Cơ hội nào để trường tuyển sinh riêng?
Các đại học (ĐH), trường ĐH công bố tổ chức kỳ thi tuyển riêng đang lo sẽ không thể tiến hành kỳ thi này vì vướng quy định nêu trong dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm nay.
Thí sinh tham dự kỳ kiểm tra năng lực do Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức năm 2019 – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Tối 4-5, ĐH Quốc gia Hà Nội bất ngờ công bố quyết định không triển khai kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh riêng của ĐH này như thông báo trước đó mà sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển.
Ngay sau đó, Trường ĐH Ngoại thương cũng công bố dừng tổ chức kỳ thi phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển ĐH chính quy năm 2020.
Trong khi đó, nhiều trường mới đây đã công bố sử dụng kết quả thi năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Do vậy, quyết định này của ĐH Quốc gia Hà Nội khiến không chỉ thí sinh, phụ huynh mà cả nhiều trường ĐH trên cả nước bối rối.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế tuyển sinh chính thức, nếu trường không thỏa điều kiện thì đành hủy bỏ kỳ thi này, mặc dù đã có hàng trăm thí sinh nộp tiền phí đăng ký dự thi. Khi đó, trường sẽ xin lỗi và hoàn trả lại tiền cho thí sinh.
TS Trần Tiến Khoa (hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM)
Nhiều xáo trộn
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, do ảnh hưởng dịch COVID-19, ĐH này đang xem xét các phương án điều chỉnh lịch thi đánh giá năng lực cho phù hợp với tình hình thực tế. Lịch thi điều chỉnh dự kiến sẽ vào cuối tháng 6 (đợt 1) và cuối tháng 8 (đợt 2).
“Hiện có hơn 50 trường ĐH, CĐ đăng ký tuyển sinh từ kết quả kỳ thi này trong năm nay” – đại diện ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển sinh, với dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH Bộ GD-ĐT, một số điều kiện để tổ chức kỳ thi riêng khác với trước đây nên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đang phải chờ quy chế chính thức từ Bộ GD-ĐT để đưa ra quyết định cuối cùng về kỳ thi đánh giá năng lực.
Nếu trường hợp kỳ thi này không được tổ chức, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tốn nhiều công sức đã chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi suốt thời gian qua. Việc hoàn trả số tiền phí dự thi cho thí sinh đã lên tới cả tỉ đồng sẽ rất phức tạp và tốn kém.
Hơn nữa, công tác tuyển sinh của tất cả những trường đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển chắc chắn sẽ có nhiều xáo trộn.
Video đang HOT
Mới đây, Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố sẽ tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 để tuyển sinh bậc ĐH với 10-20% tổng chỉ tiêu.
Tương tự, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng cũng đã công bố dành 8% chỉ tiêu xét tuyển thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức (dự kiến 3 đợt thi trong năm 2020).
Trương ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đã công bố tô chưc ky thi đanh gia năng lưc chương trình cử nhân tài năng ISB BBUS năm 2020 (dự kiến đầu tháng 7-2020) với 100 chi tiêu.
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại phiên họp Chính phủ ngày 5-5 – Tư liệu: VĨNH HÀ – Đồ họa: NGỌC THÀNH
Nếu không đủ điều kiện sẽ hủy kỳ thi
Năm nay, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã lên kế hoạch tiếp tục tổ chức kỳ kiểm tra năng lực (như các năm 2017, 2018, 2019). Đây là một trong sáu phương thức tuyển sinh năm nay của trường (chiếm 20 – 40% tổng chỉ tiêu).
Kỳ thi này trường tổ chức hằng năm thu hút khoảng 3.000 thí sinh. TS Trần Tiến Khoa – hiệu trưởng nhà trường – cho biết:
“Trong dự thảo quy chế có những yêu cầu như cán bộ phải có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chấm thi, bồi dưỡng nghiệp vụ ra đề thi…, chúng tôi không biết đây là chứng chỉ gì, vì thực tế các thầy cô trong trường chỉ có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”.
Theo TS Nguyễn Quốc Anh – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, trường đã tự tổ chức kỳ thi tuyển riêng từ năm 2019 nhằm đa dạng hóa phương thức xét tuyển theo tinh thần tự chủ, thêm cơ hội cho thí sinh. Năm 2020, trường dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển riêng vào tháng 7 với 5% chỉ tiêu. Ông Nguyễn Quốc Anh cho hay nếu đáp ứng được các điều kiện quy định của quy chế tuyển sinh, trường vẫn sẽ giữ nguyên các phương thức tuyển sinh dự kiến như đã công bố. Ngược lại, trường sẽ phân bổ lại chỉ tiêu từ kỳ thi riêng cho các phương thức xét tuyển còn lại.
TS Trần Ái Cầm – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành – cũng cho biết trường này đã tự chủ trong tuyển sinh từ nhiều năm trước, với việc sử dụng đa dạng phương thức tuyển sinh.
Năm nay trường dự kiến có 5 phương thức tuyển sinh, trong đó có kỳ thi tuyển do trường tổ chức với chỉ tiêu 20%. “Tuy nhiên, với dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH 2020 của Bộ GD-ĐT, có nhiều yêu cầu cụ thể về tiêu chí nhân sự hay yêu cầu về chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi.
Để thực hiện được thì cần lộ trình thích hợp các trường mới có thể chuẩn bị công tác nhân sự cũng như chuyên môn… Trong trường hợp không được tổ chức thi, chúng tôi sẽ điều chỉnh tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh cho 4 phương thức còn lại” – bà Cầm nói.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (trưởng ban đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia Hà Nội): Muốn giảm tải cho thí sinh
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
Với dịch bệnh kéo dài và phức tạp hiện nay, chúng tôi muốn giảm tải cho thí sinh. Sau khi cân nhắc, chúng tôi đã thống nhất không nhất thiết phải tổ chức kỳ thi riêng nữa.
Hơn nữa, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay do Bộ GD-ĐT soạn có tính phân hóa.
Bộ cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác coi thi, tổ chức chấm thi nên chúng tôi tin tưởng kỳ thi sẽ diễn ra an toàn, nghiêm túc.
TS Phạm Thu Hương (phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương): Không làm ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh
TS Phạm Thu Hương
Trong bối cảnh dịch bệnh, Trường ĐH Ngoại thương chủ trương đưa ra phương án tuyển sinh sao cho không làm ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh.
Khi ĐH Quốc gia Hà Nội không tổ chức kỳ thi riêng nữa, chúng tôi quyết định chuyển phương thức tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức (phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội) thành phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPT.
NGỌC DIỆP ghi
Trường đại học chia sẻ khó khăn với sinh viên
Nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo lịch học tập trung trở lại sau thời gian nghỉ học do Covid-19. Cùng với công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn cho người học, rất nhiều trường ĐH đã có chính sách miễn giảm học phí, kéo dài thời gian đóng học phí, chỗ ở ký túc xá cho sinh viên.
Hàng chục tỷ đồng hỗ trợ sinh viên
Hàng loạt trường ĐH khắp nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quay lại trường sau dịch. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyên bố giảm học phí học kỳ 2 năm học 2019-2020 đối với sinh viên có gia đình gặp khó khăn, với tổng số tiền khoảng 20 tỷ đồng.
PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết các trường hợp được miễn giảm học phí gồm sinh viên có cha mẹ bị mất việc, gia đình không có thu nhập và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác do dịch bệnh gây ra. Tùy mức độ ảnh hưởng, sinh viên sẽ nhận được các mức hỗ trợ có thể tới 50% học phí học kỳ này.
Trường ĐH Ngoại thương cũng triển khai gói hỗ trợ tài chính đặc biệt cho sinh viên, học viên của trường. Với sinh viên hệ chính quy, trường hỗ trợ số tiền tương đương 5% học phí học kỳ 2 năm học 2019-2020 cho toàn bộ gần 15.000 sinh viên ở cả 3 cơ sở Hà Nội, Quảng Ninh và TPHCM (được giảm trừ trực tiếp vào học phí học kỳ 2).
Trường cũng sẽ triển khai ngay việc xét cấp bổ sung học bổng dành cho sinh viên khó khăn và đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên, với mức học bổng tương đương 50% - 100% học phí học kỳ 2. Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng điều chỉnh lùi thời hạn đóng học phí 3 tháng và không áp dụng tiêu chí muộn đóng học phí đối với việc cấm thi, đánh giá rèn luyện, xét học bổng của sinh viên trong kỳ này.
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM trong giờ học thực hành
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng vừa quyết định dành khoảng 12 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên học trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch và tài trợ học bổng sinh viên hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn. Trường ĐH Kinh tế TPHCM dành gói 20 tỷ đồng hỗ trợ sinh viên tất cả các khóa, hệ đào tạo của trường với nhiều hình thức: hỗ trợ học trực tuyến; giúp sinh viên bị ảnh hưởng dịch bệnh, có gia đình (cha, mẹ, anh, chị) bị mất việc do dịch Covid-19...
Đa dạng các chính sách hỗ trợ
Nhằm chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ cùng sinh viên và gia đình trong mùa dịch Covid-19, ĐH Quốc gia TPHCM vừa đề nghị các trường thành viên và đơn vị trực thuộc chủ động tính toán chi phí đào tạo với các học phần được giảng dạy trực tuyến trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 để có mức giảm học phí phù hợp.
Theo đó, Trường ĐH Quốc tế sẽ giảm 10% học phí học kỳ 2, giảm 7% học phí các học phần trực tuyến. Trường ĐH Công nghệ thông tin còn thành lập quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn với tổng trị giá học bổng khoảng một tỷ đồng. Trường ĐH Kinh tế - Luật vừa gia hạn thời gian nộp học phí, hỗ trợ tiền cải thiện tốc độ sử dụng Internet, vừa dành hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho sinh viên khó khăn.
Nhiều trường ĐH như Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Công nghiệp thực phẩm TPHCM, Nguyễn Tất Thành, Văn Lang, Văn Hiến... cũng giảm 8% - 20% học phí cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn. ĐH Hoa Sen, ĐH Quốc tế Hồng Bàng... giảm tối đa 20% học phí học kỳ 2 cho tất cả sinh viên (áp dụng cho sinh viên đóng trước ngày 25-3).
"Dù rất khó khăn nhưng trường vẫn dành kinh phí để hỗ trợ sinh viên, nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với các em. Ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế gia đình của rất nhiều em cũng gặp khó khăn do sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình hình xâm nhập mặn. Nếu không kịp thời nắm bắt, chia sẻ với người học, sẽ có sinh viên bỏ học giữa chừng vì gánh nặng học phí", PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG , Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
TS Phạm Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, thông tin trường đang cho rà soát danh sách sinh viên khó khăn để hỗ trợ, giảm học phí; xem xét miễn giảm học phí sinh viên thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn; miễn phí trong vài tháng cho sinh viên ở ký túc xá.
Trường ĐH FPT quyết định trích từ Quỹ Đầu tư phát triển hơn 80 tỷ đồng để hỗ trợ 20% học phí các tháng hè (từ tháng 5 đến hết tháng 8-2020) cho sinh viên cao đẳng và ĐH. Mặt khác hỗ trợ học phí cho các chương trình liên kết là 10%, và sẽ hỗ trợ bổ sung nếu thống nhất được với các đối tác liên kết nước ngoài.
Cú hích thay đổi diện mạo giáo dục đại học Hiện có khoảng 40 cơ sở GDĐH tại Việt Nam tham gia vào Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN), với khoảng 100 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn AUN-QA trong tổng số khoảng 120 thành viên của tổ chức này. Đoàn chuyên gia AUN khảo sát đánh giá CTĐT tại LHU (2019). Ảnh: NVCC Đạt chuẩn kiểm định...