Cơ hội việc làm lớn cho điều dưỡng viên Việt Nam tại Nhật
Các kỳ thi kỹ năng đầu tiên dành cho điều dưỡng viên muốn làm việc tại Nhật Bản dự định được tổ chức tại Việt Nam và Philippines.
Những phụ nữ trẻ người Việt Nam và Philippines vui vẻ chụp ảnh chung trong một lớp học ở Osaka để chuẩn bị cho kỳ thi nhận chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng tại Nhật Bản
Các kỳ thi kỹ năng đầu tiên dành cho điều dưỡng viên muốn làm việc tại Nhật Bản dự định được tổ chức tại Việt Nam và Philippines. Do vậy, người lao động hai quốc gia Đông Nam Á này sẽ có nhiều cơ hội được tuyển dụng theo chương trình thị thực (visa) lao động mới.
Tờ Japan Times ngày 26/1 dẫn các nguồn thạo tin trong Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này đang xem xét tổ chức các cuộc kiểm tra kỹ năng đầu tiên cho điều dưỡng viên Việt Nam và Philippines muốn làm việc tại Nhật Bản theo chương trình visa lao động mới.
Chương trình visa nói trên dự kiến sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 4 tới, áp dụng cho 14 ngành nghề, trong đó có xây dựng, canh tác nông nghiệp, điều dưỡng, phục vụ nhà hàng. Đây là những lĩnh vực thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày càng già đi vì tỷ lệ sinh liên tục giảm sút cũng như tính chất của những công việc mà người bản địa Nhật Bản thực sự không muốn làm.
Hệ thống cấp visa mới bao gồm 2 loại. Visa loại số 1 dành cho những người làm những công việc đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm nhất định, còn visa loại thứ 2 dành cho lao động làm những việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn.
Visa loại 1, có hiệu lực 5 năm, không cho phép người lao động bảo lãnh gia đình sang Nhật. Trong khi đó, visa loại 2 cho phép bảo lãnh gia đình sang Nhật nhưng giới hạn số lần gia hạn visa.
Chính phủ Tokyo ước tính sẽ tuyển tới 60.000 người nước ngoài thông qua chương trình visa mới này để làm điều dưỡng tại Nhật Bản trong 5 năm đầu tiên. Đây sẽ trở thành ngành có lượng lao động nước ngoài lớn nhất tại Nhật, theo sau là ngành dịch vụ nhà hàng với 53.000 lao động được tuyển dụng trong cùng kỳ.
Hiện, một số nhân viên điều dưỡng từ Việt Nam và Philippines đã làm việc ở Nhật Bản dựa trên các thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương giữa Tokyo và chính phủ các nước Đông Nam Á. Những người lao động này nếu đã hoàn thành các khóa học để nhận chứng chỉ chăm sóc y tế tại Nhật, sẽ được miễn thi các bài kiểm tra kỹ năng và ngôn ngữ.
Nguồn tin cũng cho biết, ngành điều dưỡng Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm tra ngôn ngữ độc lập để đánh giá sự hiểu biết của người nộp đơn về ngôn ngữ kỹ thuật và ngôn ngữ cần thiết khác cho nghề nghiệp. Những người vượt qua được các bài kiểm tra kỹ năng và ngôn ngữ này sẽ được cấp visa loại 1, có thời hạn 5 năm.
Video đang HOT
Các bài kiểm tra kỹ năng đối với ngành nhà hàng, khách sạn sẽ được bắt đầu vào tháng 4. Các nguồn thạo tin cho hay, các bài kiểm tra cho lao động ngành nhà hàng sẽ được tổ chức tại Nhật Bản và tại một số nhà hàng Việt Nam. Tuy nhiên, các bài kiểm tra đối với lao động trong ngành khách sạn trước mắt sẽ diễn ra tại Nhật Bản. Các bài kiểm tra kỹ năng cho 11 ngành nghề khác sẽ bắt đầu vào tháng 5 hoặc muộn hơn.
Giới hạn tuyển dụng
Cụ thể hóa việc thực hiện chính sách thị thực mới và nhằm bảo vệ việc làm của các lao động người Nhật Bản, chính phủ nước này đã phác thảo rõ ràng về điều kiện làm việc theo từng ngành, nghề, tình trạng cư trú và khu vực. Trong đó, Tokyo có kế hoạch thiết lập giới hạn tuyển dụng lao động nước ngoài cho các cơ sở điều dưỡng.
Theo bản dự thảo hướng dẫn hoạt động được chính phủ đưa ra cuối tháng 12/2018 và các tài liệu liên quan, mỗi trung tâm điều dưỡng phải duy trì số lượng lao động nước ngoài được tuyển dụng theo visa loại 1 thấp hơn số nhân viên thường xuyên tối thiểu. Hay nói cách khác, việc tuyển dụng lao động nước ngoài sẽ dừng ngay khi sự thiếu hụt lao động của ngành nghề này chấm dứt.
Các nhân viên điều dưỡng người nước ngoài cũng sẽ bị giới hạn làm việc tại các cơ sở điều dưỡng và không được phép tham gia vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Trong các ngành nghề khác như nhà hàng, các bài kiểm tra kỹ năng sẽ được tổ chức ở nhiều địa điểm trên toàn quốc để ngăn chặn sự tập trung lao động nước ngoài tại các thành phố lớn.
Còn yêu cầu đối với lao động có kỹ năng cao hơn (để xin visa loại 2) cũng rất cao, như yêu cầu kinh nghiệm làm trưởng nhóm trong ngành xây dựng hay ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm giám sát viên cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hàng hải và đóng tàu. Các bài kiểm tra kỹ năng cho những người nộp đơn xin visa loại 2 sẽ bắt đầu vào năm tài chính 2021.
Theo baogiaothong
Vụ BS Lương: Ai cho chạy thận khi chưa bàn giao?
Mấu chốt cuối cùng là việc không ngăn cản khi thấy hệ thống RO vận hành mà chưa có kết quả xét nghiệm. Vậy ai quyết định cho chạy lọc thận khi mọi thứ chưa xong?
Ngày 23-1, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến chín người tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần tranh luận giữa đại diện VKS với các luật sư (LS).
Hoàng Công Lương "nổi quạu" với luật sư
HĐXX hỏi bị cáo Hoàng Công Lương có tranh luận gì với đại diện VKS về cáo buộc đối với mình không. Lương trả lời đã ủy quyền cho các LS.
Trước đó, bị cáo này đã phản ứng với một LS bào chữa cho Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh) vì cho rằng bị xúc phạm. Cụ thể, vị LS đề cập việc Lương chưa lần nào xin lỗi đến các gia đình bệnh nhân, tuy nhiên cựu bác sĩ khẳng định ngay trong phiên sơ thẩm lần một đã gửi lời xin lỗi đến các gia đình, điều đau đớn nhất của bị cáo là không cứu chữa được mọi người.
"Còn việc bị cáo có lỗi hay không thì phiên sơ thẩm lần một chưa thể xác định, do đó mới có phiên sơ thẩm lần này" - Lương nói tiếp rồi quay về ghế ngồi.
Đến lượt mình, hầu hết các LS khi bào chữa cho Hoàng Công Lương đều đề nghị HĐXX tuyên thân chủ mình không phạm tội vô ý làm chết người.
LS Nguyễn Thị Thúy Kiều cho rằng bản luận tội của đại diện VKS chưa cập nhật diễn biến trong bảy ngày xét xử, trong đó bao gồm ý kiến của các chuyên gia đầu ngành có lợi cho bị cáo Lương cũng như các bị cáo khác. Bản luận tội gần như y nguyên so với bản cáo trạng đã ban hành.
Theo LS Kiều, Lương không phạm tội vì hành vi ra y lệnh của bị cáo là để cứu người. Lương không có trách nhiệm, nghĩa vụ, càng không thể biết chất lượng về nguồn nước RO bằng mắt thường. Ý kiến các chuyên gia cho thấy trách nhiệm này thuộc về phòng vật tư thiết bị y tế cũng như đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng.
Tài trợ
Bị cáo Hoàng Công Lương (giữa) trong ngày xét xử 23-1. Ảnh: TUYẾN PHAN
"Bị cáo Lương đã kiểm tra chất lượng nguồn nước"
Trong khi đó, LS Trần Thu Nam nêu quan điểm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lương có dấu hiệu oan sai. Đến nay, cơ quan tố tụng đã ba lần thay đổi tội danh đối với Lương, thể hiện sự "loay hoay", "gượng ép" của CQĐT cũng như VKS khi đưa ra kết luận của mình.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 5-2017, đại diện VKS đưa ra rất nhiều căn cứ để cáo buộc Lương phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng tại phiên tòa lần này, đại diện VKS cũng lại đưa ra một bản luận tội khác với bị cáo về tội vô ý làm chết người. "Cùng một con người, cùng một cơ quan nhưng lại đưa ra các nhận định khác nhau?" - LS Nam đặt câu hỏi.
LS Nguyễn Văn Quynh thì cho rằng Lương ra y lệnh sau khi đã kiểm tra chất lượng nguồn nước qua đồng hồ đo độ dẫn điện, đã khám tổng quan cho các bệnh nhân và đều đạt chỉ số sinh tồn cho phép, do vậy không thể nói bị cáo "cẩu thả".
Bên cạnh đó, hệ thống RO số 2 do đơn nguyên thận nhân tạo vận hành, sử dụng nhưng không có nghĩa cán bộ của đơn nguyên có trách nhiệm phải biết nguồn nước có đảm bảo hay không. Trách nhiệm này thuộc về phòng vật tư thiết bị y tế vì bệnh viện đã giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng đối với hệ thống.
Cũng theo Hợp đồng số 315, trách nhiệm xét nghiệm chất lượng nước là của Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn chứ không phải bệnh viện. Do vậy, VKS cáo buộc Lương phải biết nguồn nước sau khi sửa chữa, bảo dưỡng, phải xét nghiệm là không chính xác.
Chưa có kết quả xét nghiệm đã cho chạy thận
Bào chữa cho Bùi Mạnh Quốc, giám đốc Công ty Trâm Anh, LS Giang Văn Quyết cho rằng cáo buộc của VKS nói thân chủ mình để lại tồn dư hóa chất là không phù hợp. Bởi trên thực tế, Quốc chưa làm xong công việc của mình, giả sử làm xong mà vẫn để tồn dư thì mới có thể quy kết được. "Sau khi sửa chữa xong, Quốc không thể dùng lưỡi hay tay để xác định còn tồn dư hóa chất hay không mà phải mang mẫu nước đi xét nghiệm. Vì chưa sửa xong nên không thể đảm bảo an toàn được" - LS này nói.
Người bào chữa cho Quốc thừa nhận thân chủ của mình chưa can ngăn quyết liệt khi thấy đơn nguyên thận nhân tạo đưa hệ thống vào vận hành khi chưa có kết quả xét nghiệm nước. Tuy nhiên, ông phản đối khi VKS xác định Quốc có vai trò lớn nhất, bởi nếu không có việc ra quyết định vận hành hệ thống lọc máu khi chưa có kết quả xét nghiệm thì sự cố đã không xảy ra.
Cũng theo LS này, Bộ Y tế xác định hai hóa chất mà Quốc dùng chưa được cho phép sử dụng đối với trang thiết bị y tế, thế nhưng Thông tư số 14 của bộ này quy định về danh mục các loại trang thiết bị y tế thì lại không có hệ thống RO mà chỉ có máy chạy thận.
Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng sáng ngày xảy ra sự cố, Quốc thấy đơn nguyên vận hành thì phải ngăn cản, bởi hơn ai hết bị cáo hiểu rằng nguồn nước chưa xét nghiệm thì không thể đảm bảo an toàn. Chính việc không ngăn cản cùng với tồn dư hóa chất do Quốc là người trực tiếp sửa chữa và sử dụng đã dẫn tới hậu quả, do vậy trách nhiệm của Quốc phải là lớn nhất.
Đại diện VKS cũng khẳng định cáo trạng không xác định hóa chất mà Quốc sử dụng là chất bị cấm mà chỉ nói Bộ Y tế chưa cấp phép để sử dụng đối với trang thiết bị y tế. Việc sử dụng hóa chất HF và HCL là một trong những cáo buộc của VKS đối với Quốc nhưng mấu chốt cuối cùng là việc Quốc không ngăn cản khi thấy hệ thống RO vào vận hành mà chưa có kết quả xét nghiệm.
Hôm nay (24-1), tòa tiếp tục làm việc.
Hậu quả của việc không ngăn cản bác sĩ
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Bùi Mạnh Quốc, giám đốc Công ty Trâm Anh, đề nghị được tranh luận rõ với đại diện VKS về việc thiết bị RO có phải là trang thiết bị y tế hay không. Quốc nói từ trước đến nay đều xác định hệ thống RO không phải là trang thiết bị y tế. Bị cáo cũng luôn lăn tăn rằng HF và HCL có phải là chất cấm không, bởi trong quá trình 13 năm kinh nghiệm thì chưa có văn bản nào cấm sử dụng.
Dù vậy, Quốc nhận lỗi về việc không ngăn cản các bác sĩ, điều dưỡng viên của đơn nguyên thận nhân tạo khi đưa hệ thống lọc máu vào hoạt động mà chưa có kết quả xét nghiệm nguồn nước.
"Bị cáo chưa bao giờ cẩu thả cho việc vệ sinh, sục rửa, tẩy cặn màng RO. Khi làm bị cáo dựa vào chỉ số của đồng hồ đo độ dẫn điện. Vụ việc xảy ra trong ngày 29-5, bị cáo không phải đổ tội cho ai nhưng có thể do đồng hồ dẫn điện sai số, mong HĐXX xem xét và đánh giá khách quan nhất" - Quốc nói.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Cam kết học sinh tốt nghiệp THPT được làm việc tại Nhật Bản Trung tâm giáo dục phổ thông thuộc Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cam kết 100% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ được làm việc tại Nhật Bản với thu nhập từ 25-30tr/tháng. Học sinh trong giờ thực hành kỹ năng mềm Nhận bằng khen của UBND TP.HCM Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm giáo dục phổ thông, Trường...