Cơ hội nào cho Windows Phone?
Có một thực tế là Windows Phone đang ngày càng tỏ ra “hụt hơi’ nếu đem so với các đối thủ khác. Hệ điều hành (HĐH) của hãng Microsoft hiện chỉ chiếm 2% thị trường smartphone toàn cầu, và chưa tới 5% tại Mỹ. Nếu trên nền tảng PC Windows của Microsoft vượt trội bao nhiêu thì trên nền tảng di động lại đáng thất vọng bấy nhiêu, gần như không đủ sức cạnh tranh với iOS hay Android. Ngay cả BlackBerry của nhà phát triển di động xứ Canada cũng vẫn được đánh giá cao hơn so với Windows Phone. Vậy lý do gì khiến cho thương hiệu từng được đánh giá cao này không thể cạnh tranh trên thị trường?
Microsoft là một trong những tập đoàn đầu tiên tham gia phát triển, mở rộng khả năng kết nối Web, Internet trên điện thoại di động và nắm trong tay lợi thế không nhỏ, đó 90% lượng khách hàng sử dụng Windows trên PC. Nhưng thật đáng tiếc, họ lại khá chậm chạp trong việc tiếp cận thị trường smartphone, miếng bánh màu mỡ nhất ở thời điểm hiện nay. Hệ quả là hãng đã thất bại trong việc đưa Window Phone đến với người dùng so với Android, iOS hay thậm chí là BlackBerry.
Sai lầm nối tiếp sai lầm!
Bill Gates, cựu chủ tịch của Microsoft đã nhận định thất bại của hãng xuất phát từ chiến lược, tầm nhìn phát triển của Windowphone và có lẽ cũng chỉ có Microsoft là lặp đi lặp lại thất bại đó trong rất nhiều công ty, tập đoàn trong thị trường smartphone. Dưới đây là 3 sai lầm dẫn đến thất bại của Windows Phone
1. Đánh giá sai năng lực của iPhone và iOS
Năm 2007, khi được hỏi về iPhone vừa được ra mắt và các sản phẩm sáng tạo của Apple, chủ tịch Steve Ballmer đã chủ quan khi cho rằng Apple quá nhỏ bé, sẽ không thể cạnh tranh được với Microsoft. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm, Apple đã vượt qua Microsoft và vươn lên trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Thật khó hiểu khi một CEO với nhiều năm kinh nghiệm như Steve Ballmer lại có thể đưa ra một nhận định sai lầm như vậy.
Microsoft đã sai lầm khi không đánh giá đúng về tiềm năng của Apple.
2. Sự sụp đổ của NokiaNokia là đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển Windows Phone. Hãng điện thoại từng giữ vị trí số 1 thế giới vẫn đang cố gắng khôi phục lại ánh hào quang sau nhiều năm tụt dốc thê thảm và buộc phải “bỏ rơi” niềm tự hào một thời của riêng họ là Symbian, MeeGo và chấp nhận thất bại toàn diện trên thị trường Mỹ trong vài năm trở lại đây. Sự sụp đổ của Nokia đã khiến các smartphone chạy Windows Phone bị thu hẹp hơn. Từ đó các thiết bị Windows Phone vốn đã kém nổi bật hơn so với Android hay iPhone lại càng gặp khó hơn. Cũng khó có lựa chọn nào khác bởi các tên tuổi lớn mạnh khi đó vẫn còn quá dựa dẫm vào Android.
Nokia đi xuống kéo theo cả tương lai của Windows Phone.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nokia đang dần phục hồi trở lại. Đó có thể là dấu hiệu tốt cho sự phát triển và nâng cấp của Windows Phone. Mặc dù vậy, nguyên nhân sâu xa hơn, Windows Phone thất bại bởi nó thậm chí không có một lý do hợp lý để tồn tại trên thị trường. Bởi lẽ người dùng sẽ tự hỏi “Hệ điều hành này liệu có tốt hơn và an toàn hơn những gì đang có trên thị trường?” và “Liệu rằng các smartphone sử dụng Windows Phone có rẻ hơn các loại smartphone khác?”.
3. Sản phẩm không đủ sức cạnh tranh
Microsoft đã tạo ra một HĐH có thể nói là tốt hơn, thậm chí còn tuyệt vời hơn những gì mà họ đã rất thành công trước đó như : Word, Outlook, Xbox,… Tuy nhiên, đó lại không phải là thứ mà đa số người dùng smartphone mong muốn.
Năm 2012, hãng phân phối viễn thông O2 của Anh đã tiến hành một cuộc khảo sát trên người dùng smartphone, kết quả cho thấy trung bình mỗi người bỏ ra đến hơn 2 giờ một ngày ( khoảng 128 phút) để sử dụng thiết bị thông minh của họ. Thế nhưng, khách hàng lại sử dụng phần lớn thời gian đó với những ứng dụng của Android hay iOS chứ không phải trên thiết bị Windows Phone, bởi thực tế thì HĐH của Microsoft tỏ ra yếu thế trên rất nhiều phương diện.
Một ví dụ điển hình đó là khả năng giải trí của người sử dụng trên smartphone. Người dùng thường dành phần lớn thời gian để lướt Web, mạng xã hội hay nghe nhạc… Với mỗi hoạt động đó, liệu Windows Phone có thể mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng? Thay vì tập trung vào những tính năng như vậy thì Windows Phone lại chỉ chăm chăm tập trung cho “People Hub”, tính năng tuy hay nhưng vẫn còn quá mới mẻ và xa lạ với người dùng. People Hub không đơn thuần là nơi chứa danh bạ mà còn là nơi giúp bạn giao tiếp với mọi người thông qua các mạng xã hội. Microsoft rõ ràng không muốn giấu diếm ý đồ nhắm vào người dùng di động là tín đồ của mạng xã hội với tính năng này. Thế nhưng điều đáng buồn là lượng người dùng này lại chẳng đủ lớn để thúc đẩy Windows Phone. Và People Hub chỉ là một trong số những lệch lạc về mặt tính năng của Windows Phone.
Có thể kể đến tiếp theo là Email, Microsoft đã khẳng định rằng hãng sẽ hỗ trợ Email một cách tối ưu cho người dùng, nhưng đáng tiếc Email thậm chí còn không nằm trong Top 5 ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên Windows Phone. Rõ ràng, vẫn có một khoảng cách khá lớn để có thể san bằng trong một thời gian ngắn giữa Windows Phone với Android hay iOS.
Cơ hội đã khép lại?
Câu trả lời là: Không. Hiện tại, một số nhà phân phối di động vẫn có ý muốn hạn chế sự thống trị của Android và iOS. Thế nên họ cần một đồng minh có đủ tiềm năng để thực hiện điều này. Về mặt lý thuyết, cơ hội để tồn tại một HĐH thứ 3 đủ sức cạnh tranh với 2 ông lớn trên là vẫn còn, nhưng liệu Windows Phone có đủ sức đạt tới đẳng cấp này hay không, đó vẫn đang là thách thức không nhỏ với Mỉcrosoft.
Mới đây, Frank X.Shaw, phát ngôn viên của Microsoft, đã đưa ra một số dấu hiệu tích cực từ Windows Phone. Theo như số liệu từ IDC, thị phần của Windows Phone đã tăng lên đến 10% ở một số quốc gia, số lượng máy bán ra đã nhiều hơn BlackBerry ở 26 nước và cao hơn iPhone tại 7 thị trường. Dù vậy, Microsoft vẫn còn gặp phải những rào cản khá lớn để duy trì thành công. Ở thời điểm hiện tại, Android và iPhone đang thống trị thị trường smartphone với thị phần là 48% và 19%. Đứng ở vi trí số 3 là hệ điều hành “cũ kỹ” Symbian với 15% (chủ yếu là các dòng diện thoại giá rẻ), BlackBerry cũng đang chiếm tới 8% nhờ những sản phẩm thành công trong quá khứ.
Nhưng ứng dụng mới là cơn ác mộng của Windows Phone. Cả Android và iOS vẫn đang dẫn đầu với hơn 1 triệu ứng dụng, đủ sức thỏa mãn tất cả các nhu cầu của người dùng. Thật sự không dễ dàng để khách hàng chấp nhận chuyển sang sử dụng một nền tảng hoàn toàn khác và thiếu thốn về mặt ứng dụng như thế. Và chúng ta đã quá quen với việc Windows Phone luôn bị kêu ca là thiếu thốn ứng dụng.
Một sản phẩm 100% Microsoft có thể là lối thoát cho Windows Phone.
Một biện pháp mà Microsoft có thể sử dụng đó là trông cậy vào một đối tác sản xuất thiết bị di động hỗ trợ Windows Phone. Cũng giống như cặp bài trùng Android và Samsung, Microsoft cũng cần tìm cho mình một đối tác đáng tin cậy. Cả HTC và Samsung đều có những sản phẩm sử dụng Windows Phone nhưng chỉ dành cho một vài dòng máy và không để lại quá nhiều ấn tượng cho khách hàng. Nokia thì vẫn đang ngụp lặn để tìm lại hình ảnh của mình xưa kia. Chính vì thế, có lẽ Microsoft nên học theo Apple, tự kiểm soát nền tảng của chính họ thay vì phải đi nhờ vả vào người khác.
Windows Phone vẫn đang từng bước có những cải tiến đáng kể: giao diện đẹp và mượt mà hơn, sự phối hợp giữa các chức năng cũng được nâng cấp mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, “tại sao nên chọn Windows Phone?” vẫn là câu hỏi lớn mà gã khổng lồ này phải giải quyết. Tất cả vẫn còn chưa quá muộn, hãy cùng chờ xem liệu Windows Phone sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào?
Theo GenK
WhatsApp bác tin đồn thương vụ trị giá 1 tỷ USD với Google
Hãng phần mềm ứng dụng chat trên di động WhatsApp chính thức tuyên bố những đồn đại về thương vụ gần 1 tỷ USD với gã khổng lồ Google là không chính xác.
Cuối năm ngoái, những thông tin đăng tải trên TechCrunch cũng đồn thổi rằng WhatsApp sẽ được bán lại cho Facebook. Tuy vậy, hãng phần mềm ứng dụng chat trên di động này cũng đã phủ nhận tin đồn này ngay sau đó.
WhatsApp không hề bán lại cho Google với giá 1 tỷ USD như đồn thổi. Ảnh: Cnet.
Và mới cách đây gần một tuần, một lần nữa lại xuất hiện những tin đồn từ Digitaltrends cho rằng WhatsApp và Google đang tiến hành họp bàn một thương vụ về quyền sở hữu trí tuệ một thời gian dài trị giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, mới đây, Neeraj Arora, đại diện phát triển thương mại của WhatsApp cho hay hãng phần mềm ứng dụng này không hề có bất kỳ thỏa thuận nào với Google.
Được thành lập vào năm 2009 tại Santa Clara, California, WhatsApp là hãng phần mềm ứng dụng chat cho nhiều nền tảng di động khác nhau như Android, BlackBerry, iOS, Symbian; và mới nhất là Windows Phone. Với ứng dụng WhatsApp, người dùng có thể gửi những tin nhắn hình ảnh, âm thanh hay video miễn phí một cách dễ dàng. Theo những thống kê mới nhất, WhatsApp là ứng dụng có lượng người dùng lớn với khoảng 100 triệu người dùng mỗi ngày. Ứng dụng này còn xuất hiện trên hơn 250 quốc gia khác nhau.
Theo VNE
Android quá yếu ớt trước mã độc Hãng chế tạo phần mềm diệt virút và an ninh mạng của Phần Lan F-Secure cho biết có tới 79% số điện thoại thông minh bị nhiễm phần mềm ác tính (malware) trên thế giới hoạt động trên hệ điều hành Android. Theo báo cáo công bố ngày 7/3 của F-Secure, Android đã trở thành nền tảng thống trị, mục tiêu tấn công...