Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS

Theo dõi VGT trên

Trong lịch sử, Nga từ chối chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân được coi là tốt nhất trên thế giới của mình.

Nhưng điều đó có thể thay đổi sau khi AUKUS ra đời.

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS - Hình 1
Tổng thống Nga, Vladimir Putin (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Ảnh: The Conversation

Theo tờ Conversation, quan điểm trên toàn cầu về hiệp ước an ninh AUKUS mới giữa Mỹ, Anh, Australia đã có sự trái chiều rõ ràng. Trung Quốc và Pháp ngay lập tức phản đối thỏa thuận, trong khi những nước khác như Nhật Bản và Philippines tỏ ra hoan nghênh.

Nga, một trong số ít quốc gia trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, lại tỏ ra thận trọng hơn trong phản ứng ban đầu. Điện Kremlin hạn chế bình luận chính thức, ngoài việc đưa một tuyên bố với lời lẽ tiết chế.

Trong khi đó, một số quan chức ngoại giao Nga bày tỏ lo ngại rằng việc Australia phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ phá hoại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và “tăng tốc một cuộc chạy đua vũ trang” trong khu vực. Họ cho rằng việc xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân sẽ cần được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát – một đề xuất khó được Canberra chấp nhận.

Nhưng khi nắm được rõ hơn về hiệp ước an ninh ba bên mới, quan điểm của các quan chức Điện Kremlin bắt đầu rõ ràng hơn. Cựu đại sứ Australia tại Mỹ, Joe Hockey, đã mạnh dạn tuyên bố AUKUS không chỉ nhằm đối phó sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà còn của cả Nga. Ngay sau đó, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, Nikolai Patrushev, đã gọi hiệp ước này là “nguyên mẫu của một NATO châu Á”. Ông Patrushev cho rằng Washington sẽ cố gắng lôi kéo các nước khác tham gia liên minh này, chủ yếu là để theo đuổi các chính sách chống Trung Quốc và Nga

Phản ứng trên không gây ngạc nhiên bởi từ lâu Nga đã coi bất kỳ sự thay đổi nào đối với an ninh khu vực – như việc thành lập các liên minh mới hoặc triển khai các hệ thống vũ khí mới – là một rủi ro quân sự cần phải đáp trả.

Nhưng đâu là những lựa chọn khả thi mà Nga có thể đưa ra như một phần trong phản ứng của mình với AUKUS?

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân

Theo phân tích của Alexey D Muraviev, Phó giáo sư về Nghiên cứu Chiến lược và An ninh quốc gia tại trường Đại học Curtin (Australia) trong một bài viết trên tờ Conversation, do quan điểm của Moskva nghiêng về cho rằng AUKUS là một rủi ro chính trị và quân sự, nhưng chưa phải là một mối đe dọa, nên các phản ứng tức thời của Nga có khả năng chỉ giới hạn trong việc vận động chính trị và chớp lấy cơ hội.

Ông Muraviev cho rằng, đáng chú ý nhất, Nga có thể coi thỏa thuận tàu ngầm trong AUKUS là một tiền lệ, cho phép nước này quảng bá công nghệ tàu ngầm hạt nhân của riêng mình cho các bên quan tâm trong khu vực. Đây không chỉ là giả thuyết – nó đã được đề xuất bởi các chuyên gia quân sự có liên hệ chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Nga.

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS - Hình 2
Tàu ngầm INS Chakra được Ấn Độ thuê của Nga đang trên đường tới Vladivostok để trả lại cho Moskva. Ảnh: NDTV

Trong lịch sử, Nga đã từ chối chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân của mình, công nghệ được coi là tốt nhất trên thế giới và chắc chắn vượt trội so với năng lực còn non trẻ của Trung Quốc.

Cho đến nay, Moskva mới chỉ ký kết thỏa thuận cho thuê tàu ngầm với Ấn Độ, cho phép hải quân của nước này vận hành các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân do Liên Xô – Nga sản xuất kể từ năm 1987. Nhưng thoả thuận này không đi kèm với việc chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.

Nếu Nga quyết định tiếp thị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của mình cho các quốc gia khác, họ sẽ không thiếu người mua quan tâm.

Video đang HOT

Theo một chuyên gia quân sự Nga, trước mắt, một thị trường mới cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang được hình thành. Và Nga có thể cung cấp một cách an toàn công nghệ của mình cho một số đối tác chiến lược.

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS - Hình 3
Tàu ngầm hạt nhân Shchuka-B của Nga tại cảng Brest, miền tây Pháp vào 21/9/2004. Ảnh: AFP

Mở rộng lực lượng tàu ngầm ở Thái Bình Dương

Về lâu dài, Nga cũng sẽ không bỏ qua điều hiển nhiên: hiệp ước mới sẽ liên kết hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Mỹ và Anh) và một Australia sắp có khả năng hạt nhân.

Khả năng chịu đựng và phạm vi hoạt động của các tàu ngầm Australia được mở rộng trong tương lai có thể cho phép chúng hoạt động ở phía tây và tây bắc Thái Bình Dương, những khu vực hoạt động thường xuyên của hải quân Nga. Nếu hệ thống tấn công trên các tàu ngầm có thể vươn tới vùng Viễn Đông Nga, hoặc các vùng thuộc Siberia, thì đó sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi với Moskva.

Là một siêu cường hạt nhân, Nga sẽ cần đưa vấn đề này vào kế hoạch chiến lược của mình. Và điều đó có nghĩa là Australia sẽ phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động quân sự của Nga ở Thái Bình Dương trong những năm tới.

Chẳng hạn, trong vòng 12 tháng tới, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga dự kiến sẽ nhận ít nhất ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hai trong số các tàu ngầm thế hệ thứ tư này (lớp Yasen-M) có công nghệ vượt trội so với các tàu tương tự hiện đang được Trung Quốc đóng và được cho là gần như tương đương với các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, vốn đang được coi là một lựa chọn cho Australia.

Chiếc thứ ba là tàu ngầm Belgorod lớp Oscar II, trọng tải 30.000 tấn, được cải tiến để mang theo một số siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng phá hủy các căn cứ hải quân lớn.

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS - Hình 4
K-329 Belgorod, một trong những tàu ngầm lớn nhất, phức tạp nhất của Nga đã bắt đầu các thử nghiệm chính thức trên biển. Ảnh: Creative Common

Chuyên gia Alexey D Muraviev ước tính, đến năm 2028, hải quân Nga sẽ sở hữu lực lượng ít nhất 14 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và 6 tàu ngầm tấn công thông thường ở Thái Bình Dương.

Và nếu Nga bắt đầu coi AUKUS là một mối đe dọa quân sự, thì địa bàn hoạt động của đội tàu ngầm này cũng có thể được mở rộng ra Biển Đông và xa hơn nữa.

Cơ hội tiếp thị tàu ngầm hạt nhân và kịch bản đối phó của Nga với AUKUS - Hình 5
Một tàu khu trục của Hải quân Nga thăm Philippines vào năm 2019. Ảnh: AP

Làm sâu sắc hơn quan hệ hải quân với Trung Quốc

Trong kịch bản kịch tính nhất, Nga và Trung Quốc có thể thành lập một liên minh hàng hải lỏng lẻo để chống lại sức mạnh quân sự tổng hợp của hiệp ước AUKUS.

Trong bối cảnh quan hệ quốc phòng Nga-Trung ngày càng sâu sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân, kịch bản này không có vẻ gì là không thực tế.

Liên minh tiềm tàng này khó có thể trở thành một liên minh hàng hải thực sự, tuy nhiên nếu Nga và Trung Quốc phối hợp các hoạt động hải quân của họ, đó sẽ là một tin xấu với AUKUS.

Trong trường hợp căng thẳng leo thang, Moskva và Bắc Kinh có thể coi Australia là mắt xích yếu nhất của hiệp ước. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc thậm chí đã gọi Australia là “mục tiêu tiềm năng cho một cuộc tấn công hạt nhân”.

Theo Phó giáo sư Alexey D Muraviev, đây có thể là một viễn cảnh xa vời, nhưng khi tham gia cuộc đua tàu ngầm hạt nhân ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Australia sẽ trở thành một phần của “câu lạc bộ tinh hoa hạt nhân”. Và điều này có khả năng dẫn đến một cuộc “Chiến tranh Lạnh hải quân” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận

Hiện nay, sáu quốc gia - gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp - đã có tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân và nhiều nền kinh tế sử dụng điện hạt nhân.

Vậy vì sao người Australia lại cảm thấy phiền vì thỏa thuận an ninh mới với Mỹ và Anh.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 1
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Virginia, USS John Warner của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Mỹ và Anh sẽ chia sẻ công nghệ và chuyên môn với Australia để giúp nước này đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên như một phần của hiệp ước an ninh mới được công bố giữa ba nước. Động thái này đã dấy lên cơn thịnh nộ ở Pháp, quốc gia vì đó bị mất thoả thuận trên 65 tỉ USD cung cấp tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel cho Australia.

Nhưng không chỉ người Pháp tức giận. Các nhóm chống hạt nhân ở Australia, và nhiều người dân, đang bày tỏ sự tức giận với thỏa thuận này, lo ngại nó có thể là "Con ngựa thành Troy" đối với ngành công nghiệp điện hạt nhân, mà Australia đã phản đối trong nhiều thập kỷ qua.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã trao đổi riêng với người đồng cấp Australia, Scott Morrison, nói với ông rằng các tàu của Canberra sẽ không được chào đón trong vùng biển của đất nước bà, vốn là vùng cấm hạt nhân kể từ năm 1984.

Hiện nay, sáu quốc gia - gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Pháp - đã có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều nền kinh tế phát triển lớn, bao gồm Mỹ và Anh, sử dụng hạt nhân để cung cấp năng lượng. Ở Pháp, 70% điện năng sử dụng là từ điện hạt nhân.

Vậy vì sao người Úc lại cảm thấy phiền vì thỏa thuận này.

Điện hạt nhân được tạo ra như thế nào?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng hạt nhân là nguồn đóng góp lớn thứ hai trên thế giới về điện carbon thấp sau thủy điện. Nó chiếm khoảng 10% sản lượng điện trên thế giới, được tạo ra bởi hơn 440 lò phản ứng điện.

Năng lượng được giải phóng từ một quá trình được gọi là phân hạch hạt nhân, bao gồm sự phân tách các nguyên tử uranium trong một lò phản ứng, làm nóng nước để tạo ra hơi nước. Hơi nước này được sử dụng để làm quay các tua-bin, từ đó sản xuất ra điện.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 2
Các viên urani nguội đi sau khi đi qua lò bên trong nhà máy hạt nhân ở Ust-Kamenogorsk, Kazakhstan. Ảnh: Getty Images

Urani là một kim loại nặng được tìm thấy trong đá và dưới đáy biển, và nó là một nguyên tố rất mạnh mẽ. Theo công ty GE Hitachi Nuclear Energy, một viên urani đã được làm giàu - có kích thước chỉ bằng cục tẩy trên đầu bút chì - chứa năng lượng tương đương với một tấn than hoặc ba thùng dầu.

Bản thân quá trình này không tạo ra khí thải, nhưng khí nhà kính lại được thải ra trong quá trình khai thác urani và quá trình làm giàu có thể thải nhiều carbon.

Năng lượng hạt nhân có tái tạo được không?

Câu trả lời đơn giản là không. Hơi nước được tạo ra trong các lò phản ứng hạt nhân có thể được tái chế và biến trở lại thành nước để sử dụng lại trong quá trình phân hạch hạt nhân.

Tuy nhiên, các vật liệu được sử dụng để sản xuất điện lại không thể tái tạo, vì kim loại về mặt kỹ thuật là hữu hạn. Nhưng có một lập luận rằng nó có thể được sử dụng bền vững; tài nguyên urani trên toàn thế giới lớn đến mức các chuyên gia năng lượng không lường trước được là nó sẽ cạn kiệt.

Tuy nhiên, nhiều nhóm hoạt động phản đối năng lượng hạt nhân vì sự tàn phá môi trường do khai thác urani gây ra.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 3
Đám cháy cỏ gần một mỏ urani ở khu vực Núi Brockman trong Vườn Quốc gia Kakadu, Australia. Ảnh: Getty Images

Chính phủ ở nhiều nơi trên thế giới đang dựa vào năng lượng hạt nhân để giúp khử cacbon cho nền kinh tế của họ. Năng lượng hạt nhân được nhiều người coi là một cách sản xuất điện hiệu quả và có thể là một nguồn điện không phát thải.

Ngoài việc phát thải carbon thấp, năng lượng hạt nhân được coi là có hệ số công suất cao nhất so với bất kỳ nguồn năng lượng nào, có nghĩa là các nhà máy hạt nhân chạy với công suất tối đa trong thời gian dài hơn các loại khác. Ở Mỹ, chúng chạy với công suất cao 92,5% thời gian, trong khi với than, tỉ lệ này là khoảng 40% và năng lượng gió là khoảng 35%.

Năng lượng hạt nhân có thể ngăn hàng triệu tấn khí thải xâm nhập vào khí quyển mỗi năm, so với nhiên liệu hóa thạch.

Tại sao rất nhiều người Australia lại phản đối?

Trên thực tế không chỉ là Australia. Một số quốc gia đã kìm hãm sự phát triển hơn nữa của ngành điện hạt nhân kể từ sau thảm họa Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ thảm hoạ Chernobyl (Ukraine) vào năm 1986.

Vì sao thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân với Mỹ làm chính người Australia nổi giận - Hình 4
Một cuộc biểu tình phản đối uranium bên ngoài Nhà hát Opera Sydney vào ngày 4/6/1979. Ảnh: Getty Images

Nhưng phong trào chống hạt nhân của Australia còn đi xa hơn thế, trở thành một phong trào phản đối mạnh mẽ vào những năm 1970. Điều này nổi lên phần lớn là do những lo ngại xung quanh tác động môi trường của việc khai thác urani - thứ mà Australia có trữ lượng khổng lồ - nhưng cũng do những lo lắng xung quanh rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra còn có những lo ngại xung quanh việc làm thế nào để lưu trữ chất thải hạt nhân một cách an toàn. Các vụ nổ hoặc rò rỉ chất thải lưu trữ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mặc dù những thảm họa như vậy ít xảy ra hơn nhiều so với trước đây.

Năm 1977, Phong trào Chống khai thác Urani ở Australia đã thu thập được 250.000 chữ ký cho lệnh cấm khai thác kim loại này, mặc dù năng lượng hạt nhân không được sử dụng ở nước này. Nhưng ngày nay Australia vẫn khai thác urani và xuất khẩu để sản xuất điện hạt nhân ở các khu vực khác trên thế giới.

Áp lực chính trị ngày càng gia tăng ở Australia đến từ các nhà lãnh đạo của Đảng Tự do cầm quyền về việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Nếu không có nguồn năng lượng này, một số người cho rằng việc đạt tới phát thải khí nhà kính đạt mức "0 ròng" vào năm 2030 sẽ là không thể. Australia chủ yếu chống lại hạt nhân vì nước này có trữ lượng than và khí đốt dồi dào, nhưng họ lại đang chịu áp lực phải giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Khi công bố thỏa thuận mới, Thủ tướng Morrison cho biết Australia không tìm cách phát triển "năng lực hạt nhân dân dụng", bao gồm các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng Xanh, Adam Bandt đã chỉ trích thỏa thuận với Mỹ - Anh trong một dòng tweet cho rằng "đặt những Chernobyl nổi ở trung tâm các thành phố của Australia" sẽ "khiến Australia trở nên kém an toàn hơn".

Bob Brown, một cựu lãnh đạo đảng Xanh, cũng cho rằng thoả thuận an ninh mới cho phép Australia tiến gần hơn đến việc phát triển ngành năng lượng hạt nhân và cảnh báo sẽ có phản ứng dữ dội. "Tôi nghĩ rằng những gì chính phủ đã làm là rất hèn nhát. Họ đưa ra một quyết định mà không có sự tham khảo của công chúng, biết rằng công chúng sẽ phản đối nó", ông Brown nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024
Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama
19:25:09 14/11/2024

Tin đang nóng

Người mẹ ngã quỵ khi nhận tin con bị ung thư máu: Hé lộ hoàn cảnh gia đình
19:10:44 15/11/2024
Vụ nam TikToker thuê trọ ở phòng từng có người tự tử để livestream: Một sao Việt bức xúc lên tiếng
20:26:04 15/11/2024
Em trai An Tây viết dòng trạng thái đầy xót xa, cầu cứu cộng đồng mạng sau khi chị gái bị bắt
22:08:24 15/11/2024
Phim 18+ gây sốc tột độ vì cảnh nóng bỏng mắt, nam chính U50 vẫn trẻ đẹp khiến netizen mê mẩn
21:27:10 15/11/2024
Lời xin lỗi muộn màng của Chi Dân, An Tây
22:15:13 15/11/2024
Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng
21:09:35 15/11/2024
Quang Linh Vlogs "chiều hư" Hoa hậu Thuỳ Tiên
18:18:22 15/11/2024
Mỗi tháng tiêu gần 22 triệu, bức ảnh chụp màn hình phơi bày cái khó của biết bao cô gái
19:35:43 15/11/2024

Tin mới nhất

Philippines chao đảo khi 5 cơn bão lớn tấn công chỉ trong 3 tuần

22:08:37 15/11/2024
Tần suất bất thường của những cơ bão khiến người dân vốn đã phải vật lộn với hậu quả của những trận mưa lớn và lũ lụt trước đó không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận bão tiếp theo.

Anh tiến tới dừng cấp phép cho các mỏ than mới

22:07:26 15/11/2024
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Công đảng đang đẩy mạnh kế hoạch đưa nước này trở thành quốc gia đi đầu về năng lượng sạch.

Hungary kêu gọi chính quyền đương nhiệm Mỹ chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine

22:00:58 15/11/2024
Ông Orban đã đưa ra tuyên bố trên trong chương trình buổi sáng của Đài phát thanh Kossuth. Ông lưu ý rằng tại Mỹ, cuộc tranh luận về các chính sách tương lai liên quan đến xung đột Ukraine vẫn đang diễn ra.

EU 'bật đèn xanh' cho phép sử dụng thuốc Leqembi điều trị Alzheimer

21:29:52 15/11/2024
Trước đó, vào tháng 7, EMA đã từ chối phê duyệt Leqembi do lo ngại về tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng não. Tuy nhiên, sau khi đánh giá kỹ lưỡng hơn, Ủy ban các sản phẩm thuốc dùng cho người (CHMP) thuộc EMA đã thay đổi quyết định.

Australia thử nghiệm xe đẩy hàng sử dụng công nghệ AI

20:11:03 15/11/2024
Ông Ben Levinson, Trưởng phòng Chiến lược số, phân tích và chuyển đổi của Coles, cho rằng công nghệ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, thanh toán nhanh hơn và quản lý ngân sách của mình .

TikTok triển khai công cụ quảng cáo AI trên toàn cầu

20:09:28 15/11/2024
Andy Yang, Giám đốc sản phẩm sáng tạo của TikTok, cho biết công cụ này này trao quyền cho các nhà quảng cáo và giúp họ kết nối với cộng đồng của quảng cáo với sức mạnh của AI thế hệ mới.

Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc

19:42:06 15/11/2024
Các yêu cầu được CUPW đưa ra là mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn, quyền nghỉ hưu với cuộc sống an nhàn và mở rộng các dịch vụ tại bưu điện công cộng.

Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác quân sự

19:40:03 15/11/2024
Về phần mình, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Grak đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia, khẳng định cam kết của nước này trong việc tăng cường quan hệ quân sự song phương trong thời gian tới.

Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi

17:19:54 15/11/2024
Tiến sĩ Natasha Crowcroft, cố vấn cấp cao về bệnh sởi và rubella tại WHO, cho biết: "Sự gia tăng đáng kể số ca bệnh là hệ quả của việc trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vaccine đầy đủ. Trong khi đó, loại vaccine sởi có sẵn ở mọi quốc...

Triều Tiên sẽ sản xuất hàng loạt máy bay không người lái

16:28:27 15/11/2024
Các máy bay không người lái có phạm vi tấn công khác nhau là để thực hiện nhiệm vụ tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù trên mặt đất và trên biển , cơ quan này cho biết.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận chung

16:26:58 15/11/2024
Jeffrey Hornung, chuyên gia về chính sách an ninh Nhật Bản tại Rand Corporation, cho rằng chủ nghĩa ba bên, một thành tựu của Tổng thống Joe Biden, cần được Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục phát triển thay vì chỉ bảo lưu.

Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'

16:24:09 15/11/2024
Kế hoạch là xây dựng một hệ thống phòng không và chống máy bay không người lái đa lớp , nguồn tin chia sẻ sau cuộc họp kín với Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias.

Có thể bạn quan tâm

Cuối cùng thì Hồng Loan cũng làm điều này cho Vũ Linh

Sao việt

23:32:21 15/11/2024
Theo đó, Hồng Loan đã ký kết với một đơn vị bản quyền và quyết định lập kênh YouTube mới cho cố nghệ sĩ Vũ Linh.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lâm đường cùng, phải vội vàng bán nhà 69 tỷ?

Sao châu á

23:30:13 15/11/2024
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin nam idol Minhwan (F.T. Island) đang rao bán tòa nhà ở Seoul với giá 3,8 tỷ won (69 tỷ đồng).

Phim hài đen của Việt Nam dám đương đầu với bom tấn 7500 tỷ của Hollywood

Phim việt

23:20:00 15/11/2024
Giải cứu anh thầy - bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam chọn ngày ra rạp cùng thời điểm với bom tấn 7500 tỷ Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) của Hollywood.

Haaland tạo thống kê lịch sử

Sao thể thao

23:19:36 15/11/2024
Rạng sáng 15/11 (giờ Hà Nội), Erling Haaland ghi bàn và kiến tạo trong chiến thắng 4-1 của Na Uy trước Slovenia ở League B, UEFA Nations League.

Ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc

Nhạc việt

23:16:14 15/11/2024
Ra mắt MV Giao bái mang phong cách nhạc đám cưới, ca sĩ Hà Anh không ngại so sánh với Đức Phúc, người có sản phẩm tương tự.

Diễn viên bắt đầu sự nghiệp bằng 15 chiếc xúc xích, đổi đời nhờ bom tấn 7.500 tỷ

Hậu trường phim

23:12:52 15/11/2024
Paul Mescal - nam diễn viên thủ vai chính trong bom tấn 7.500 tỷ chia sẻ câu chuyện được nhận vai chính trong Võ sĩ giác đấu II (Gladiator II) theo một cách điên rồ và kỳ quặc .

Chàng trai khiến danh ca Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

23:00:41 15/11/2024
Thể hiện ca khúc Em đi bỏ mặc con đường , Trần Minh Dũng khiến các giám khảo như Thái Châu, Họa Mi bồi hồi nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Không diện đồ hở bạo, vợ Kanye West vẫn khiến người đối diện "đỏ mặt"

Sao âu mỹ

22:04:38 15/11/2024
Ngày 14/11, xuất hiện tại Los Angeles (Mỹ), kiến trúc sư Bianca Censori, gây bất ngờ khi diện đồ kín đáo, thanh lịch, khác với phong cách hở bạo trước đây.

Bom tấn mới chiếu đã đứng top 1 phòng vé Việt, dàn cast toàn "danh hài quốc dân" khiến khán giả cười không ngừng

Phim châu á

21:31:07 15/11/2024
Với phong độ thu hút khán giả như hiện tại, dự án hài - hành động của xứ sở kim chi được dự đoán sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới.

Sự thật trần trụi về các "idol mạng" trước và sau ống kính, hóa ra bao lâu nay chúng ta đã bị lừa...?

Netizen

21:05:08 15/11/2024
Sự phát triển nhanh chóng của nền tảng livestream đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong lĩnh vực truyền thông và giải trí trực tuyến.

Jin (BTS) muốn chuyển tải năng lượng tích cực qua album mới

Nhạc quốc tế

20:21:03 15/11/2024
Theo thông tin, album solo đầu tay Happy của Jin có sáu ca khúc, bao gồm ca khúc chủ đề Running Wild và ca khúc phát hành trước I ll Be There .