Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức tại tỉnh Bình Thuận vào chiều qua 16.3, học sinh hỏi nhiều đến những ngành nghề liên quan khối xã hội – nhân văn.
Học sinh tỉnh Bình Thuận sôi nổi tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại tỉnh này – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Làm gì nếu học ngành triết ?
Một học sinh Trường THPT Phan Thiết thắc mắc: “Em nghe nói rất ít người theo học ngành triết học. Vì sao như vậy? Nếu học ngành này, cơ hội việc làm có cao không?”. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho biết: “Triết học là một trong những môn học bắt buộc được giảng dạy trong phần đại cương đối với các trường ĐH, CĐ. Nếu liên hệ kiến thức triết học với thực tế được thì đây sẽ là môn học rất thiết thực và thú vị. Một số trường có đào tạo ngành triết học. Sinh viên ra trường có thể tham gia giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trường chính trị hoặc có thể làm trợ lý cho lãnh đạo, ban lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp…”.
Huỳnh Thị Mỹ Phụng, học sinh Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, đặt câu hỏi: “Em muốn học ngành luật. Em chỉ cần khả năng học bài, lập luận sắc bén hay chỉ lòng nhiệt huyết, say mê, yêu thích ngành học?”. Tiến sĩ Trần Thanh Long, Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), tư vấn: Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần lòng nhiệt huyết, đam mê. Riêng ngành luật, đặc thù của ngành là cần đọc nhiều, suy luận nhiều. Học luật kinh tế vẫn có thể làm tại tòa án, viện kiểm sát, UBND tỉnh, bộ phận pháp chế các cơ quan nhà nước hoặc phòng tổ chức chuyên về nhân sự, lao động của Sở LĐ-TB-XH…
Báo Thanh Niên cảm ơn Công ty Vietravel đã hỗ trợ phương tiện vận chuyển cho đoàn tư vấn; Sở GD-ĐT Bình Thuận, Tỉnh đoàn, Đài PT-TH, Công ty xổ số kiến thiết tỉnh, Ban Giám hiệu Trường THPT Phan Bội Châu, Bảo Việt Bình Thuận, VNPT Bình Thuận, Trung tâm dạy nghề Thanh Long Đỏ phối hợp tổ chức thành công chương trình ở Bình Thuận; Trường ĐH Lạc Hồng trao 10 suất học bổng Nguyễn Thái Bình cho học sinh.
Video đang HOT
Trả lời thắc mắc của một học sinh về ngành thư ký văn phòng, tiến sĩ Trần Mạnh Thành cho biết sinh viên học ngành này được trang bị kỹ năng làm các công việc: quản lý các loại văn bản, giấy tờ, hồ sơ, lập kế hoạch cho lãnh đạo và theo dõi thực hiện kế hoạch, tham gia tổ chức sự kiện của cơ quan, tổ chức chuyến đi công tác cho lãnh đạo và người có liên quan trong cơ quan, doanh nghiệp… Các công việc có thể làm khi học ngành này là cán bộ văn thư tại cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, thư ký giám đốc. Nhiều người có thể làm sang lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện.
Tinh giản biên chế có ảnh hưởng đến việc làm những năm tới ?
Một học sinh từ tỉnh Ninh Thuận đặt câu hỏi qua đường dây nóng: “Theo đề án của Bộ Nội vụ, 4 năm nữa sẽ tinh giản rất nhiều biên chế, vậy 4 năm nữa em học ra trường có việc làm không?”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Bình Thuận và Ninh Thuận đều có rất nhiều resort quốc tế nhưng phần lớn resort đang do người tỉnh khác hoặc người nước ngoài quản lý. Đây là cơ hội cho học sinh về làm việc tại địa phương. Các em chỉ cần cố gắng học giỏi để thay thế quản lý các resort này. Chưa kể, trong tỉnh còn rất nhiều ngành nghề cần nhân lực trong các năm tới. Ngoài ra, đề án của Bộ Nội vụ chỉ liên quan đến biên chế tại cơ quan nhà nước, các em không phải lo lắng nhiều”.
Trả lời câu hỏi của một học sinh về việc học ngành gì bổ trợ tốt cho việc bán gạo sau này, PGS-TS Phạm Văn Hiền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, giải đáp: “Em có thể học ngành kinh doanh nông nghiệp hoặc kinh doanh thương mại. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng 2 thế giới, hằng năm xuất khẩu hàng triệu tấn gạo. Học các ngành này có thể kinh doanh từ khâu sản xuất đến kênh tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài”.
Nguyễn Minh Phú, học sinh Trường THPT Phan Chu Trinh, đặt câu hỏi: “Nhà em kinh doanh hải sản, các thầy cô tư vấn giúp em học xong em nên làm ở nhà hay các doanh nghiệp bên ngoài?”. Thầy Châu Minh Quý, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing, tư vấn: “Các trường đào tạo hướng đến cung cấp tri thức để các em nhận thức xã hội, ngành nghề, tham gia làm việc trong tương lai. Ra trường các em đều có thể làm ở các công ty nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả công ty của gia đình”.
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2014 sẽ tiếp tục diễn ra ở 2 tỉnh Bến Tre và Bạc Liêu từ ngày 21.3.
Theo TNO
Ngành nào của Trường ĐH Y dược TP.HCM tạm dừng tuyển sinh?
Trường ĐH Y dược có những ngành nằm trong 207 ngành bị Bộ GD-ĐT yêu cầu tạm dừng tuyển sinh, vậy cho em hỏi đó là những ngành nào và đến bao giờ mới được tuyển sinh trở lại? (Nguyễn Hoàng Trân, học sinh lớp 12 chuyên hóa Trường THPT Hùng Vương, Đồng Xoài, Bình Phước).
Học sinh đặt câu hỏi trong một buổi tư vấn tuyển sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
- PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM: Đó là ngành kỹ thuật y học (hình ảnh), kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Đây là 3 ngành học thuộc hệ cử nhân.
Về vấn đề này, chúng tôi cũng đã làm việc với Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế để trình bày vấn đề. Vì ở Việt Nam, ngành kỹ thuật phục hình răng chưa đào tạo được tiến sĩ. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng không có đào tạo tiến sĩ ở ngành này. Nên ngành này không thể có người đạt trình độ tiến sĩ được.
Ngành vật lý trị liệu tại Việt Nam cũng còn khá non trẻ và chưa có nơi nào trong nước đào tạo bậc tiến sĩ. Tương tự, ngành còn lại là kỹ thuật y học (hình ảnh) cũng chưa có đào tạo tiến sĩ.
Sau quá trình làm việc với Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế, nhiều khả năng là trong năm nay trường sẽ được tiếp tục tuyển sinh. Nhưng cụ thể như thế nào thì cần phải đợi thông tin chính thức.
* Em muốn chọn thi ngành logistics, nhưng không biết trường nào có tuyển sinh ngành này và cơ hội việc làm, thu nhập ra sao? Em mong được tư vấn giúp. ( Nguyễn Văn Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai).
- Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Ngành Logistics tại Việt Nam còn khá non trẻ nhưng ở nhiều nước trên thế giới đang rất phát triển. Đặc biệt, tại Hồng Kông có một trường ĐH chuyên đào tạo về Logistics. Công việc của ngành này nói nôm na là kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Hiện nay ĐH Giao thông vận tải TP.HCM có đào tạo ngành quản trị logistics và vận tải đa phương thức. Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa, bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.
Đồng thời, sinh viên ngành này cũng được học kiến thức marketing quốc tế, chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, quản trị chiến lược, xây dựng - quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức.
Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung...
Đặc biệt, các em có thể làm việc tại các công ty quốc tế và làm việc trong môi trường quốc tế, tùy thuộc vào khả năng ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của các em. Theo tôi được biết, hiện nay Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 cũng có đào tạo ngành này.
Theo TNO
Chọn nghề phù hợp Không chỉ quan tâm đến ngành nghề đào tạo của các trường, học sinh còn chú ý tới cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM) hào hứng theo dõi chương trình - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Những băn khoăn này của học sinh (HS) đã được các chuyên gia giải đáp trong buổi...