Cơ hội đổi mới giáo dục: Học và thi ở các nước phát triển
Để kết lại tuyến bài ‘Cơ hội đổi mới giáo dục’, Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu giáo dục trong nước và thế giới, từ đó có những tham chiếu cho quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam.
Một giờ học chuyên ngành truyền thông của sinh viên Mỹ – Ảnh: N.HUY
“Mỹ chú trọng vào thời gian học đại học, căng thẳng hơn ở Việt Nam rất nhiều bởi các em đã lớn về trí lực, thể lực và nhân cách thì bắt đầu được đào tạo để làm việc. Khác với Việt Nam, học sinh phổ thông học “điên cuồng” nhưng ở đại học thì nhiều em học “làng nhàng”.
TS Nguyễn Đông Hải
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương (cựu nghiên cứu sinh về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật):
Nhật Bản nhấn mạnh “năng lực sống”
Ở tầm vĩ mô, triết lý giáo dục Nhật được quy định rõ ngay trong điều 1 của Luật giáo dục cơ bản, theo đó phải tạo ra người công dân dân chủ có đầy đủ phẩm chất, năng lực, thái độ phù hợp với nước Nhật Bản “Hòa bình, dân chủ, tôn trọng nhân quyền”.
Gần đây trong Luật giáo dục cơ bản sửa đổi (2006), Nhật Bản nhấn mạnh thêm về “năng lực sống”, trong đó có năng lực tự học, tự mình tìm ra và giải quyết vấn đề trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh chóng.
Thay cho kỳ thi THPT quốc gia như Việt Nam, Nhật tổ chức “kỳ thi thứ nhất”, theo hình thức trắc nghiệm các môn thí sinh cần để vào ĐH, nhưng không xét đậu rớt mà chỉ báo điểm. Các ĐH từ đó tổ chức “kỳ thi thứ hai”, dựa trên điểm số kỳ thi thứ nhất, để sàng lọc sinh viên, thông qua nhiều cách đánh giá như viết luận, phỏng vấn… tùy từng nơi.
Học sinh Nhật cũng đi học thêm nhiều, tuy nhiên những thầy cô dạy thêm ở các trung tâm, gọi là Juku hay trường Yobiko (trường dự bị), là các giáo viên tự do hoặc thuộc cơ sở đó, không thuộc hệ thống trường giáo dục quốc dân. Luật ở đây nghiêm cấm giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông dạy thêm.
Trên lớp, giáo viên Nhật được đảm bảo tự do thực tiễn khi không nhất thiết dạy như sách giáo khoa hay thậm chí là cả chương trình quốc gia. Các trường, địa phương, từng giáo viên có thể thiết kế chương trình riêng với nội dung, phương pháp sáng tạo miễn đúng luật và đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Video đang HOT
Điều này tương đối khác ở Việt Nam với tâm lý giảng dạy là đơn thuần truyền đạt kiến thức thông tin. Vì thế, giáo viên vô hình trung buộc phải dạy hết bài, hết nội dung trong chương trình, sách giáo khoa. Khi phải truyền đạt lượng lớn thông tin trong thời gian có hạn, tất yếu sẽ quá tải.
TS Nguyễn Đông Hải (giảng viên vật lý, ĐH Tennessee Wesleyan, Mỹ):
Mỹ cân bằng 3 yếu tố
Sống và dạy học ở Mỹ hơn 10 năm, tôi biết rằng chương trình ở Mỹ cũng “nặng” không khác Việt Nam là bao. Chẳng hạn môn toán cấp III ở Việt Nam học về logarit, nhiều người nói rằng cao siêu, nhưng ở Mỹ chương trình lớp 11 cũng có nội dung này. Trước đây, dư luận trong nước từng xôn xao việc một chuyên gia đề xuất cho học sinh tiểu học học xác suất thống kê, tuy nhiên con tôi ở Mỹ đã học vào năm lớp 2.
Chương trình không khác nhau là bao nhưng nhìn chung cảm giác học ở Mỹ nhẹ nhàng hơn, mấu chốt nằm ở cách thực hiện. Giáo dục Mỹ cân bằng rất tốt 3 yếu tố: trí lực, thể lực và đạo đức. Về thể lực, các trường chú trọng những giờ thể dục thể thao, không như nhiều trường Việt Nam chỉ xem đây là tiết… cho có, không giúp nâng cao thể chất. Lên cấp II, mỗi học sinh ở Mỹ đều có một hoặc hai môn thể thao sở trường và tiếp tục phát triển ở cấp III và ĐH.
Ngoài tiết thể dục, con tôi cũng có những giờ được trường dành hẳn cho chơi ngoài sân. Trường rất coi trọng và khuyên cha mẹ nên dành thời gian cho con sau giờ học. Có lần, tôi thắc mắc với cô giáo vì sao không giao bài tập về nhà cho con, giáo viên nói rằng ở trường đã học nhiều, buổi tối là lúc để các em dành cho những mối quan tâm khác.
Về đạo đức, chương trình không có những môn đạo đức, thay vào đó các trường chú trọng dạy làm người trong từng phút ở trường. Từ thầy cô đến thủ thư, phục vụ căngtin… mỗi người đều là một nhà giáo dục truyền đạt sự tử tế, tận tâm công việc đến các em, có giá trị hơn nhiều so với các bài giảng đạo đức lý thuyết.
Về trí lực, cần thừa nhận rằng đề thi ở Việt Nam thường rất khó so với kiến thức trong trường. Nhiều em học toát mồ hôi năm 12 nhưng vẫn không dễ dàng vượt qua đề thi, đến cả nhiều thầy cô còn vất vả mới giải xong.
Ở Mỹ, học nhẹ thì thi nhẹ. Dù vẫn có những kỳ thi làm điều kiện xét tuyển vào ĐH như SAT, ACT nhưng phần lớn không quá lo lắng vì các em đều ý thức rằng thành công ngoài đời không quyết định bởi việc bạn tính toán “sin cos” giỏi thế nào. Hơn nữa, dẫu bài thi cũng hỏi rộng nhưng nội dung các bài toán đòi hỏi tư duy thực tiễn cuộc sống hơn là những bài phức tạp mà không ứng dụng nhiều.
Đặc biệt, các kỳ thi do đơn vị tư nhân độc lập đảm nhận, từ đó gần như hạn chế “bệnh thành tích”.
Ông Giản Tư Trung (viện trưởng Viện Giáo dục IRED):
Lấy “hiếu tri” làm gốc
Việt Nam vẫn luôn tự hào là một đất nước hiếu học, tuy nhiên nhìn lại những thành tựu về khoa học, công nghệ, kinh tế, nghệ thuật, thể thao… vẫn còn rất khiêm tốn so với thế giới. Dường như sự hiếu học ở ta chưa đồng nhất ở sự “hiếu tri” – khát khao hiểu biết – mà phần lớn chỉ là “hiếu điểm”, “hiếu bằng”, “hiếu danh”… Tất nhiên theo đuổi bằng cấp cũng là điều rất tốt khi bằng cấp đó tương xứng với sự hiểu biết và năng lực của mình.
Để có tinh thần “hiếu tri”, ngay từ nhỏ học sinh cần được giáo dục về mục đích của việc học, học để làm gì. Nhiều quốc gia tiên tiến, từ những cấp học nhỏ đã không chấm điểm, cũng không xếp hạng. Như thế con trẻ đi học chỉ quan tâm đến sự hiểu biết mà không cần quan tâm đến điểm số hay chuyện hơn thua với người khác. Học tập với chúng là vượt lên chính mình, để thấy hiểu biết hôm nay của mình phải hơn hôm qua.
Sâu xa hơn, giáo dục khai phóng sẽ giúp con trẻ hình thành tinh thần “hiếu tri” một cách hiệu quả nhất. Mà bản chất của giáo dục khai phóng là giáo dục nhân bản. Cụ thể, giáo dục khai phóng hay giáo dục nhân bản lấy con trẻ làm gốc, lấy “sự khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng” của mỗi đứa trẻ làm lý tưởng của giáo dục cả gia đình và nhà trường nhằm hình thành “nhân tính, quốc tính và cá tính” cho con trẻ.
Trẻ “hiếu tri” sớm sẽ hình thành một nếp học và nếp học đó sẽ đi theo họ suốt đời. Cần tâm niệm: không có trẻ con dở, chỉ có trẻ con chưa giỏi; không có trẻ em hư, chỉ có trẻ em chưa ngoan, để bao dung với các em hơn, tin vào các em hơn, từ đó giúp các em có được tinh thần “hiếu tri” này.
TRỌNG NHÂN ghi
Đại học Hà Tĩnh phải là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của tỉnh
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh tại lễ khai giảng năm học 2019-2020 của Trường Đại học Hà Tĩnh vào sáng nay (25/9).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh tham dự lễ khai giảng
Năm học 2018-2019, Trường Đại học Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Năm học 2019-2020, Trường Đại học Hà Tĩnh tuyển sinh được gần 1.000 sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy, sau đại học, học viên tiếng Lào, học sinh phổ thông, mầm non....
Tiến sỹ Đoàn Hoài Sơn - Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh: Với khẩu hiệu liên tục đổi mới và phát triển, năm học vừa qua trường đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Toàn trường hiện có hơn 4.000 sinh viên, trong đó gần 1.300 sinh viên Lào, với 22 mã ngành gồm 4 khối ngành: Sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ và các hệ liên kết đào tạo sau đại học; đào tạo phổ thông, mầm non; đào tạo ngắn hạn.
Trường tiếp tục duy trì các khối ngành đang đào tạo, chú trọng phát triển ngành du lịch, nông nghiệp, ngoại ngữ; gắn đào tạo với doanh nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng thực tiễn, hợp tác quốc tế...
Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đánh giá cao những nỗ lực của tập thể giảng viên, sinh viên nhà trường.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh ghi nhận những nỗ lực của tập thể giảng viên, sinh viên nhà trường
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị: Năm học mới, Trường Đại học Hà Tĩnh cần tiếp tục quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về giáo dục đào tạo; đoàn kết đổi mới, sáng tạo; tiếp tục đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo nhà trường trao tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể...
...và cá nhân có thành tích xuất sắc
Mỗi cán bộ, giảng viên phải không ngừng nỗ lực, tập trung chăm lo giảng dạy kiến thức, giáo dục lý tưởng, đạo đức, chắp cánh cho những ước mơ hoài bão của sinh viên. Sinh viên phải xem trường là trung tâm nghiên cứu khoa học để không ngừng rèn luyện.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Trường Đại học Hà Tĩnh phải xây dựng kế hoạch phát huy hiệu quả cơ sở vật chất, phục vụ tốt công tác đào tạo để khẳng định thương hiệu là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
Cũng tại buổi lễ, Hội Khuyến học tỉnh, Trường Đại học Hà Tĩnh và các tổ chức, doanh nghiệp đã trao tặng số học bổng giá trị hơn 70 triệu đồng cho các sinh viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua và tân sinh viên có điểm đầu vào cao nhất.
Theo baohatinh
Tinh giản chương trình: Cơ hội đổi mới giáo dục Ưu điểm của lần tinh giản này hoàn toàn có thể duy trì và thực hiện ở các năm tiếp theo, tạo đà để giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tiệm cận dần với chương trình mới. Tiết dạy tích hợp liên môn sử - địa ở Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM - Ảnh: H.HG. Quyết định tinh giản...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lý do Fed đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương khác về lãi suất
Thế giới
17:51:59 08/05/2025
Lộ Lộ: 2 lần kết hôn, 1 lần cưới vợ 1 lần lấy chồng, U40 thi hoa hậu chuyển giới
Sao việt
17:49:23 08/05/2025
Nga Sumo: Nhỏ con nhưng dạ dày không đáy, ăn 15kg lòng se điếu, sức khỏe ra sao?
Netizen
17:41:40 08/05/2025
Lưu Diệc Phi bị đồng nghiệp phanh trên sóng livestream fan đồng loạt quay xe
Sao châu á
17:38:39 08/05/2025
Cha đẻ bản hit 3 tỷ view nổi đình đám ở "concert quốc gia" nói gì về lời bài hát khó hiểu, gây tranh luận?
Nhạc việt
17:05:52 08/05/2025
Hoài Thủy Trúc Đình lộ cái kết 'đại bi kịch', nữ chính từ 'bà cô' thành mỹ nhân
Phim châu á
16:49:51 08/05/2025
Bí quyết luộc lòng se điếu trắng giòn, không hôi
Ẩm thực
16:35:59 08/05/2025
Lương Thu Trang và bạn diễn hơn 11 tuổi trong 'Cha tôi người ở lại' bị phản ứng
Hậu trường phim
15:12:12 08/05/2025
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI
Thế giới số
15:10:28 08/05/2025
Những hình ảnh công khai chấn động của cặp đôi "hot" nhất Hollywood
Sao âu mỹ
14:46:07 08/05/2025