Cơ hội lập nghiệp của thanh niên học nghề
Dù là chọn đi học trường nghề ngay khi tốt nghiệp THPT hay khi không đủ điểm vào trường đại học (ĐH) mong muốn, nhưng với quyết tâm và nỗ lực đã giúp nhiều thanh niên có công việc thu nhập khá, trở thành người quản lý dự án, nhãn hàng, tự mở cửa hàng cho riêng mình.
Phụ huynh đang xem danh sách nhập học chương trình 9 tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, khóa 46. Ảnh: Trần Oanh
Chọn học nghề để có việc làm tốt
Tốt nghiệp trường Cao đẳng (CĐ) nghề Công nghiệp Hà Nội, ngành Cơ điện tử, chương trình đào tạo chất lượng cao được chuyển giao từ Australia, năm 2020, Hoàng Văn Hà có lợi thế sử dụng tiếng Anh tốt và kỹ năng nghề đã được Công ty TNHH Funing Precision Component tuyển dụng vào làm việc. Trường nghề là lựa chọn thứ hai của Hoàng Văn Hà sau khi biết tin không đủ điểm vào trường quân đội, nhưng nó đã giúp cậu phát triển.
Hoàng Văn Hà chia sẻ: “Chúng em là sinh viên khóa đầu tiên chương trình đào tạo chất lượng cao được chuyển giao từ Australia, học các môn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong thời gian học, em đi làm thêm ở một công ty cơ khí có một mảng liên quan đến điện tử để rèn kỹ năng… Hiện tại em đang làm tại bộ phận MPE, với nhiệm vụ quản lý chất lượng máy móc trên dây chuyền lắp ráp sản phẩm, xây dựng lưu trình sản xuất, phân tích cải tiến sản phẩm. 2 năm qua em vừa đi làm, vừa học liên thông tại trường ĐH Giao thông vận tải, ngành Cơ điện tử”.
Nguyễn Tuấn Anh đã đăng ký xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh trường CĐ Thương mại – Du lịch Hà Nội, khóa học 2013 – 2016 để mong có một nghề, ngay khi biết tin bị thiếu điểm vào trường ĐH. Trong quá trình học, Tuấn Anh có đi làm thêm thời vụ hè 1 tháng, Tết 1 tháng, còn lại là tham gia Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện giữ chức Đội trưởng.
Với kiến thức và kỹ năng được học, sau khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp, Tuấn Anh đi làm nhân viên tư vấn bán hàng tại Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT, tiếp đó là nhân viên kinh doanh Công ty CP Viễn thông FPT. Trong thời gian này, cậu kịp học lấy tấm bằng của trường ĐH Thương mại và hiện giờ đang làm quản lý nhãn hàng tại Công ty CP Thế giới số Digiworld.
Ngay trong thời gian học ngành Kỹ thuật máy lạnh của trường CĐ nghề Bách khoa Hà Nội, ngoài thời gian đi thực tập theo lịch của trường, Nguyễn Hữu Tiến tranh thủ đi làm thêm bên ngoài để lấy kinh nghiệm thực tế cũng như trang bị cho mình những kỹ năng còn thiếu. Khi tốt nghiệp, Tiến được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH Điện lạnh – nơi cậu đã thực tập, với mức lương cơ bản 9 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Sau hai năm làm việc tại công ty, tháng 3/2022, Nguyễn Hữu Tiến quyết định mở một cửa hàng điện lạnh ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) và mời hai bạn học cùng làm. Chia sẻ về kinh nghiệm học nghề để có việc làm ngay khi tốt nghiệp, Hữu Tiến cho hay: “Khi đi thực tập tại công ty, các bạn cố gắng làm việc, học hỏi và bổ sung những kiến thức còn thiếu”.
Giải pháp nâng chất lượng đào tạo
Để người học nghề ra trường có việc làm ngay, đáp ứng được yêu cầu của DN, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã luôn thực hiện những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội Khuất Huy Bằng cho biết, song song với đào tạo nghề, nhà trường trang bị kỹ năng sống, học sinh được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để phát triển toàn diện, tự tin khi rời ghế nhà trường.
Nhà trường liên kết với rất nhiều DN để đưa học sinh đến thực tập và các công ty này sẽ đến tuyển dụng các em vào ngày bế giảng và phát bằng tốt nghiệp. Tỷ lệ học sinh có việc làm ngay sau khi ra trường khoảng 85%, số còn lại các em chưa có nhu cầu đi làm ngay mà tiếp tục học liên thông lên CĐ, ĐH.
“Nhà trường tâm niệm phải làm tốt hơn công tác đào tạo để cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên đáp ứng được nhu cầu của DN tuyển dụng; muốn được như vậy, chương trình đào tạo luôn được đổi mới. Năm 2020, toàn trường tập trung xây dựng lại chương trình đào tạo đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ LĐTB&XH và thực hiện ngay từ năm 2021, khóa 13 với 40% lý thuyết là kiến thức cơ sở và chuyên môn của từng nghề; 60% thực hành trang bị kỹ năng của từng môn học, đáp ứng chuẩn đầu ra của Tổng cục GDNN…” – Phó Hiệu trưởng trường CĐ nghề Bách khoa
Hà Nội Dương Đức Hồng cho hay.
Phó Hiệu trưởng trường CĐ nghề Bách khoa Hà Nội Nguyễn Văn Huy thông tin: Cùng với việc thực hiện các chương trình liên kết đặt hàng đào tạo của DN, nhà trường ký thỏa thuận thuận hợp tác với các DN có uy tín sẵn sàng tiếp nhận các nhóm, lớp sinh viên đến tham quan, trải nghiệm, thực tập, học tập, đảm bảo sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế giúp học được nhiều kỹ năng…
Từ những thay đổi trong đào tạo nghề, theo số liệu khảo sát của các cơ sở GDNN, khoảng hơn 80% học sinh, sinh viên tìm được công việc sau khi tốt nghiệp 6 tháng với mức lương khác nhau, tùy theo khả năng và vị trí công việc. Số sinh viên còn lại tham gia các khóa học liên thông hoặc bổ sung một số bằng cấp Tiếng Anh, Tin học,… Khi sinh viên được tham gia thực tế tại DN lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, là cơ hội cho các em có thể sẵn sàng tự tin để mở cửa hàng, xưởng để quản lý, với số lượng chiếm từ 5 – 7%.
Nữ sinh Hải Dương có cuộc đời như phim: Bỏ thi cấp 3 vì mẹ ốm yếu, cứ ngỡ mình mắc bệnh nguy hiểm và cú lột xác giành học bổng
Cuối năm lớp 9, khi bạn bè đăng ký thi vào THPT, Sen phải tạm nghỉ học để đi làm may vì mẹ bị bệnh nặng. Sau khi tình trạng bệnh của mẹ thuyên giảm, Sen đăng ký theo học Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường thủy 1.
Đầu tháng 7 năm nay, Vũ Thị Sen (21 tuổi, Hải Dương) vỡ òa cảm xúc khi nhận được thông báo giành được học bổng toàn phần của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ. Ngoài ra, nữ sinh còn giành được học bổng toàn phần của Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải và Đại học Thể thao Bắc Kinh, học bổng bán phần của Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Đại học Thiên Tân. Sau nhiều đắn đo, Sen quyết định theo học Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, chuyên ngành Giáo dục Hán ngữ.
Chuyện học sinh Việt Nam giành học bổng tại nước ngoài không có gì mới mẻ nhưng với Vũ Thị Sen lại khác. Trước khi đạt được thành tích học tập như hôm nay, cô gái trẻ đã phải trải qua rất nhiều biến cố...
Không thi cấp 3 vì mẹ bị bệnh nặng, đi làm thêm đến 12h đêm để trang trải sinh hoạt phí
Thời cấp 2, Vũ Thị Sen có học lực tốt. Cô bạn từng tham gia đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh của trường THCS Yết Kiêu. Năm học 2014-2015, nữ sinh giành giải Học sinh giỏi cấp huyện môn tiếng Anh. Cứ ngỡ Sen sẽ thi đỗ vào một trường cấp 3 trọng điểm nhưng vì gia cảnh, con đường học tập của nữ sinh này trở nên gập ghềnh.
Cuối năm học lớp 8, mẹ Sen bị bệnh về xương khớp, tay chân sưng phù. Vì không thể đi đứng nên bà phải nằm trên giường cả ngày. Gia đình và người thân phải vay mượn nhiều nơi để chữa trị cho mẹ Sen. Nhà có 3 chị em, chị cả đã lấy chồng, dưới Sen còn một cậu em trai học lớp 6, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình phụ thuộc vào tiền công phụ hồ của bố. Trước tình hình đó, Sen không thể học tiếp, nữ sinh quyết định không đăng ký thi vào lớp 10.
Học xong cấp 2, Sen đi làm may ở công xưởng gần nhà. Đến cuối tháng 8/2015 khi tình trạng bệnh của mẹ đã đỡ hơn, nữ sinh đăng ký học ở trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải đường thủy 1, Hải Dương. Nhớ lại lúc đó, Sen chia sẻ: "Bạn bè mình khuyên mình dành một năm để ôn thi vào THPT, nhưng lúc đó với mình được đi học đã hạnh phúc rồi."
Trong suốt thời gian học ở trường nghề, cô gái trẻ luôn cố gắng học tập, điểm tổng kết 3 năm đều trên 9.0, lần lượt là 9.1, 9.1 và 9.0. Để có tiền trang trải việc học, lo cho gia đình, Sen cũng làm thêm nhiều công việc từ phát tờ rơi, rửa bát cho đến bán hàng,... Có lần, cô gái trẻ đi làm thêm ở nơi cách nhà tận 19km, và tận 12h đêm mới được tan ca. Lúc đi về trời thi mưa, xe đạp điện hỏng, lại chẳng có quán sửa chữa, Sen đành dắt xe đạp điện về nhà.
Vũ Thị Sen, 21 tuổi, tự học tiếng Trung để giành học bổng du học Trung Quốc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cứ ngỡ mình mắc bệnh nguy hiểm và sự nỗ lực vươn tới tri thức
Khép lại những năm học cấp 3 ở trường nghề, do điều kiện gia đình, Sen không đăng ký thi đại học. Nữ sinh này quyết định đi làm để phụ giúp gia đình. Công việc của Sen là gọi điện tư vấn khách hàng.
Giữa năm 2019, khi đang quyết định học tiếng Trung để có thêm cơ hội việc làm thì trong một lần khám sức khỏe, Sen nhận được kết quả bị viêm gan B. Sau khi đọc bài viết về việc viêm gan B thể ngủ cũng có thể đi du học, nữ sinh đi khám và làm các xét nghiệm. Nhưng kết quả lại cho thấy Sen không mắc viêm gan B! Tin tức này như thắp lên ngọn đuốc trong lòng cô gái trẻ, khiến Sen càng quyết tâm giành học bổng du học Trung Quốc.
Ngoài công việc full-time, Sen tranh thủ thời gian tự học tiếng Trung. Thường ngày, nữ sinh đi làm đến 9h tối, sau khi về nhà, làm vệ sinh cá nhân xong xuôi thì cô bạn dành thời gian cho việc học. Sen ngồi tự học trên máy tính, điện thoại đến 12h, 1h đêm, thậm chí chí nhiều hôm thức đến 3h sáng.
Khoảng 7, 8 tháng đầu, khẩu ngữ và phản xạ nghe của Sen rất kém khiến cô bạn cảm thấy sợ khi nói chuyện với người Trung.
"Bình thường mình chủ yếu nhắn tin chứ không gọi nói chuyện vì sợ sẽ nói sai. Về sau mình mới mạnh dạn nói chuyện, không sợ sai nữa. Nếu sai, đối phương sẽ sửa giúp mình. Vậy nên khi học ngoại ngữ, sự mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng. Tích cực nói chuyện thì phản xạ nghe nói mới tốt được", Sen chia sẻ.
Nói thêm về cách học, Sen cho biết bản thân học qua các app học tiếng Trung. Ngoài ra, 10X tải file sách và tìm các khóa học online miễn phí, đồng thời nói chuyện với những người bạn Trung Quốc mà cô quen qua App. Sau một khoảng thời gian tự học, nữ sinh đạt 239/300 điểm ở bậc HSK4.
Có vốn Tiếng Trung hòm hòm, Sen bắt đầu tìm hiểu về hồ sơ giành học bổng du học Trung Quốc. Sen chia sẻ: "Năm ngoái, do chưa tìm hiểu kỹ, mình chỉ nộp hồ sơ vào Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Mình nhận được học bổng bán phần (miễn học phí) nên đã từ chối".
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, Sen tìm hiểu kỹ các yêu cầu của học bổng hơn. Nữ sinh đọc các bài viết, bình luận trên các hội nhóm du học sinh Trung Quốc, tham gia các hoạt động trại đông, trại hè online của các trường đại học ở "đất nước tỷ dân", các khóa học online của WHO, Google, Course. Cũng nhờ vậy mà Sen giành học bổng 1 kỳ tiếng của Đại học Sư phạm Trung Quốc, rồi ôn luyện tiếng Trung, thi HSK cấp cao hơn để tăng cơ hội giành được học bổng.
Trái ngọt cuối cùng cũng đến. Năm nay, trước khi nộp hồ sơ các loại học bổng du học Trung Quốc, Sen thi lại HSK và đạt kết quả 274/300 điểm ở bậc HSK 5, HSKK trung cấp 82/100.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chưa thể sang Trung Quốc, Sen đành học online. Hiện tại, Sen mong tình hình dịch sớm ổn định để có thể đi du học.
Dạy nghề Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ khi nào? Tổ chức đào tạo chính quy tại một số trường dạy nghề hình thành cuối thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20 các cơ sở dạy nghề đầu tiên được thành lập với nhiều loại hình: lớp dạy nghề tại xí nghiệp, trường nghề... Hôm nay 9/10/2021 là kỷ niệm ngày thành lập Tổng cục Đào tạo công nhân Kỹ thuật (Thuộc Bộ...