Cơ hội và thách thức đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học
Sáng nay (28/12/2020), Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị các đơn vị liên kết đào tạo đại học vừa làm vừa học năm 2020.
Hội nghị các đơn vị liên kết đào tạo đại học vừa làm vừa học năm 2020.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng nhà trường – cho biết, công tác đào tạo đại học vừa làm vừa học của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển. Có thể nói, đây là một trong những lĩnh vực đào tạo quan trọng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường.
Đào tạo đại học vừa làm vừa học đã cung cấp đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáng kể với gần 90.000 cử nhân kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh cho các bộ, ngành và đặc biệt cho các địa phương trên khắp cả nước, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội.
Theo GS.Trần Thị Vân Hoa, hiện nay Luật Giáo dục Đại học sửa đổi đã được ban hành, trong đó với hoạt động đại học thì quan điểm chủ đạo là “Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo” không phân biệt hình thức đào tạo.
Đây sẽ là cơ hội và thách thức đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học nói riêng và các và các hình thức đào tạo phi chính quy nói chung bởi công tác đào tạo vừa làm vừa học sẽ phải thực hiện hoạt động kiểm định, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước và phải đạt chuẩn như đào tạo chính quy.
Video đang HOT
GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu
Trong thời gian qua, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã thực hiện đổi mới công tác vừa làm vừa học như: xây dựng lại chương trình đào tạo đại học vừa làm vừa học trên cơ sở chương trình đào tạo đại học chính quy, áp dụng phương thức giảng dạy Blended learning, áp dụng phương thức khảo thí như đại học chính quy (thi trắc nghiệm trên máy tính), đổi mới công tác xét và công nhận khối lượng kiến thức được miễn trừ…
Cũng tại Hội nghị, GS Trần Thị Vân Hoa nhấn mạnh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của các đơn vị liên kết đào tạo trong hoạt động đào tạo đại học vừa làm vừa học của nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với học viên và với các cơ quan, các tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương để cùng với nhà trường tổ chức tuyển sinh và quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học.
Giáo sư, Phó Hiệu trưởng hi vọng hội nghị sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các đơn vị liên kết đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác tuyển sinh đại học vừa làm vừa học của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tại các đơn vị liên kết đào tạo.
Để phát triển đào tạo đại học vừa làm vừa học, PGS.TS Phạm Quang – Trưởng khoa Đại học Tại chức – cho rằng cần khắc phục những hạn chế đang tồn tại, đồng thời đào tạo đại học vừa làm vừa học cũng cần công khai, minh bạch với xã hội, người học, các đơn vị liên kết.
PGS.TS Phạm Quang – Trưởng khoa Đại học Tại chức báo cáo về đào tạo và liên kết đào tạo vừa làm vừa học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Những vấn đề cần công khai được PGS Phạm Quang nhắc đến như: công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra, chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cho người học để người học xác định đúng thái độ và động cơ học tập; công khai các khoản lệ phí, phí dịch vụ đào tạo; các quy định về phân bổ học phí, lệ phí thu được cho các đơn vị liên kết; công khai các quy định về đào tạo đại học vừa làm vừa học cho người học và đơn vị liên kết đào tạo.
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng, đẩy mạnh công tác tuyển sinh đại học vừa làm vừa học của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tại các đơn vị liên kết đào tạo; xây dựng chương trình, chất lượng đào tạo, tổ chức đào tạo, cơ chế tài chính giữa nhà trường với các đơn vị liên kết đào tạo….
Hội nghị đã nhận được rất nhiều những ý kiến đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm đầy thiết thực. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân hoàn thiện các phương hướng, cách thức nhằm nâng cao chất lượng, chỉ tiêu tuyển sinh hệ vừa làm vừa học cả về quy mô và chất lượng, đồng thời gắn kết nhà trường với đơn vị liên kết đào tạo trong thời gian tới.
Bộ Giáo dục nói về chất lượng liên kết đào tạo sinh viên sư phạm
Trước những ý kiến cho rằng có tình trạng chất lượng đầu ra của một số sinh viên ngành sư phạm không cao một phần do một số trường không chuyên ngành sư phạm nhưng liên kết đào tạo sinh viên, Bộ GD-ĐT đã có phản hồi.
Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho hay cử tri nêu vấn đề có tình trạng chất lượng đầu ra của một số sinh viên ngành sư phạm không cao, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, gây hậu quả xấu cho cộng đồng là do một số trường không chuyên ngành sư phạm nhưng liên kết đào tạo sinh viên chuyên ngành này.
Cùng đó, đề nghị có giải pháp khắc phục tình trạng này.
Về việc này, Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017, trong đó quy định rõ các điều kiện đảm bảo chất lượng và yêu cầu đối với cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và cơ sở đặt lớp trong liên kết đào tạo.
Quy định này chỉ áp dụng cho hình thức đào tạo vừa làm vừa học, không áp dụng cho hình thức đào tạo chính quy. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở đào tạo, thực hiện các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo việc liên kết đào tạo, trong đó có đào tạo sư phạm, được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Bên cạnh việc ban hành quy định về liên kết đào tạo, để đảm bảo chất lượng đầu ra sư phạm, bắt đầu từ năm 2017, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên cũng được Bộ áp dụng đối với cả 2 phương thức xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 hoặc theo kết quả thi THPT quốc gia.
Cụ thể, quy định điểm sàn với những thí sinh sử dụng điểm thi THPT quốc gia và quy định chỉ những học sinh có kết quả học bạ THPT loại khá trở lên mới được xét tuyển vào ngành sư phạm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên tốt hơn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Năm 2020, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sư phạm dừng tuyển sinh hệ trung cấp sư phạm. Đối với hệ cao đẳng sư phạm, chỉ được tuyển hệ cao đẳng mầm non, còn tạm dừng tuyển sinh các ngành khác.
Việc chỉ học sinh khá, giỏi mới được xét tuyển vào ngành sư phạm là để đảm bảo chất lượng đào tạo, còn việc hạn chế tuyển sinh ở một số hệ đào tạo chính là để điều tiết lại nhu cầu tuyển dụng giáo viên của xã hội trong tình hình mới, tránh bị dư thừa, gây lãng phí trong quá trình đào tạo.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học kèm theo một mạng lưới tiêu chuẩn trường sư phạm hiện đại, năng động, tự chủ; sử dụng các tiêu chuẩn này để kiểm định phân tầng xếp hạng và sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm một cách khoa học, công bằng. Hệ thống các trường sư phạm sẽ được hỗ trợ hình thành các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực của ngành sư phạm; công bố công khai kết quả đánh giá, kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng cùng với những thông tin liên quan đến quá trình đào tạo để người học và xã hội giám sát.
Bộ GD-ĐT cũng tích cực và chủ động phối hợp với Ngân hàng thế giới triển khai Dự án "Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông". Mục tiêu chung của dự án là phat triên các trương sư pham được lựa chọn va cơ quan quan ly giáo dục đê tăng cương chất lượng cua giáo viên và cán bộ quản lý, thông qua phát triển nghề nghiệp theo nhu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Đại học Luật Hà Nội trao Bằng cử nhân Luật K6 đào tạo tại Vĩnh Phúc Ngày 7/9, Trường đại học Luật Hà Nội phối hợp với Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ bế giảng và trao Bằng cử nhân Luật K6 cho học viên niên khóa 2015 - 2020. Đại diện lãnh đạo Trường đại học Luật Hà Nội và Trung tâm GDTX tỉnh trao Giấy khen cho 7 học viên đạt kết quả cao...