Cơ hội rộng mở cho thí sinh khi xét tuyển bổ sung
Ngay sau khi công bố điểm trúng tuyển đợt 1, các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên đã ra thông báo xét tuyển bổ sung theo nhiều phương thức khác nhau.
Việc xét tuyển bổ sung sẽ mở ra nhiều cơ hội học tập cho các thí sinh.
Sinh viên tình nguyện hỗ trợ thí sinh làm thủ tục nhập học tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Theo đó, các cơ sở đào tạo còn thiếu chỉ tiêu sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Nhiều trường đã thông báo điểm xét tuyển bổ sung gần như bằng điểm trúng tuyển đợt 1 nên cơ hội cho thí sinh vào các trường vẫn rất lớn. Nếu không thực hiện quy trình này, coi như thí sinh từ chối cơ hội trúng tuyển.
Đơn cử như Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ngày 3-10 thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 là 98 chỉ tiêu hệ chính quy đối với 7 ngành tuyển sinh là: Giáo dục chính trị, Giáo dục học, Giáo dục thể chất, Sư phạm tin học, Sư phạm vật lý, Sư phạm khoa học tự nhiên và Tâm lý học giáo dục.
Ngành có điểm xét tuyển thấp nhất là Tâm lý học giáo dục trên hoặc bằng 16,50 điểm; cao nhất là Giáo dục chính trị có điểm trên hoặc bằng 25,75 điểm. Phương thức xét tuyển lần này được tính theo kết quả thi THPT quốc gia. Đến ngày 17-10, đã có 38 thí sinh đến làm thủ tục nhập học bổ sung.
Với điểm xét tuyển 26,75, Lò Thị Thanh, ở bản Cuổi Tở I, xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, đăng ký xét tuyển đợt bổ sung ngành Sư phạm tin học. Nhận kết quả trúng tuyển, ngày 14-10 vừa qua, hai bố con Thanh bắt xe xuống Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên nhập học.
Video đang HOT
Trò chuyện cùng chúng tôi, Lò Thị Thanh phấn khởi nói: Trước em đăng ký Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng để nguyện vọng 3, nếu để nguyện vọng 2 thì em đã đỗ rồi. Với ước mơ trở thành cô giáo, khi Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thông báo xét tuyển bổ sung đợt 1 hệ đại học chính quy, em nhanh chóng gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhập học, em được ưu tiên bố trí ở trong ký túc xá, Nhà trường miễn phí tiền ở trong học kỳ I năm thứ nhất, em rất vui.
Cùng đăng ký xét tuyển bổ sung đợt này, Hoàng Thị Hằng, ở thôn Trò, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, đã được xét nguyện vọng vào ngành Sư phạm khoa học tự nhiên của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Hằng cũng đăng ký và được bố trí ở trong ký túc xá.
Hằng cho biết: Sau khi thi tốt nghiệp THPT năm 2022, với 26 điểm em đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Y học cổ truyền. Nhận được giấy báo trúng tuyển nhưng em quyết định không làm thủ tục nhập học do hoàn cảnh gia đình. Qua xem trên hệ thống biết Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên xét tuyển bổ sung, em đã hoàn chỉnh hồ sơ gửi về Trường để xét tuyển vào ngành Sư phạm khoa học tự nhiên…
Những ngày này, các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đang tập trung xét tuyển bổ sung đối với chỉ tiêu còn thiếu. Trong đó, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thực hiện xét tuyển 300 chỉ tiêu bổ sung đối với 16 chuyên ngành đào tạo. Điểm xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT. Ngưỡng điểm xét tuyển trung bình không cao, từ 16 đến 19 điểm.
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp xét bổ sung 19 chuyên ngành theo 2 phương thức, căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ THPT, với tổng sô 520 chỉ tiêu. Mức điểm xét tuyển bổ sung gần như bằng điểm trúng tuyển đợt 1.
Khoa Quốc tế cũng thông báo tuyển sinh đợt 2 năm 2022 theo 3 phương thức: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ và xét tuyển thẳng theo đề án của Khoa. Theo đó, Khoa Quốc tế xét tuyển bổ sung 150 chỉ tiêu của 4 ngành đào tạo: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản lý tài nguyên và môi trường.
Đối với Trường Ngoại ngữ, tuyển sinh đợt 1 về cơ bản đã gần đủ số chỉ tiêu. Vì thế, trong đợt xét tuyển bổ sung lần này, Trường tuyển 33 chỉ tiêu của 4 chuyên ngành là: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc và Sư phạm tiếng Trung Quốc.
Vì sao các trường phải xét tuyển bổ sung với số lượng lớn? Nguyên nhân được đưa ra sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả lọc ảo cuối cùng, số lượng thí sinh trúng tuyển ít hơn chỉ tiêu mà trường đưa ra.
Mặt khác, sau thời gian xác nhận nhập học, tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học so với đăng ký còn thấp. Điều này đồng nghĩa có thí sinh trúng tuyển nhưng không có ý định học. Bên cạnh đó, điểm mới của năm nay là tất cả các phương thức xét tuyển đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Điều này vô tình dẫn đến việc một số ít trường đưa mức điểm cao nhưng không tuyển đủ chỉ tiêu, khó khăn nhất vẫn là các trường đại học ở tốp giữa và cuối.
Theo quy định, trước ngày 31-12-2022, các cơ sở đào tạo phải báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2022 về Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện, các đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên đang tập trung rà soát số lượng thí sinh nhập học và xem xét việc xét tuyển các đợt tiếp theo nếu còn thiếu theo chỉ tiêu được giao.
Nhiều ngành 'trắng' thí sinh
Kết thúc xét tuyển đợt 1, xét tuyển bổ sung lần 1, năm nay, nước ta tiếp tục ghi nhận tình trạng nhiều ngành học 'trắng' thí sinh.
Năm nay tiếp tục ghi nhận nhiều ngành 'trắng' thí sinh. Ảnh: Duy Hiệu
Tại Đại học Tân Trào, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế đầu tư, Tâm lý học không có thí sinh nào trúng tuyển đợt 1. Trường xét tuyển bổ sung nhưng kết quả vẫn không tuyển được thí sinh nào cho các ngành này.
Một số ngành có thí sinh trúng tuyển đếm trên đầu ngón tay như Chính trị học, Lâm sinh, Sư phạm Sinh học, Chăn nuôi, Quản lý văn hóa, Khoa học cây trồng, Công tác xã hội, Quản lý đất đai.
Thậm chí, với những ngành đang thiếu nhân lực như Giáo dục mầm non, số lượng thí sinh trúng tuyển đợt 1 không nhiều. Đại học Tân Trào vẫn phải tuyển bổ sung 315/350 chỉ tiêu.
Đại học Tây Nguyên có 4 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển gồm Sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý tài nguyên rừng. Nhiều ngành khác có số thí sinh trúng tuyển đợt 1 rất ít như ngành Lâm sinh, đợt 1 có 3 thí sinh đến nhập học. Hay khối ngành Nông lâm nghiệp, chăn nuôi có 6 hồ sơ nhập học. Khá hơn một chút, ngành Khoa học cây trồng có 17 thí sinh đến nhập học.
Mới đây, Hội đồng Tuyển sinh Đại học Tây Nguyên thông báo tiếp tục tuyển sinh đợt 3 năm 2022 với 513 chỉ tiêu cho 22 ngành.
Tại Đại học Hà Tĩnh, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Kỹ thuật xây dựng xét tuyển nhiều phương thức nhưng không có thí sinh trúng tuyển, một vài ngành chỉ có 1-2 thí sinh.
Ngành Khoa học vật liệu của Đại học Quy Nhơn cũng chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển nên trường quyết định dừng mở ngành năm nay, vận động thí sinh chuyển sang ngành khác.
Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa. Một số ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhưng cũng vài ngành chỉ lác đác chưa đến 10 thí sinh.
Có thể thấy, những ngành khó tuyển sinh thường có 2 đặc điểm nổi bật. Đó là thuộc các trường "đóng đô" ở ngoại tỉnh và thường là các ngành truyền thống của trường đã có lịch sử đào tạo khá dài.
Thực trạng khó tuyển sinh ở một số ngành, một số trường diễn ra đã lâu. Thời gian gần đây, các trường càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nhiều thí sinh không lựa chọn đại học để tiếp tục học tập, lập nghiệp.
Giải pháp nào gỡ khó cho thí sinh và nhà trường trong mùa tuyển sinh năm tới? Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học không lường trước được lượng 'thí sinh ảo' ở nhiều phương thức, dẫn đến đưa ra mức điểm cao để rồi không tuyển đủ chỉ tiêu. Theo quy trình tổ chức, xử lý nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022, từ ngày 1/10, cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh đợt...