộp hồ sơ vào CĐ. Đúng quy chế, trường phải tiến hành nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung các thí sinh này như với các thí sinh từ trường khác.
Theo TNO
"Choáng" với học phí ngoài công lập Cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) đang tới hồi cao trào. Tuy nhiên, theo phản ảnh từ các thí sinh, học phí quá cao khiến nhiều em e dè khi đăng ký xét tuyển NVBS vào các trường ĐH-CĐ ngoài công lập. Phụ huynh, sinh viên đều sốc Trước mùa tuyển sinh, nhiều trường ĐH công bố mức học phí...