Cơ hội cho học sinh Việt Nam tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông của Đại học Oxford
Chương trình Phổ thông Quốc tế Oxford được thiết kế từ cấp bậc mẫu giáo cho tới tiểu học và trung học cơ sở và đã được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2020.
Ông Luke Sweetman, Quản lý đối tác quốc tế của Nhà xuất bản Đại học Oxford chia sẻ về Chương trình. (Nguồn: Nhà xuất bản Đại học Oxford)
Chiều 26/10, Nhà xuất bản Đại học Oxford (trực thuộc Đại học Oxford) đã giới thiệu Chương trình Phổ thông Quốc tế Oxford, được thiết kế từ cấp bậc mẫu giáo đến trung học cơ sở, triển khai thí điểm tại Việt Nam từ năm 2020 và ra mắt toàn cầu vào năm 2021. Hiện chương trình đã có mặt tại nhiều trường học trên cả nước cũng như hơn 90 trường học trên thế giới.
Cách tiếp cận của chương trình Oxford nuôi dưỡng khả năng cảm xúc xã hội ngay từ bài học đầu tiên, và được thiết kế để đảm bảo sự tiến triển liền mạch giữa các giai đoạn. Chương trình học từ cấp bậc mẫu giáo cho tới tiểu học và trung học cơ sở mang đến cách tiếp cận mới trong việc dạy, học và đánh giá, giúp xây dựng nền tảng vững chắc và nuôi dưỡng tư duy học tập suốt đời.
Ông Luke Sweetman, Quản lý đối tác quốc tế của Nhà xuất bản Đại học Oxford cho hay, hai năm thí điểm ở một số trường học ngoài công lập tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã mang đến nhiều lợi ích rất lớn cho cả hai bên.
“Chúng tôi hỗ trợ các trường cung cấp chương trình phổ thông quốc tế Oxford, và ngược lại, các trường học Việt Nam cũng giúp chúng tôi đổi mới và tích hợp sự đổi mới đó ngược lại vào chương trình Oxford” ông Luke Sweetman nói.
Cụ thể, theo ông Luke Sweetman, để điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với các yếu tố bản địa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Oxford đã phối hợp với nhiều bên như với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở giáo dục và đào tạo cũng như các trường học trên toàn quốc.
“Điểm nổi bật của việc hợp tác này là sự linh hoạt: mỗi trường có thể lựa chọn phương pháp triển khai mà họ thấy phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tham khảo kỹ chương trình của Bộ Giáo dục, để hạn chế sự trùng lặp cho học sinh theo học chương trình tích hợp”, ông Luke Sweetman chia sẻ.
Cùng với việc ra mắt chương trình phổ thông quốc tế Oxford, tại sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Oxford cũng giới thiệu hệ thống chứng chỉ OxfordAQA do đơn vị này và AQA – đơn vị khảo thí cung cấp các bài thi GCSEs và A-levels lớn nhất tại Vương quốc Anh hợp tác triển khai.
Chương trình Phổ thông Quốc tế Oxford đã có mặt tại nhiều trường học trên cả nước cũng như hơn 90 trường học trên thế giới. (Nguồn: VNE)
Video đang HOT
Ông Andrew Coombe, Tổng giám đốc OxfordAQA cho hay, các bài thi trong chương trình giảng dạy của OxfordAQA mang đến hình thức kiểm định hợp lệ và đáng tin cậy, hỗ trợ nhiều người trên khắp thế giới theo đuổi nền giáo dục chất lượng cao.
Các chứng chỉ GCSE và A-level quốc tế đến từ OxfordAQA được xây dựng dựa trên những nền tảng này, được đánh giá theo tiêu chuẩn Anh quốc và thiết kế đặc biệt dành riêng cho học sinh quốc tế. Các kỳ thi OxfordAQA chú trọng vào kiến thức của từng môn học thay vì khả năng ngôn ngữ và yếu tố văn hóa, và chú trọng vào phương pháp đánh giá công bằng do OxfordAQA phát triển.
“Dựa trên hơn một thế kỷ nghiên cứu và đánh giá chuyên môn, phương pháp ‘đánh giá công bằng’ của OxfordAQA sử dụng bối cảnh quốc tế và các công cụ có giá trị như Oxford 3000 – danh sách các từ vựng quan trọng và hữu ích nhất khi học tập bằng tiếng Anh trong quá trình xây dựng các bài kiểm tra, giúp tất cả học sinh có cơ hội tốt nhất để thể hiện khả năng của mình”, ông Andrew Coombe cho hay.
Có 108 tổ hợp, các trường như 'ngồi trên đống lửa'chờ hướng dẫn từ Bộ Giáo dục
Việc có đến 108 cách chọn tổ hợp môn trong chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 10 sẽ khiến cho học sinh, giáo viên gặp nhiều rối rắm khi lựa chọn.
Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu áp dụng cho bậc trung học phổ thông đối với lớp 10.
Theo đó, thay vì phải học 13 môn như hiện nay, học sinh chỉ phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương.
Các môn học tự chọn là: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật), Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật).
Riêng môn Nghệ thuật sẽ bao gồm 2 phân môn là Âm nhạc, Mỹ thuật thì học sinh chỉ cần chọn học 1 trong 2 phân môn này (sẽ được tính là 1 môn).
Trừ ngoại ngữ thì tất cả các môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề, cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.
Với việc tổ chức chương trình, phân phối các môn học như trên, sẽ có tới 108 cách lựa chọn tổ hợp để cho học sinh chọn. Do có quá nhiều lựa chọn nên các chuyên gia, thầy cô lo ngại có thể sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều môn/tổ hợp môn được nhiều học sinh lựa chọn và ngược lại.
Việc quá nhiều tổ hợp môn tự chọn sẽ gây khó khăn cho học sinh, giáo viên (ảnh minh họa: P.L)
Việc này cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa/thiếu giáo viên tương ứng theo sự lựa chọn của học sinh đối với số môn/tổ hợp môn.
Khó đảm bảo nguồn nhân lực khi triển khai
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện chỉ còn khoảng 5 tháng nữa để chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của lớp 10.
Các trường hiện nay như là "ngồi trên lửa" để chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, để triển khai thực hiện, còn phụ huynh và học sinh vẫn chưa thể hiểu mình sẽ chọn gì, học gì trong vòng 3 năm học cuối cấp bậc trung học phổ thông
Thầy Huỳnh Thanh Phú đã nói rằng, có quá nhiều tổ hợp môn tự chọn, nên phụ huynh, học sinh rối rắm là điều hiển nhiên, ngay cả đối với những người làm trong ngành đôi lúc còn cảm thấy hoang mang.
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Du khẳng định, khó có thể đảm bảo nguồn nhân lực khi triển khai là điều có thể xảy ra.
"Học sinh được học các môn bắt buộc, được lựa chọn 5 môn trong 3 nhóm môn có thể dẫn đến tình trạng học sinh chọn nhiều môn khác nhau, tạo ra sự chênh lệch số lượng học sinh giữa các môn. Điều này sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong sắp xếp nhân sự, giáo viên của trường học.
Môn nào ít học sinh lựa chọn thì có thể dẫn đến tình trạng thừa giáo viên, không thể tránh khỏi chuyện một lớp học chỉ có vài học sinh, và cũng có những môn học sẽ có rất đông học sinh mà đội ngũ giáo viên lại có thể không đáp ứng. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng thừa - thiếu một cách cục bộ", thầy Phú nói.
Ngoài ra, thầy Huỳnh Thanh Phú còn cho hay, nhiều môn học mới còn có thể xảy ra chuyện khó khăn khi tuyển giáo viên.
Một khía cạnh khác mà thầy Phú cũng đề cập đến, đó là vấn đề học sinh được lựa chọn hay bỏ môn học.
Theo thầy Phú, những nước trên thế giới luôn đề cao môn Lịch sử, nhưng ở chương trình mới thì lại đưa môn này vào lựa chọn. Vậy phải giáo dục lòng yêu nước, nguồn cội của dân tộc, lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của của ông cha ta như thế nào, nếu các em học sinh không chọn học môn này?
Muốn đẩy nhanh quá trình triển khai chương trình mới, thầy Huỳnh Thanh Phú đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố kho học liệu, bài giảng e-learning mẫu để các giáo viên nghiên cứu và học hỏi.
Việc chọn sách giáo khoa nên để cho các trường quyết định, thay vì như hiện nay. Bên cạnh đó, học sinh chọn môn học thì cũng cần gắn liền với định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, nên Bộ cũng cần sớm có định hướng làm nền tảng để phụ huynh, học sinh lựa chọn.
Không có chuyện một môn cả 3 năm không học
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Hoàng Thị Hảo - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Đào Sơn Tây, thành phố Thủ Đức cho biết, hiện giáo viên của trường đang nghe giới thiệu sách giáo khoa, sau đó mới có đề xuất sử dụng bộ sách giáo khoa nào, rồi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố sẽ có định hướng.
Theo cô Hoàng Thị Hảo, việc lựa chọn tổ hợp môn dựa trên nguyện vọng của học sinh lớp 10 khi trúng tuyển vào trường, dựa trên cơ cấu và năng lực của giáo viên từng trường.
Nếu đáp ứng hết theo nguyện vọng và sự lựa chọn của học sinh, thì có thể xảy ra tình trạng dư giáo viên ở một số môn.
Ngoài việc học các môn bắt buộc, môn tự chọn thì trong chương trình còn có học theo các chuyên đề, dạy theo những môn còn lại.
Cô Hoàng Thị Hảo khẳng định: "Hoàn toàn không có chuyện một môn nào đó mà trong suốt 3 năm trung học phổ thông học sinh không phải học, vì giáo dục là phải toàn diện".
Trong khi đó, cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân, quận 1 thì lại không phải băn khoăn việc học sinh sẽ chọn quá nhiều tổ hợp môn, gây xáo trộn, mà là lo lắng việc có thể học sinh sẽ chọn quá nhiều môn Tin học, bỏ rơi môn Công nghệ.
Song song đó, cô Dung cho biết, sẽ có thêm một khó khăn nữa là tìm giáo viên dạy Mỹ thuật và Âm nhạc là không dễ có.
Người đứng đầu trường trung học phổ thông Bùi Thị Xuân nói, trong năm đầu tiên thực hiện chương trình mới, trường dự định sẽ chỉ thực hiện việc dạy Mỹ thuật.
"Còn với giáo viên dạy Âm nhạc, trường cũng đã tính đến phương án mời giáo viên tiểu học nhưng giáo viên phải có bằng đại học để về dạy Âm nhạc, để có sự bài bản, chuyên nghiệp, nhưng phải một năm học sau đó nữa mới thực hiện việc này" - cô Vũ Thị Ngọc Dung chia sẻ.
Tháo gỡ khó khăn Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Ngày 25-10, tại hội thảo 'Bố trí giáo viên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018' do Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên cả nước, hàng loạt vấn đề khó khăn về giáo viên, điều kiện triển khai các môn học mới đã được trao...