Cơ hội nâng cao năng lực kỹ năng nghề, kỹ năng số, thích ứng với nhu cầu thị trường
Ngày 12/12, Hội nghị tổng kết kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần 12, năm 2021 tại Hội đồng thi quốc gia số 1 đã diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trưởng ban tổ chức kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 đánh giá cao kết quả cuộc thi kỹ năng nghề theo hình thức trực tuyến được tổ chức tại Hội đồng Thi Số 1- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Đào tạo nghề tại Trung tâm đào tạo công nghệ cao của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Ban Tổ chức kỳ thi đã nỗ lực cùng các đoàn dự thi, các thí sinh, chuyên gia kỹ thuật tổ chức kỳ thi với 30 điểm và 11 nghề được tổ chức theo hình thức trực tuyến và được quản lý bằng công nghệ hiện đại.
“Tác động kép của đại dịch và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là động lực, cũng là thách thức trong thế giới việc làm. Điều này càng cho thấy vai trò của lao động có kỹ năng, sự chủ động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp vốn có của các học viên. Kết quả của kỳ thi là cơ sở để thành lập đội tuyển quốc gia tham gia cuộc thi kỹ năng nghề thế giới được tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc) thời gian tới – Phó tổng cục trưởng Nguyễn Thị Việt Hương cho biết.
Phó Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Hồng Phi, Phó Chủ tịch Hội đồng thi quốc gia số 1, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long nêu rõ: Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức thi kỹ năng nghề theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh rất ít quốc gia có thể tổ chức được kể cả ở cấp độ của kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thực sự là kỳ thi của công nghệ cao chưa từng có trong tiền lệ.
Video đang HOT
“Kỳ thi Kỹ năng nghề với 11 nghề trực tuyến năm nay có nhiều điểm mới trong công tác tổ chức, đánh giá, giám sát và làm bài thi của thí sinh. Đây là cơ hội để các thí sinh được học tập, trao đổi, rèn luyện kỹ năng số trong học tập, làm việc, tiến tới công dân số, công dân toàn cầu. Kỳ thi đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tạo sức lan tỏa, khích lệ phong trào rèn luyện, nâng cao kỹ năng nghề trong học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trong xã hội. Chúng ta đang tiệm cận dần với mô hình tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề của ASEAN và thế giới” – Phó Giáo sư Cao Hồng Phi khẳng định.
Sau 10 ngày (2/12-12/12) tổ chức thi và chấm điểm theo hình thức trực tuyến, Hội đồng thi số 1 Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia đã lựa chọn được 16 thí sinh đoạt giải Nhất; 11 thí sinh đoạt giải Nhì; 16 thí sinh đoạt giải Ba; 16 thí sinh đoạt giải khuyến khích. Các hội đồng thi đảm bảo các yêu cầu, chấp hành nghiêm những quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Những nét mới nổi bật được thực hiện tại kỳ thi đó là: Các nghề thi theo hình thức trực tuyến và bài thi của thí sinh được số hóa, quản lý, lưu trữ an toàn, bảo mật bởi phần mềm Vnskills do Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long xây dựng, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, xử lý dữ liệu lớn (big data) và các công nghệ hiện đại khác, đảm bảo đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh, bảo mật dữ liệu. Đề thi của mỗi nghề đã tiếp cận với trình độ, tiêu chuẩn quốc tế của kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.
Công tác quản lý điểm bài thi thí sinh được xử lý trực tuyến bởi phần mềm (CIS) lần đầu áp dụng tại kỳ thi. Công tác coi thi, giám sát kỳ thi kỹ năng nghề được tăng cường, chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt có sự giám sát của công an an ninh chính trị nội bộ (A03) và an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05), đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối. Bên cạnh Ban coi thi, giám sát, kỳ thi có sự giám sát từ xa của Ban tổ chức, Hội đồng thi, Ban giám khảo, cơ quan chức năng, công an và xã hội qua hệ thống camera và các công nghệ giám sát hiện đại, đảm bảo tính khách quan, trung thực, minh bạch của kỳ thi.
Đây cũng là lần đầu thí sinh làm bài thi trên các máy ảo tại một kỳ thi kỹ năng nghề với tốc độ xử lý rất nhanh, dung lượng lưu trữ lớn, đường truyền băng thông rộng. Nhờ đó, các thí sinh dự thi có thể kết nối thông suốt, làm bài tại nhiều điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật, sự đồng bộ về trang thiết bị, cấu hình máy tính; đồng thời có cơ hội trình diễn, chia sẻ, học tập, nâng cao kỹ năng của nghề trong đó có kỹ năng số để tự tin trên con đường nghề nghiệp tương lai phía trước.
Hợp tác quốc tế để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới
Hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp đang đứng trước thách thức từ cách mạng công nghiệp 4.0, dịch COVID-19...
Do vậy, để đi tắt đón đầu, các trường nghề Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, nắm bắt cơ hội, nâng cao năng suất lao động và bắt kịp xu hướng thay đổi, phát triển của thế giới.
Các mô hình học đi đôi với hành tại các trường nghề.
Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức tọa đàm: "Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp: Cơ hội và tiềm năng" vào chiều 15/11 nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và và thích ứng với những thay đổi sau dịch COVID-19.
Thông qua triển khai các dự án hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, bà Vũ Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: Đã có khoảng 5.000 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý được đào tạo; Khoảng 200 lượt giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các khóa đào tạo nước ngoài (Malaysia, Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc); 655 nhà giáo được đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Australia, Đức, các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, con số trên vẫn còn khiêm tốn nếu so với sánh với gần 90.000 nhà giáo đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Do vậy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần cần nhân rộng hiệu quả các mô hình đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo nòng cốt.
Về định hướng hợp tác quốc tế thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về giáo dục nghề nghiệp và các cuộc thi kỹ năng nghề.
Về nâng cao chất lượng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, một giải pháp mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiêp hướng đến là mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển trong khu vực và thế giới (đào tạo theo chuẩn quốc tế, xây dựng chuẩn năng lực cho nhà giáo...); đào tạo ở nước ngoài,chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam; đào tạo nâng cao năng lực ngoại ngữ.
Trong khi đó, theo bà Trần Thị Mai Yến, Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ châu Á - Thái Bình Dương, từ dự án hợp tác quốc tế "Thúc đẩy hội nhập nghề nghiệp thông qua đào tạo nghề cho giới trẻ Việt Nam, Lào, Campuchia" cho nhiều kinh nghiệp về định hướng công tác đào tạo nghề theo phương pháp tiếp cận năng lực (APC). Khi kết thúc Chương trình REG100 (hỗ trợ thực hiện bởi các đối tác quốc tế là APEFE, WBI, OIF) vào năm 2016, bà Mai Yến cho hay có 470 giảng viên và cán bộ quản lý được đào tạo về APC. Từ năm 2021, chương trình tiếp tục huy động thêm các nguồn lực để đào tạo giảng viên về phương pháp APC, biên soạn các bộ chuẩn, tăng tính tự chủ trong việc phát huy các thành quả sẵn có.
Còn ông Jugen Hartwig, Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam của Tổ chức hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) bày tỏ mong muốn được hỗ trợ Việt Nam tăng cường đổi mới, nâng cao năng lực của hệ thống dạy nghề, từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, tăng năng suất lao động, tính cạnh tranh để gia nhập thị trường lao động trước bối cảnh dịch COVID-19, cách mạng Công nghiệp 4.0...
Theo ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trước áp lực cuộc cách mạng công nghiệp 4,0, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần đẩy nhanh chuyển đổi số, đổi mới phương thức đào tạo. Theo đó, đưa hệ thống giáo dục nghề nghiệp tiếp cận với tri thức, kỹ năng, mô hình, quản lý giáo dục mới. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cũng cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài để theo kịp xu hướng mới của nền giáo dục thế giới. Sự hỗ trợ, hợp tác với tổ chức giáo dục quốc tế, nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam là rất quan trọng.
Về chất lượng đào tạo, ông Trương Anh Dũng cho rằng, thời gian qua, nhiều học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp có thành tích cao trong kỳ thi tay nghề ASEAN hay của thế giới. 80% học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp có việc làm, thu nhập tốt sau khi ra trường... Chủ sử dụng lao động đánh giá cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp...
Điều này cho thấy việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp sư phạm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn liền với nhu cầu thực tế của Việt Nam là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp phục hồi, giữ ổn định thị trường lao động trong bối cảnh dịch COVID-19 mà sẽ tăng năng suất lao động, tăng cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.
Phát triển đô thị thông minh gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sáng 10/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo chuyên đề 3 với chủ đề "Phát triển đô thị thông minh trong quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đây là một trong 10 Hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp...