Cơ hội nhận bằng tốt nghiệp của trường ĐH thuộc Top 50 thế giới dành cho sinh viên Việt Nam
Một trong những “điều khoản” được nêu rõ trong văn bản hợp tác được ký kết giữa ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Griffith (GU), Úc vào đầu năm 2018 vừa qua. Đó chính là những sinh viên theo học chương trình hợp tác này, nếu chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại ĐH Griffith, sẽ được nhận bằng Cử nhân ngành Cơ khí chế tạo máy của GU. Bằng tốt nghiệp này được hiệp hội Kỹ sư của Úc (Engineers Australia) công nhận, và có giá trị trên toàn thế giới.
ĐH Griffith, Úc. (Ảnh: Internet)
Là một trường đại học trẻ của Úc, nhưng ĐH Griffith đã có tên trong nhiều bảng xếp hạng danh tiếng, như: Xếp thứ 32 trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới dưới 50 năm tuổi của QS năm 2018, xếp thứ 35 trong bảng xếp hạng các trường đại học trẻ tuổi của Times Higher Education năm 2017, top 300 của 3 bảng xếp hạng lớn nhất và danh giá nhất trên thế giới là Times Higher Education World University Rankings, University Ranking by Academic Performance và US News Best Global Universities, top 400 của các bảng xếp hạng: Academic Ranking of World Universities, Queensland World University Rankings, CWTS Leiden Ranking và National Taiwan University Ranking. Griffith được đánh giá 5 sao trên các lĩnh vực: đội ngũ nhân viên, chất lượng giảng dạy, dịch vụ hỗ trợ học sinh, các nguồn học tập và phát triển kĩ năng.
ĐH Griffith có 5 campus trải dọc thành phố Brisbane, Gold Coast và Logan ở Đông Nam Queensland bao gồm: Logan, Mt Gravatt, Nathan, South Bank, Gold Coast. Campus của trường được xây dựng và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến giúp hỗ trợ tối đa việc học tập, giải trí của sinh viên như: phòng học có sức chứa từ 50 đến 700 chỗ, thư viện, studio và phòng thí nghiệp, phòng máy tính, khu thể thao, khu ăn uống, trung tâm giữ trẻ (dành cho sinh viên có con nhỏ đi kèm) ….Kể từ năm 2010, nhà trường đã đầu tư 320 triệu đô la vào dự án phát triển khu học xá, tạo nên nhiều không gian học tập và cơ sở hạ tầng hiện đại với tòa nhà thân thiện với môi trường đạt chuẩn 6 sao đầu tiên tại Úc.
(Ảnh: Internet)
GU hiện có hơn 50.000 học sinh, trong đó có hơn 8.500 sinh viên quốc tế đến từ hơn 130 quốc gia. Tại Griffith, sinh viên sẽ được cung cấp một nền giáo dục tuyệt vời và khả năng sử dụng những kiến thức học được để góp phần tạo nên những thay đổi trọn đời, có ý nghĩa cho cộng đồng. Đại học Griffith đã được xếp hạng 5 sao tại Xếp hạng Sao của các trường Đại học Queensland với hạng mục cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường.
Với trên 27 viện và cơ sở nghiên cứu, trên 1700 chuyên gia nghiên cứu, trên 1800 học viên sau đại học và nghiên cứu sinh, 88% các nhà nghiên cứu của Đại học Griffith được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế trở lên (Đánh giá chất lượng nghiên cứu Úc (ERA) 2012), Chương trình MBA của trường được công nhận quốc gia và toàn cầu và xếp thứ 4 ở Úc.
(Ảnh: Internet)
Con người chính là yếu tố làm nên sự phi thường của trường. Thông qua sức cống hiến không mệt mỏi, sự quả quyết và sức bật trong công việc, đội ngũ công nhân viên, giảng viên của trường Griffith đã phá bỏ được các rào cản và được thế giới công nhận. Griffith có những giảng viên đại học hàng đầu nước Úc, nhiều giáo viên với trình độ cao và giàu kinh nghiệm đã đạt nhiều giải thưởng giảng dạy danh tiếng trên toàn thế giới như Australian University Teacher of the Year, Teaching Excellence Award ….
Video đang HOT
(Ảnh: Internet)
Năm 2018, trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Cơ khí Chế tạo máy hợp tác với ĐH Griffith. Đây là chương trình đào tạo kỹ sư cơ khí bằng tiếng Anh với mục tiêu không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, mà còn nâng cao trình độ ngoại ngữ, giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu thực tế của các Công ty, Doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đại học Griffith cam kết mang lại những chương trình nghiên cứu và học bổng vượt bậc, hơn nhất là bằng cấp được công nhận trên quốc tế, cánh cửa tương lai đang rộng mở cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ở bất kỳ đất nước nào.
(Ảnh: Internet)
Viện đào tạo quốc tế (SIE) – Đại học Bách khoa Hà Nội
Website: http://sie.hust.edu.vn/ts/
Fanpage: https://www.facebook.com/sie.hust.edu.vn/
Địa chỉ: Toà D7, ĐH Bách Khoa, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 024.3868.3407 & 093 8683407
Theo Dân trí
Bao giờ các trường ĐH hoàn toàn 'rời' bộ chủ quản?
Việc Bộ GD-ĐT nới lỏng hay xóa bỏ cơ chế chủ quản trong ĐH là rất cần thiết trong hiện tại, đúng xu thế phát triển hội nhập tạo nên quyền tự chủ cho các ĐH hơn.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong 3 trường sẽ rời khỏi cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
30 bộ ngành, 6 tỉnh thành quản lý các trường ĐH
Đến nay có trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Bách khoa Hà Nội được Bộ GD-ĐT yêu cầu xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản trình Bộ để báo cáo Chính phủ phê duyệt. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 13 trường ĐH công lập được thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động (tự chủ), theo tinh thần của Nghị quyết 77/NQ-CP mà Chính phủ ban hành vào tháng 10.2014. Đó là các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Tài chính - marketing, ĐH Ngoại thương, ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Điện lực, Học viện Nông nghiệp VN và Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông. Như vậy, vẫn còn nhiều trường đã tự chủ vẫn chưa được "rời" cơ quan chủ quản nào đó.
Vào năm 2006, Bộ GD-ĐT chủ quản 35/hơn 100 trường ĐH (35%), đến năm 2016, Bộ đã chủ quản 53/234 ĐH trong cả nước (23%). Hiện có 30 bộ, ngành và 6 tỉnh, thành trực tiếp quản lý các ĐH công lập (chưa kể các trường quân đội, công an).
Giao toàn quyền cho hội đồng trường
Bộ GD-ĐT chỉ nên làm chức năng thanh tra, kiểm định chất lượng ĐH chứ không phải quản lý từng việc ở các trường ĐH. Xóa cơ chế cơ quan chủ quản đồng nghĩa với việc tách chức năng sở hữu ĐH công của Bộ, giao toàn quyền cho Hội đồng trường, là đại diện của nhà nước trong trường ĐH công. Lúc bấy giờ, vai trò của Hội đồng trường sẽ rõ nét hơn, có thực quyền hơn...
Trên lý thuyết, có thể thấy mỗi ĐH là một pháp nhân riêng lẻ. Những ĐH này không thể nhận lệnh trực tiếp từ chủ tịch tỉnh, thành phố hay bộ trưởng mà là của Hội đồng trường giống như Hội đồng quản trị của ĐH ngoài công lập, chủ sở hữu ĐH. Chủ sở hữu này có quyền phân bố nhân sự, tài chính cũng như chiến lược học thuật. Lúc đó, ĐH hoạt động theo Hiến pháp, theo luật pháp mà gần nhất là luật Giáo dục ĐH và theo quy chế của bản thân ĐH đó. Nếu ĐH nào vi phạm thì sẽ bị bất cứ cá nhân hay tập thể nào đó thưa ra tòa án để được xét xử theo quy định pháp luật. Bất cứ ai cũng có quyền thưa ĐH ra tòa nếu ĐH ấy hành xử sai luật.
Cần những chính sách cụ thể
Dự luật Giáo dục ĐH sửa đổi có nới rộng về quyền bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong các ĐH nhưng theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD-ĐT-Quyết định số 5099/QĐ - BGDĐT ngày 19.11.2012. Trong đó, nội dung điều 1 là quy chế này quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD-ĐT bao gồm: giám đốc, phó giám đốc ĐH học vùng, học viện, viện trưởng, phó viện trưởng, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ và các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ GD-ĐT. Sau khi đã theo đúng quy trình 3 bước thì trình Bộ trưởng, Ban Cán sự Đảng của Bộ xem xét, mới ra quyết định bổ nhiệm.
Vậy nếu các trường ĐH "rời" khỏi cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT thì quy chế nêu trên có thay đổi không? Như thế chủ trương "xóa mô hình bộ chủ quản" của nhà nước cần phải được văn bản hóa bằng những chính sách cụ thể.
Xóa mô hình cơ quan chủ quản sẽ giúp cho các ĐH được "cởi trói", tự chủ về tài chính, học thuật và nhất là nhân sự như 2 ĐH Quốc gia Hà Nội và TP.HCM đã phát triển tốt trong những năm vừa qua. Tuy nhiên cũng cần có thời gian, có quy trình, từng bước và nhất là Bộ GD-ĐT cần mạnh dạn cởi bỏ vị trí chủ quản của Bộ trong 53 trường ĐH mà Bộ đang trực tiếp là cơ quan chủ quản để làm điển hình cho các cơ quan chủ quản ĐH khác.
Ý kiến:
Nên bỏ cơ chế bộ chủ quản các bộ ngành khác
Nên bỏ hẳn khái niệm về cơ chế "bộ chủ quản" với tất cả các trường ĐH. Trong đó, trước hết là bỏ bộ chủ quản của các trường ĐH đang trực thuộc các bộ ngành khác vì thực tế các trường này hiện đang phải chịu cảnh "một cổ hai tròng" của cả bộ chủ quản và Bộ GD-ĐT.
Còn các trường đang trực thuộc Bộ GD-ĐT thì bộ này cũng không phải là cơ quan chủ quản mà chỉ là cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy là chuyển từ khái niệm "trực thuộc" sang "quản lý" với tất cả các cơ sở giáo dục ĐH. Khi đó, các trường có đủ khả năng tự chủ, bộ giao dần quyền tự quyết mà không cần xin ý kiến bộ như trước đây. Các trường sẽ phát triển như mô hình ĐH quốc gia hiện nay. Dù không trực thuộc bộ ngành nào, giám đốc ĐH này do Thủ tướng bổ nhiệm nhưng không thể tách rời sự quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống (Nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM)
Nên mở rộng ra nhiều trường
Đồng ý với chủ trương bỏ bộ chủ quản với các trường ĐH, không chỉ 3 trường mà nên mở rộng ra nhiều trường hơn. Mỗi trường đào tạo nhóm ngành nghề khác nhau, ngay trong cùng nhóm ngành nghề cũng cần định hướng đào tạo khác nhau để cạnh tranh. Khi đó, các trường muốn tồn tại buộc phải vận động để thu hút người học, chẳng hạn chủ động trong xây dựng chương trình đào tạo. Trong khi đào tạo phải theo yêu cầu của thị trường nhưng các trường vẫn phải tuân theo các quy định chung về quản lý nhà nước, thậm chí những quy định cứng nhắc thì thật mâu thuẫn.
TS Vũ Thị Phương Anh (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN)
Tháo gỡ được các vướng mắc về thủ tục
Có hay không có bộ chủ quản thì vấn đề quan trọng nhất hiện nay với các trường là tháo gỡ được các vướng mắc về thủ tục thì mới phát huy được tính tự chủ toàn diện.
Mà muốn vậy thì cần thiết phải giao toàn quyền quyết định cho Hội đồng trường theo đúng tinh thần của luật Giáo dục ĐH. Trong đó, chủ tịch Hội đồng trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đơn vị quản lý trực tiếp. Khi đó, Hội đồng trường sẽ là cơ quan chủ quản cao nhất để quyết định mọi vấn đề hoạt động và phát triển của trường. Tránh tình trạng tự chủ nhưng vẫn "vướng" các cơ chế như hiện nay, đặc biệt là trong vấn đề phê duyệt các dự án đầu tư.
Đại diện Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
Hà Ánh (ghi)
Theo thanhnien.vn
'Rời' Bộ GD-ĐT, 3 trường ĐH sẽ ra sao? 3 trường ĐH đầu tiên được Bộ GD-ĐT yêu cầu xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản của bộ này đã gây nhiều chú ý của dư luận vì sự thay đổi sẽ tác động nhiều mặt đến hoạt động của trường. Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, một trong những trường sẽ không còn cơ chế bộ...