Cơ hội trở thành triệu phú cho bạn với bài toán trị giá 1 triệu USD, hơn 20 năm nay chưa có ai giải được
Giá trị của bài toán này là vô cùng lớn nhưng độ hóc búa của nó cũng khủng không kém.
Bài toán nay xuất phát từ một ông chủ ngân hàng kiêm nhà toán học nghiệp dư ở tiểu bang Texas, My tên la Daniel Andrew.
Vào khoảng cuối năm 1997, ông đã tuyên bố giải thưởng có tên Beal Prize trên tạp chí hiệp hội Toán học Mỹ (AMS). Ban đầu, giải thưởng chỉ là số tiền 5.000 USD cổ phiếu. Tuy nhiên theo thời gian, mức tiền thưởng tăng lên ngày qua ngày tính theo mệnh giá cổ phiếu của Ngân hàng Beal Bank USA, do tỉ phú Beal sở hữu nay đã tăng lên xấp xỉ 1 triệu USD.
Hãy điền những chữ số thích hợp vào dạng định lý FLT sau:
AX BY= CZ . Với điều kiện A, B, C, x, y, z đều là các số nguyên dương, trong đó x, y, z lớn hơn 2. Còn A, B, C có cùng bội số chung nhỏ nhất.
Ông Beal cho biêt: Mục đích của giải thưởng là nhằm khuyến khích những người trẻ tuổi tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực toán học nói riêng, cũng như khoa học nói chung.
Ông Michael Breen, phát ngôn viên của AMS tuyên bố rằng thực ra bài toán này còn khó hơn cả định lý FLT, được nhà toán học Pháp nổi tiếng Pierre de Fermat (1601-1665), người từng được tôn vinh là “cha đẻ” của lý thuyết số hiện đại nghĩ ra, nhưng phải mất hơn 3 thế kỷ sau nhà toán học người Anh Andrew John Wiles mới chứng minh được vào năm 1995, qua việc giải mệnh đề Taniyama-Shimura về các hàm êlip trong hình học đại số.
Ngươi nhân đươc 1 triêu USD la ngươi có khả năng giải được đề toán theo dạng định lý cuối của Fermat (FLT), hay công bố các luận điểm có sức thuyết phục nhất để phản bác lại bài toán ấy.
Trên thưc tê, nhiêu năm nay, chưa co ai giai đươc bai toan gia tri nhât hanh tinh nay, kê ca cac nha khoa hoc hay nha toan hoc nôi tiêng trên thê giơi.
Nêu giai đươc bai Toan thi ban hay liên hê ngay vơi hiệp hội Toán học Mỹ – American Mathematical Society đê nhân giai thương nhe.
Theo Helino
Video đang HOT
Những giai thoại về các bài Toán cực kỳ độc đáo thể hiện trí thông minh hơn người của Trạng Lường Lương Thế Vinh
Trạng Lường Lương Thế Vinh, một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta, từ bé đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi hơn người.
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) [1] tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
Dươi đây la môt sô bai toan găn liên vơi cuôc đơi cua Lương Thê Vinh.
Bài toán 1
Kim hữu gia kê nhất đại quần
Đình tiền tụ thực tẩu phân phân
Nhất hùng, tam phụ, phụ ngũ tử
Nhất bách thất thập nhất đầu thân
Số nội kỷ đa hùng, phụ, tử
Vấn quân bổ toán đắc tường vân?
Nghĩa bài toán đố là: Một đàn gà quây quần đông đủ trước sân để ăn thóc, chúng chạy lung tung nên rất khó đếm nhưng biết rằng: Cứ một con gà trống có ba con gà mái, một con gà mái có 5 con gà con. Đếm đi đếm lại tất cả được 171 vừa đầu vừa thân.
Hỏi: Trong số đó có bao nhiêu gà trống, gà mái, gà con?
Bài toán 2: Đo chiều cao của cây cổ thụ chỉ với 1 cây tre
Thuở nhỏ, khi Lương Thế Vinh chơi cùng đám bạn dưới bóng cây cổ thụ, bọn trẻ thách đố nhau tính được chiều cao của cây, ai cũng lắc đầu vì cây cao quá, chẳng thể leo lên mà đo, Vinh thấy thế liền nhặt cây tre dài 1 mét.
Sau đó, cắm vuông góc mặt đất sao cho bóng cây đi qua đúng đỉnh của cây tre, đo được nó dài bằng nửa độ dài cây tre. Sau đó cậu tiếp tục đi đo chiều dài của bóng cây đang đổ dài trên mặt đất được 3 lần chiều dài cây tre và đưa ra đáp án.
Bọn trẻ ngơ ngác nhìn nhau chẳng hiểu mô tê gì!
Bạn hãy tìm chiều cao của cái cây và đối chiếu đáp án ở cuối bài xem có đúng không?
Bài toán 3: Cân voi!
Sau khi đỗ Trạng Nguyên, ông đã chuyên tâm viết nên cuốn sách Đại thành toán pháp, có thể ví như một cuốn sách giáo khoa toán học đầu tiên của nước ta. Ông tâm niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" (nghĩa là: Ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời).
Sứ thần nhà Minh là Chu Hy khi sang nước ta, nghe danh vị Trạng Nguyên biên soạn cuốn sách Đại thành toán pháp nên muốn thử tài, câu đố rất đơn giản, họ thách đố ông tính được cân nặng của một...con voi!
Bạn hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào để tính được!
Bài toán 4: Tính độ dày... 1 tờ giấy mỏng!
Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói: "Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?
- Ha ha! Nhà toán học thiên tài Tổ Xung Chi của nước tôi dù có sống dậy cũng không đo được đâu quan Trạng ạ"!
Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản.
Ông Trang Toan hoc Viêt Nam - Lương Thê Vinh
Lời giải các câu đố
Bài toán 1: Bài toán có thể giải bằng phương pháp đại số ở lớp 8, gọi x là số gà trống, vậy số gà mái là 3x, và số gà con là 5 nhân 3x bằng 15x, theo đề ra: x 3x 15x = 171 (hay 19x = 171 => x = 19). Đáp số: 9 gà trống, 27 gà mái và 135 gà con.
Bài toán 2: Bài toán có thể giải bằng kiến thức về 2 tam giác đồng dạng được học ở lớp 8:
Do độ dài bóng của cây cổ thụ gấp 6 lần của đoạn tre nên chiều cao của cây sẽ gấp 6 lần độ dài đoạn tre (hay chiều cao cây sẽ là 1 x 6 = 6 m!)
Bài toán 3: Phương pháp của Lương Thế Vinh rất đơn giản, ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống 1 mực nước nhất định, ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ sao cho số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu.
Khi đó khối lượng voi và khối đá này là như nhau, chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi!
Bài toán 4: Phương pháp của Lương Thế Vinh cũng rất đơn giản, ông mượn cả cuốn sách của sứ giả nhà Minh, đo bề dày cuốn sách, rồi tính số trang của cuốn sách để lấy chiều dày này chia cho số trang, con số tính được chính là độ dày 1 trang giấy!
Theo Helino
Bài toán tính thời gian chơi game khiến phụ huynh Nhật bức xúc Đa số phản hồi không nhắm vào phép cộng đơn giản của bài toán mà cách dùng từ của giáo viên khi ra đề. Theo Sora News24, một ông bố Nhật Bản đăng bài tập toán về nhà của con gái lên mạng xã hội Twitter ngày 14/5, khiến hàng chục nghìn người tranh luận về cách ra đề không thỏa đáng. Nhiều...