Cơ hội vào trường tốp 1 ngay từ lớp 10
Theo Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025, mỗi năm TP.HCM sẽ giảm 3% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập để thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS.
Phòng thực hành Ngành Bảo dưỡng công nghiệp tại Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM
Năm nay sẽ có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS rẽ hướng học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đây là mục tiêu đúng đắn và phù hợp trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao của TP.HCM đang thiếu hụt trầm trọng. Trong hàng loạt các giải pháp phân luồng sau THCS, nâng chất nguồn nhân lực mô hình đào tạo 9 cộng Cao đẳng đang được triển khai tại các trường Cao đẳng được xem là chìa khóa mở cho vấn đề này.
Hệ 9 Cao đẳng chất lượng cao?
Theo các chuyên gia, ưu điểm của chương trình này là người học vừa hoàn thành chương trình THPT vừa lấy được bằng CĐ-ĐH trong thời gian ngắn và sớm gia nhập thị trường lao động. Hệ 9 cộng Cao đẳng còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…
Hiện nay không chỉ có chương trình 9 cộng Cao đẳng, vài trường còn đang triển khai cả chương trình đào tạo 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao. Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM (ICH) là một ví dụ thành công cho việc triển khai mô hình này.
Chương trình đào tạo 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao là chương trình đào tạo học song song văn hóa rút gọn 7 môn với Cao đẳng được chuyển giao từ các trường Đại học uy tín ngay từ lớp 10 như: ĐH Kinh Tế TP.HCM, ĐH Bách Khoa TP.HCM. Đây là chương trình dành cho các học sinh học ở bậc THCS và muốn vào đại học sớm.
Ưu điểm của chương trình này so với chương trình học truyền thống theo Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM là học sinh theo học chương trình này năm 19 tuổi đạt được bằng Cao đẳng chính quy chất lượng cao và bằng THPT. Đến năm 20,5 tuổi lấy bằng đại học uy tín hệ chính quy.
Video đang HOT
Cơ hội lấy bằng đại học chính quy của trường uy tín nhanh nhất
Lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM Trường Cao đẳng Quốc Tế TP.HCM
Hiện Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM đang có chương trình 9 cộng Cao đẳng chất lượng cao ngành: Kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp của Trường ĐH Bách Khoa- ĐHQG TP.HCM.
Chương trình này đảm bảo rằng học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Quốc Tế TP.HCM sẽ được hỗ trợ giảng dạy. thực hành và học tiếp lên Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Sinh viên được cung cấp các kiến thức về bảo dưỡng công nghiệp và các kiến thức cơ điện như cơ khí, vẽ kỹ thuật, hàn, cơ khí, khí nén, thủy lực, lạnh – điều hòa, tự động hóa, điện và điện tử.
Khối lượng thực hành của các môn học cơ điện chiếm từ 50 – 70% ngay tại phòng học của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM giúp cho sinh viên có khả năng thực hành và có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Với Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, ICH hiện có sự hợp tác đào tạo khá nhiều về khối ngành kinh tế như: Quản trị doanh nghiệp, Quản trị nhà hàng khách sạn, Hướng dẫn viên du lịch, Kinh doanh quốc tế, Marketing thương mại.
Sau khi học khối ngành kinh tế, sinh viên sẽ cung cấp những kiến thức sâu rộng về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài. Từ đó, sinh viên có thể nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học chính từ trường đại học uy tín.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM
Lập thân sớm hơn với hướng đi 9 cộng Cao đẳng
Theo các chuyên gia về thị trường lao động, uy tín của một trường ĐH-CĐ được đo lường bởi hai yếu tố chính: chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Hiện nay, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường của Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM là 100%.
Cụ thể, ngoài việc cam kết đầu ra việc làm với từng sinh viên, sinh viên theo học tại ICH còn được bổ trợ, bồi dưỡng khả năng tiếng Anh theo chuẩn Cambridge và tin học quốc tế MOS miễn phí. Đây có thể xem là thế mạnh nguồn nhân lực ICH ba năm trở lại đây khi sinh viên ra trường luôn được các Doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao.
Bạn Nguyễn Thị Mỹ Ngân, học sinh Trường THCS Bình Tân
Đặc biệt, ICH còn rất chú trọng đẩy mạnh chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên học tập, nghiên cứu và trao đổi nhằm nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm. Đây cũng là mục tiêu phát triển chiến lược của Trường Cao đẳng Quốc tế TP.HCM trong quá trình hội nhập Quốc tế.
Chia sẻ lý do chọn ICH để theo học, em Nguyễn Thị Mỹ Ngân, học sinh Trường THCS Bình Tân nói: “Sau khi hoàn thành kỳ thi chuyển cấp và đạt được số điểm khá cao trong kỳ thi vừa qua. Với số điểm này em đủ khả năng vào một trường công lập, nhưng em được biết ICH với môi trường học thân thiện, thầy cô nhiệt tình và đa phần là tiết thực hành giúp giảm tải việc học văn hóa nên em quyết định chọn ICH là nơi học tập và trải nghiệm với nghề nghiệp sớm hơn”.
Tháo gỡ khó khăn cho mô hình đào tạo 9+
Trường CĐ Giao thông Vận tải T.Ư 2 (An Dương, Hải Phòng) là một cơ sở đào tạo theo mô hình 9 cộng.
Cô Cao Thị Mỹ Hạnh tại lớp đào tạo theo mô hình 9 cộng nghề Điện Công nghiệp.
Những năm qua, mô hình này mở ra nhiều cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THCS có thể rút ngắn thời gian đào tạo, đồng thời giải quyết bài toán phân luồng. Tuy nhiên mô hình này cũng còn những khó khăn cần tháo gỡ.
Chuyện người trong cuộc
Hai năm trước, Nguyễn Yến Nhi ở Kiến An, Hải Phòng rơi vào trạng thái lo lắng, mất phương hướng khi không đủ điểm để vào học trường THPT. Mọi cánh cửa học tập cho tương lai dường như đều bị đóng lại... Yến Nhi chia sẻ rằng, thi vào cấp 3 em bị thiếu điểm, cảm giác lúc đó rất buồn và hụt hẫng. Nhưng khi được giới thiệu đến học tại đây, em thấy con đường học tập được mở ra rất nhiều. Vừa được học nghề và học văn hóa. Khi ra trường em có thể đi làm ngay, tự tạo việc làm, hoặc có thể tiếp tục học lên trình độ cao đẳng. Với trình độ nghề điện được học, em có thể sửa chữa hoặc kinh doanh đồ điện.
Cùng học lớp điện công nghiệp với Yến Nhi tại trường, Mai Khánh Linh cho biết, buổi sáng các em học nghề đến 11 giờ, sau đó khoảng 12 giờ 45 phút học văn hóa. Quá trình học nghề được đào tạo kiến thức và thực hành nhiều kỹ năng của nghề điện công nghiệp. Từ nhà em đến trường khoảng 4km, học cả ngày cũng khá vất vả, nhưng muốn có được kết quả tốt thì cần phải cố gắng nhiều hơn.
Dù có nhiều thuận lợi đối với người học, nhưng mô hình 9 cộng đặt ra nhiều thách thức đối với người dạy. Cô Cao Thị Mỹ Hạnh - giáo viên Khoa Điện - Điện tử cho biết, các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn nên phải uốn nắn nhiều. Khả năng tiếp thu so với sinh viên cao đẳng chậm hơn do thiếu nền tảng kiến thức nên đọc sơ đồ bản mạch, khí cụ điện... tương đối khó khăn. Một số kỹ năng phải đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đối với các em thực sự yêu thích nghề, khả năng tiếp thu tốt hơn do có sự tập trung và chịu khó tìm hiểu. Đến thời điểm này, nhìn chung các em đã bắt đầu có được những kỹ năng cơ bản và thực hành đúng với yêu cầu đào tạo.
Về kiến thức văn hóa, cô Đỗ Thị Hồng Minh - giáo viên thỉnh giảng môn Toán cho biết có khá nhiều khó khăn. Học sinh hầu hết không thi vào được cấp 3, kiến thức văn hóa bị hổng nhiều. Do đó giáo viên mất rất nhiều thời gian để giảng dạy lại những kiến thức cũ. Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, các em phải học cả 2 buổi một ngày, lượng kiến thức văn hóa cũng khá nhiều, tương đương với chương trình THPT. Vì vậy, nhà trường giảng dạy tập trung vào những kiến thức trọng tâm, để các em có thể nhận biết, thông hiểu và vận dụng được trong quá trình học nghề. Đồng thời, đủ năng lực tham gia vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Nhanh tốt nghiệp, sớm có việc làm
Theo ông Đặng Văn Phi - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Giao thông Vận tải TƯ 2, đây là năm thứ 7 nhà trường đào tạo mô hình 9 cộng. Có khoảng trên 700 học sinh và đã có 200 em tốt nghiệp. Khi tuyển sinh, nhà trường công bố chuẩn đầu ra của các nghề để các bậc phụ huynh và học sinh có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp với khả năng của gia đình và học sinh. Hàng năm nhà trường tổ chức khảo sát lần vết về việc làm của học sinh tốt nghiệp, ra trường... từ đó điều chỉnh kế hoạch đào tạo của nhà trường cho phù hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các em học trung cấp theo mô hình 9 cộng ra trường có việc làm. Ngay từ lúc các em còn đang học nghề tại trường đã có các đơn vị doanh nghiệp như LG Display, Khu công nghiệp Vship... mời các em về thực tập tại nhà máy. Trong quá trình thực tập, doanh nghiệp lập kế hoạch lựa chọn những học sinh có kỹ năng tốt, trình độ chuyên môn phù hợp. Do đó, các em sau tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc ngay, không mất thời gian thử việc, mức thu nhập ban đầu bình quân 6 - 8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho các em học theo mô hình 9 .
Dạy kiến thức văn hóa cho các em đạt tiêu chuẩn để học nghề, nhà trường phối hợp với Trung tâm GDTX huyện Kiến An, Trung tâm GDTX huyện An Dương... để giảng dạy phần kiến thức văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thi THPT theo kỳ thi chung để lấy bằng THPT. Về phần đào tạo nghề thì thi nghề để lấy bằng trung cấp nghề. Sau kỳ thi nếu đạt yêu cầu, theo quy định các em được học liên thông lên trình độ cao đẳng nếu có nhu cầu, hoặc có thể tham gia ngay vào thị trường lao động.
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần cách làm mới Để đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9), ngành Giáo dục đã chủ trương đưa nội dung dạy học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục hiện hành. Học sinh cần được tiếp cận với các chương trình hướng nghiệp thực tế và phù hợp với lứa tuổi. Ảnh minh họa Tuy...