Cơ hội ‘một ngày làm đại sứ Anh’ dành cho học sinh
Chiến thắng cuộc thi Một ngày làm đại sứ Anh, học sinh sẽ được trải nghiệm vai trò đại sứ, gặp gỡ những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, kinh doanh, hoạt động xã hội.
Đại sứ Anh tại Việt Nam (bìa trái) tại một sự kiện – Ảnh: Facebook ngài Đại sứ
Cuộc thi video Một ngày làm đại sứ Anh do Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức, dành cho học sinh nữ từ 13-22 tuổi. Người thắng cuộc sẽ có cơ hội cùng ngài đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward tham gia chuỗi sự kiện ngày 8-3 tại thủ đô.
Trải nghiệm vai trò đại sứ, ‘cô nàng đại sứ’ sẽ gặp gỡ những nhân vật quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, kinh doanh, hoạt động xã hội.
Về thể lệ thi, các thí sinh cần thực hiện đoạn phim dài 1 phút, trả lời bằng tiếng Anh câu hỏi: “Nếu trở thành đại sứ Anh, bạn sẽ dùng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy điều gì trong việc giáo dục nữ giới tại Việt Nam?”.
Phim được đăng công khai trên các mạng xã hội của cá nhân thí sinh, hạn chót tham gia là khuya 3-3.
Tham khảo thông tin chi tiết và mẫu đơn đăng ký tại trang Facebook chính thức UK in Vietnam.
Theo tuoitre
Giúp học sinh trải nghiệm ra sao trong chương trình mới, góc nhìn từ thực tiễn
Với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như các em đang được mở một hộp quà mà chính các em là người tự tìm ra.
Hoạt động trải nghiệm gồm có 4 nhóm nội dung: nhóm nội dung hoạt động phát triển cá nhân; nhóm hoạt động lao động, nhóm hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; nhóm hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Các nhóm nội dung này nhằm thực hiện 3 mục tiêu cơ bản của hoạt động trải nghiệm là năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp.
Video đang HOT
Trường Tiểu học & Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận Kiên Giang (Ảnh tác giả)
Những ngày đầu xuân, người viết có dịp đến thăm trường Tiểu học & Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) và vô cùng ấn tượng bởi quang cảnh xanh mát của ngôi trường.
Dọc theo cổng chính là những luống rau xanh tốt, tươi non.
Ao cá đang trong kỳ phát triển và những hàng chuối bắt đầu cho thu hoạch là sản phẩm do chính học sinh và giáo viên của trường Tiểu học & Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận thực hiện.
Trao đổi để tìm hiểu cách làm của nhà trường, thầy Trần Sung, Hiệu trưởng trường Tiểu học & Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận cho biết:
"Nhà trường mới được chuyển địa điểm về đây vài năm nên việc quan tâm để xây dựng cảnh quan xanh- sạch- đẹp rất được hội đồng sư phạm chú trọng.
Học sinh đang lao động công ích (Ảnh: Hoài Thu)
Để phát triển cảnh quan của nhà trường và giáo dục học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã lập ra các câu lạc bộ nhỏ cho học sinh được phát huy năng lực, năng khiếu, sở trường...và các câu lạc bộ này do Tổng phụ trách Đội quản lý và xây dựng kế hoạch hoạt động".
Được biết, "trải nghiệm" trong chương trình giáo dục phổ thông không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục.
Mỗi hoạt động, hình thức, phương thức trải nghiệm sẽ giúp đạt được mục tiêu riêng như những hình thức nhóm, mang tính cống hiến (gồm các hoạt động tình nguyện, nhân đạo, vì cộng đồng,...).
Hoạt động trải nghiệm được mang tính khám phá như những chuyến đi thực địa, tham quan, dã ngoại, hay mang tính thể nghiệm để trẻ được trải nghiệm và thể nghiệm mình luôn qua các hoạt động giao lưu, đóng kịch, sân khấu hóa.
Hoạt động trải nghiệm cũng có tính nghiên cứu và phân hóa, như những dự án, hoạt động nghiên cứu khoa học...nhưng việc áp dụng thực hiện các hoạt động chương trình trải nghiệm của nhiều nhà trường, nhiều nơi đôi khi còn lúng túng và mang tính hình thức, chưa thực sự đảm bảo được mục tiêu cần đạt của chương trình.
Tìm hiểu thêm về hoạt động trải nhiệm theo hình thức tổ chức câu lạc bộ của ngôi trường này, thầy Nguyễn Văn Tân giáo viên Tổng phụ trách Đội vui vẻ cho biết:
"Liên đội trường thành lập nhiều câu lạc bộ kỹ năng, khi tổ chức các câu lạc bộ kỹ năng thì mục tiêu chính là giúp học sinh được phát triển sáng tạo và phát triển cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm.
Với các nguyên tắc cần có trong hoạt động trải nghiệm là: Gắn với các tình huống từ thực tiễn đời sống;
Gắn với những vấn đề cần giải quyết ở địa phương; Chủ đề trải nghiệm không không ngoài "tầm với" kiến thức của học sinh; Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn nên các em học sinh được tự chọn các câu lạc bộ mà mình thích để hoạt động".
Học sinh đang lao động công ích (Ảnh tác giả)
Khi nói về hiệu quả các câu lạc bộ của nhà trường, thầy Tân rất tự hào dẫn chúng tôi đi tham quan cảnh quan và quan sát trực tiếp những thành quả mà các em học sinh thực hiện bởi hoạt động trải nghiệm của mình.
Dọc theo khuôn viên trường và ao cá là những hàng chuối xanh mướt đang tới kỳ cho thu hoạch, ao cá với đủ loại cá khác nhau chen chúc đớp mồi khi được thầy Tân thả xuống những hạt cám, tấm.
Trên bờ là những luống rau xanh cũng đang tới kỳ thu hoạch.
Thầy Tân "khoe" với chúng tôi, rau rất sạch vì được trồng tự nhiên và chăm bón bằng cách tưới nước với rác mùn hữu cơ chứ không sử dụng phân hóa học.
Nhà trường và câu lạc bộ trồng trọt đã thu hoạch "lai rai" sản phẩm của mình.
Sản phẩm thu được ngoài việc giúp thầy, cô giáo cải thiện thì còn được bán để gây quỹ giúp cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường và dùng để tổ chức cho các hoạt động phong trào khác do Liên đội tổ chức.
Em Bảo Trân, học sinh lớp 9 cũng hào hứng chia sẻ niềm vui khi thành quả do các hoạt động trải nghiệm mà câu lạc bộ do em tham gia đã gặt hái được.
Bảo Trân cho biết rất thích thú khi được cùng các bạn tự tay gieo trồng và chăm sóc rau xanh.
Các bạn trong câu lạc bộ của em cũng rất tự hào khi có thể tạo ra được các sản phẩm rau sạch để có kinh phí gây quỹ giúp bạn khó khăn có thêm sách vở, đồ dùng học tập.
Như vậy có thể thấy rằng, vai trò của giáo viên trong các hoạt động trải nghiệm chỉ nên là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống phải đòi hỏi trực tiếp ở chính các em học sinh.
Với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như các em đang được mở một hộp quà mà chính các em là người tự tìm ra.
Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của trường Tiểu học & Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận không phải là việc làm mới lạ, nhưng điều cần ghi nhận chính là những hoạt động này thực sự gắn với thực tiễn cuộc sống và cũng rất phù hợp với học sinh, giáo viên, điều kiện của nhà trường, địa phương.
Đây cũng chính là mục tiêu mà chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm đang hướng tới.
Hoài Thu
Theo giaoduc.net.vn
Bộ GD&ĐT nói về quy định thí sinh cao từ 1,5 m mới được thi sư phạm Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, ĐH Sư phạm TP.HCM phải đảm bảo bình đẳng cho thí sinh nếu quy định cao từ 1,5 m mới được thi sư phạm. Theo đề án tuyển sinh dự kiến năm 2019 của ĐH Sư phạm TP.HCM, trường yêu cầu học sinh nữ phải cao từ 1,5...