Cơ hội để đại học tự chủ tuyển sinh
Theo các chuyên gia, việc kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã được chuyển đổi thành kỳ thi tốt nghiệp THPT là cơ hội để các trường đại học đẩy mạnh tự chủ hoàn toàn trong tuyển sinh.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2019 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Đồng thời, các nơi cần sớm hình thành các trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức các đợt thi tuyển trong năm.
* GS.TSKH Bùi Văn Ga (nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT): Nên thành lập trung tâm khảo thí độc lập
Ngay cả với kỳ thi THPT quốc gia theo quy định của Luật giáo dục mới không bao hàm mục tiêu lấy kết quả tuyển sinh đại học, nên nếu chỉ dựa vào điểm của kỳ thi này để xét tuyển là không phù hợp. Về lâu dài, các trường cần phải tính đến việc chủ động có phương án xét kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh.
Theo tôi, cả nước chỉ cần thành lập hai trung tâm khảo thí độc lập phía Bắc tại Hà Nội và phía Nam tại TP.HCM để tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực.
Trên nguyên tắc, ĐH Đà Nẵng cũng có thể tự xây dựng đề thi và tổ chức thi tuyển sinh riêng, nhưng nếu thí sinh dự thi chỉ lấy kết quả vào ĐH Đà Nẵng thì rất thiệt thòi cho các em. Trong khi hiện nay nếu thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, có thể sử dụng kết quả xét tuyển vào hàng chục trường khác nữa.
Vì vậy, tốt nhất các trường ĐH cần góp sức cùng nhau để có hệ thống đánh giá năng lực hiệu quả dựa trên nền tảng kỳ thi đã được hai ĐH quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) xây dựng, từ đó có thêm nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển là điều hợp lý nhất. Làm như vậy vừa tốt cho các trường cũng thuận lợi cho thí sinh.
* PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa (nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM): Mỗi trường tự thi riêng sẽ rất tốn kém
Video đang HOT
Sự thay đổi của kỳ thi THPT năm nay vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để trường ĐH nhìn lại công tác tuyển sinh, thúc đẩy mạnh mẽ tự chủ ĐH. Hiện nay, dù chưa có sự xếp hạng chính thức các trường ĐH ở nước ta nhưng thực tế cũng có sự phân tầng tương đối.
Các trường tốp dưới lâu nay vẫn tuyển sinh dựa vào kết quả học bạ là chính nên tính chất kỳ thi thay đổi sẽ không ảnh hưởng nhiều. Các trường tốp trên sẽ chủ động tổ chức hoặc tham gia sử dụng kết quả thi riêng trước sự thay đổi này. Tuy nhiên, nếu mỗi trường đều tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng của trường mình thì sẽ vô cùng vất vả và tốn kém.
Theo tôi, các ĐH hàng đầu của hai miền đất nước, cụ thể là hai ĐH quốc gia (Hà Nội và TP.HCM) phải chủ động đứng ra làm nòng cốt trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh, từ đó các trường sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh. Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM hiện nay đã ổn rồi, cần tiếp tục cải tiến liên tục. Còn ĐH Quốc gia Hà Nội cần xem xét lại kỳ thi đánh giá năng lực để phục vụ công tác xét tuyển như trước đây từng làm.
* TS Nguyễn Quốc Chính (giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM): Thi năng lực đang được nhiều học sinh lựa chọn
Nam 2020, ĐH Quốc gia TP.HCM tiêp tuc tô chưc hai đợt thi đánh giá năng lực phuc vu cho công tác tuyên sinh, với hơn 40% tông chi tiêu. Tuy nhiên, với việc năm nay không còn kỳ thi “2 trong 1″ mà chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT nên chắc chắn các trường sẽ dành thêm nhiều chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả kỳ thi này.
Đến nay, có khoảng 60.000 thí sinh và hơn 50 trường ĐH đăng ký tuyển sinh từ kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020. Hình thức tuyển sinh thông qua kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đang được nhiều học sinh lựa chọn, với số lượng tăng nhiều lần so với năm trước.
Vơi kê hoach chuân bi và triên khai cân trong và khoa hoc, trong 3 nam qua ĐH Quốc gia TP.HCM đã tạp trung xây dưng ngân hàng đê thi vơi sô luơng lơn, chât luơng cao, theo quy trình xây dưng chạt che vơi đọi ngu các chuyên gia đên tư các đon vi thành viên, sơ GD-ĐT và các truơng THPT.
Năm 2020, ngân hàng đề thi tiếp tục được củng cố và bổ sung. Việc quản lý ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi, chấm thi, đánh giá câu hỏi đều được thực hiện với hệ thống phần mềm chuyên dụng, tương đương với các tổ chức đánh giá uy tín trong khu vực và trên thế giới.
TRẦN HUỲNH ghi
Nữ sinh 17 tuổi hoàn thành chương trình đại học trong 2 năm
Chủ tịch tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình đã mời một nữ sinh trung học ở Quảng Ninh về làm việc cho FPT tại bất kỳ chi nhánh nào, bao gồm cả Mỹ.
Nguyễn Vũ Khánh Linh nhận được những phần thưởng đặc biệt nhờ thành tích xuất sắc của mình - Ành: V.A
Nữ sinh này là Nguyễn Vũ Khánh Linh, 17 tuổi, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Dự kiến vào tháng 7-2020, Linh sẽ hoàn thành chương trình đại học ngành Công nghệ thông tin tại FUNiX - đơn vị đào tạo trực tuyến thuộc Tổ chức Giáo dục FPT. Như vậy, Khánh Linh có thể sẽ trở thành một trong những kỹ sư công nghệ thông tin trẻ nhất Việt Nam.
Linh đã hoàn thành xuất sắc 6/8 chứng chỉ thuộc chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật phần mềm. Thời gian học tập trung bình là 6 tháng/chứng chỉ nhưng Khánh Linh đã hoàn thành cả 6 chứng chỉ này trong chưa đầy 2 năm. Đặc biệt, với chứng chỉ 6 - chứng chỉ chuyên viên hệ thống thông tin, nữ sinh 17 tuổi chỉ mất mất đúng 6 tuần (41 ngày) để hoàn thành, vượt 80% so với thời gian qui định là 30 tuần.
Dự kiến, Linh hoàn thành chương trình đại học công nghệ thông tin trong 24 tháng, rút ngắn một nửa thời gian so với chương trình đào tạo được thiết kế diễn ra trong 4 năm. Hiện Linh cần hoàn thành chứng chỉ Giáo dục quốc phòng - an ninh, chứng chỉ 8 và môn cuối của chứng chỉ 7 là hoàn thành chương trình đại học.
Việc lấy bằng tốt nghiệp đại học phải đợi Linh tốt nghiệp THPT, khi đó Linh mới đủ điều kiện để được cấp bằng đại học.
Khánh Linh và gia đình gặp mặt trực tuyến với chủ tịch Tập đoàn FPT và nhận được những lời mời đặc biệt từ tập đoàn này - Ảnh: V.A
Vì kỷ lục hoàn thành xuất sắc một chứng chỉ học tập có thời lượng 30 tuần chỉ trong 6 tuần, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã trao 4 phần thưởng đặc biệt cho nữ sinh này. Ông đích thân trao bằng khen vì thành tích học tập xuất sắc và đưa ra lời mời về làm việc tại FPT với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng sau khi tốt nghiệp.
Đồng thời, FPT cũng tài trợ học bổng Thạc sĩ và tạo điều kiện để Linh được làm việc tại một trong các chi nhánh của FPT tại bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ.
Tốc độ học của bạn nhanh quá, tôi khuyên bạn cần có thời gian để ôn lại tổng hợp kiến thức đã học được, logic hóa và thực hành nhiều hơn.
Ông Nguyễn Viết Hiền
Ông Trương Gia Bình chia sẻ: "Với việc học trực tuyến, các bạn có thể học tự lập theo một lộ trình riêng, rút ngắn thời gian để sớm gia nhập vào thị trường lao động. Khánh Linh là một câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cho thấy sự thay đổi cách tiếp cận trong phương pháp học mang lại nhiều ưu việt".
Là người hướng dẫn cho Khánh Linh tại FUNiX, ông Nguyễn Viết Hiền cho biết Linh là sinh viên thông minh, nhanh nhẹn, với khả năng tư duy của bạn nếu không biết trước tuổi thì không ai nghĩ bạn vẫn đang học cấp 3. Linh nắm kiến thức lý thuyết tốt, bạn cũng khá chịu khó thực hành.
"Tốc độ học của bạn nhanh quá, tôi khuyên bạn cần có thời gian để ôn lại tổng hợp kiến thức đã học được, logic hóa và thực hành nhiều hơn", ông Hiền nói.
Trong khi đó, Hannah - cán bộ duy trì động lực và chăm sóc sinh viên - cho biết Linh rất chủ động trong việc học, có mục tiêu rõ ràng sẽ cố gắng hoàn thành chương trình đại học này trước năm lớp 12 vì em cần dành thời gian cho việc thi hết cấp 3.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng luôn theo sát và đồng hành cùng Linh trong việc học, kết nối người hướng dẫn... Linh cũng biết rõ là học đi đôi với hành, muốn trải nghiệm thực tế, chủ động liên lạc người hướng dẫn, với các học viên khác.
Khánh Linh nhập học đại học ngành công nghệ thông tin tại FUNiX vào tháng 6-2018. Linh học FUNiX song song và chương trình phổ thông với mục tiêu hoàn thành chương trình phổ thông và lấy bằng đại học chỉ trong 3 năm.
Dịch COVID-19 diễn ra khiến kỳ nghỉ kéo dài, Khánh Linh dồn toàn lực cho việc học trực tuyến.
Bảo đảm tính khoa học, khả thi khi tích hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, quy định chi tiết việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo...