Cơ hội học nghề và việc làm trong thế giới mới
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cho thấy, những cấp bách về sự thay đổi xu hướng việc làm. Đây là những thách thức gắn liền với cơ hội về nghề nghiệp mới.
Tự động hóa là nghề đang nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh.
Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT chia sẻ: Dịch Covid được xem là “bước ngoặt” trong tiến trình của nhân loại. Các tổ chức tài chính thế giới đánh giá, Covid có thể “thổi bay” thành tựu của nhân loại đã làm được trong hàng chục năm qua. Đây là thảm họa không chỉ cướp đi cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng rất xấu đến xã hội và nền kinh tế. Thế giới đã thay đổi và không quay trở lại, điều đó có nghĩa là tương lai trở nên vô định, đến mức chỉ trong 10 năm nữa sẽ có 85% công việc trên thế giới chưa được phát kiến.
Covid có thể đặt 50% nguồn nhân lực toàn cầu vào tình trạng mất việc làm. Thực tế mới có thể không cho phép thực hiện phương thức tương tác trực tiếp như hiện nay. Với sự thay đổi nhanh chóng này, khái niệm đi xin việc gần như sẽ không còn và học sinh, sinh viên sẽ phải đặt mình vào tư thế tạo nên công ăn việc làm.
Đây là thách thức gắn liền với cơ hội mới, sự khác biệt của trạng thái bình thường mới, đòi hỏi phải an toàn với dịch bệnh và một cách làm việc khác. Giới trẻ sẽ có ưu thế trong việc tiếp cận với tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Điện toán đám mây… Những sản phẩm mới được sáng tạo hầu hết sẽ liên quan đến công nghệ thông minh. Đây là những cơ hội đi vào một thế giới mới.
Cơ sở giáo dục và đào tạo phải đào tạo để sinh viên ra trường là những người có tư duy sáng tạo. Trong tương lai, nhiều kỹ năng mềm sẽ đi cùng suốt cuộc đời, vì vậy, không thể đào tạo để làm những công việc của ngày hôm nay, mà phải đào tạo những kỹ năng gắn liền với cả cuộc đời đó là những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công cụ số và kỹ năng quan trọng hàng đầu là học tập suốt đời.
Xu hướng tự động hóa và số hóa
Video đang HOT
Chia sẻ với các bậc phụ huynh và các em học sinh về những cơ hội lựa chọn ngành nghềtương lai, TS Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tác động của cuộc CMCN 4.0 và hội nhập quốc tế, xu hướng cụ thể là tự động hóa, điện tử hóa, số hóa… Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5 đã khẳng định rõ điều này, để tranh thủ thời cơ dân số vàng, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế đã khuyến cáo Việt Nam cần tập trung đặc biệt vào phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, phát triển giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội.
Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT và các địa phương đang tạo nhiều cơ chế, chính sách hướng nghiệp, phân luồng để tăng gấp đôi quy mô học giáo dục nghề nghiệp trong vài năm tới để đáp ứngnhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cho thị trường lao động đang ngày càng phát triển.
Về công tác tuyển sinh các hệ cao đẳng, trung cấp, năm nay vẫn tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi tối đa cho các em học sinh ở cả 3 giai đoạn. Đó là tìm hiểu thông tin về trường, nghề, phân tích rõ vị trí việc làm của nghề, cơ hội việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp, chi phí học tập. Thủ tục nộp hồ sơ tuyển sinh đơn giản, tiện lợi với các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Các chương trình đào tạo bảo đảm cho học sinh sinh viên có đủ năng lực làm việc ngay sau tốt nghiệp.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng cho rằng, đối với các bạn trẻ, con đường nào cũng có thể dẫn đến thành công nếu phù hợp với đam mê, năng lực của bản thân, phù hợp với điều kiện gia đình và nhất là phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Nếu muốn sớm tham gia thị trường lao động mà không mất nhiều thời gian và chi phí nên lựa chọn học cao đẳng, trung cấp với chương trình đào tạo linh hoạt, có thể vừa học vừa làm.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong năm 2019 có trên 85% học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng có việc làm ngay sau tốt nghiệp với thu nhập bình quân từ 6 – 8 triệu/tháng, nhiều ngành nghề 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay với mức thu nhập cao, thậm chí hàng chục triệu đồng/tháng với chương trình đào tạo chất lượng cao; học cao đẳng, trung cấp cũng vẫn có thể học liên thông lên đại học và sau đại học.
Thi viết 'Tôi chọn nghề' - Lần 2: Viết tiếp ước mơ yêu trẻ
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ tôi có ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành chiến sĩ công an nhân dân. Tôi bắt đầu đi học võ thuật từ năm lớp 8 và cố gắng học giỏi để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Cô giáo Châu Thị Chính Nghiệp và học trò - Ảnh: THANH HOA
Tốt nghiệp THPT, tôi hào hứng đăng ký hồ sơ theo đuổi ước mơ của mình, thế nhưng tôi lại thất vọng vì mình không đủ điều kiện để xét vào ngành công an do sức khỏe không được đảm bảo.
Cái duyên với trẻ
Thế là tôi đăng ký học ngành khác và đậu vào một trường cao đẳng ở địa phương. Ba năm học cao đẳng mặc dù tôi đã cố gắng học nhưng lúc nào cũng tiếc nuối vì mình không thực hiện được ước mơ làm công an.
Tôi chẳng thiết tha gì với ngành mình đang theo học, tôi buồn nhưng cố gắng học vì nhà tôi rất nghèo, nếu bỏ học nửa chừng và theo đuổi tiếp ước mơ của mình liệu tôi có đủ điều kiện để tiếp tục? Thế là tôi từ bỏ ước mơ ấy và cố gắng học tiếp ngành mà mình không yêu thích.
Sau khi học xong cao đẳng, tôi vào làm nhân viên văn phòng tại một trường tiểu học ở vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc.
Thật sự dù không thích công việc hiện tại nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thành công việc, làm hết trách nhiệm của mình và cấp trên của tôi không bao giờ thất vọng khi giao việc cho tôi.
Ban đầu khi mới về trường tôi không yêu thích công việc này cho lắm, nơi tôi công tác lại ở xa thị trấn, đường đi vất vả và khó khăn nên tôi cảm thấy rất nản chí, thế nhưng khi tiếp cận với các em học sinh và người dân nơi đây đã khiến tôi hoàn toàn thay đổi suy nghĩ.
Vì có chút năng khiếu về ca hát, hội họa và tổ chức trò chơi tập thể nên cứ sau mỗi giờ làm, bọn trẻ đều thích quây quần bên tôi để được học vẽ, học hát, học múa và được chơi các trò chơi tập thể làm vui nhộn cả sân trường.
Vì trẻ người đồng bào thường có năng khiếu về nghệ thuật nên ban giám hiệu đã giao cho tôi công việc bồi dưỡng năng khiếu và dẫn các cháu tham gia các hội diễn văn nghệ cấp huyện. Từ đó, được tiếp xúc với bọn trẻ nhiều hơn, tôi càng yêu mến trẻ hơn bao giờ hết.
Bắt đầu lại với trung cấp
Tôi vừa đi làm vừa đăng ký học thêm trung cấp sư phạm mầm non. Việc vừa học vừa làm đối với tôi thật khó khăn, chi phí đi lại, ăn ở tôi đều tự mình bươn chải.
Gia đình tôi còn nghèo và tôi còn phụ ba mẹ nuôi em trai đang học ĐH nên khó khăn càng chồng chất. Nhưng mỗi lần đối diện với vất vả, tôi lại nhớ đến nụ cười của bọn trẻ và tiếp tục cố gắng.
Sau khi học xong trung cấp sư phạm mầm non, tôi xin được ở lại công tác tại vùng miền núi để tiếp tục cống hiến, sau đó tôi tiếp tục học liên thông lên ĐH tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và vừa thi tốt nghiệp vào tháng 12-2019.
Vì yêu thích và cố gắng quyết tâm học tập nên kết quả thi tốt nghiệp của tôi nhất khóa và đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.
Sau gần 4 năm đi dạy, tôi nhận ra rằng đây là công việc phù hợp với mình. Tôi chọn nghề giáo viên không phải vì điều gì đặc biệt, mà bởi vì xuất phát từ niềm yêu mến trẻ.
Tôi luôn mong muốn được giúp các bé ở những nơi có điều kiện khó khăn được tiếp tục đến trường, giúp các bé thắp sáng niềm tin và thực hiện được ước mơ của bản thân trong tương lai.
Tôi tin rằng học trò của tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những ước mơ tươi đẹp và trở thành những người có ích cho xã hội.
Học trò là "ngân hàng"
Tôi từng nghe và rất tâm đắc với câu ngạn ngữ: "Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác, và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn". Với tôi, học trò đúng là ngân hàng để tôi gửi gắm những tâm huyết và mơ ước của mình.
Thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp theo mô hình 9+ Hiện nay, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể lựa chọn học văn hóa song song với học nghề (mô hình 9 cộng) ở nhiều trình độ khác nhau. Đây là cơ hội tốt để các trường nghề mở rộng đối tượng tuyển sinh; đồng thời là giải pháp đột phá, thúc đẩy giáo dục nghề nghiệp phát triển. Để...