Cơ hội cho học sinh trung bình
Ngày 19.2, hơn 2.000 học sinh (HS) từ các trường THPT tại huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) đã có mặt tham gia chương trình Tư vấn mùa thi (TVMT) năm 2012 do Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên tổ chức.
Cách lựa chọn trường vừa sức để thi và xu hướng ngành nghề trong tương lai được HS quan tâm nhiều nhất.
Chọn trường dễ đậu
Mở đầu chương trình, một HS tha thiết đặt câu hỏi qua đường dây nóng: “Lực học của em chỉ ở mức trung bình. Nhưng em muốn đậu ĐH, vậy em phải làm sao đây?”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Mỗi năm, có khoảng 2 triệu thí sinh (TS) đi thi trong khi đó, chỉ tiêu vào các trường ĐH, CĐ trên cả nước khoảng 570.000.
HS tỉnh Lâm Đồng ghi chép thông tin trong chương trình TVMT diễn ra tại Trường THPT Đức Trọng hôm qua – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Số còn lại phải học trung cấp hoặc đi làm để mưu sinh. Nhưng có nhiều con đường để vào ĐH, nếu lực học vừa phải mà chọn cánh cửa hẹp quá thì không có cơ hội. Ví dụ lực học trung bình nhưng muốn vào y khoa, điểm chuẩn 25-27 thì rất khó. Nhưng nếu chọn trường có đầu vào dễ chịu hơn thì cơ hội càng cao”.
Giải đáp về việc xét tuyển nguyện vọng Sáng 19.2, các chuyên gia tư vấn đến từ hơn 20 trường ĐH-CĐ khu vực phía nam và đã có mặt tại Trường THPT Đơn Dương và THPT Lê Lợi (H.Đơn Dương, Lâm Đồng) để chia sẻ thông tin về kỳ thi ĐH-CĐ 2012 với gần 500 HS khối 12 tại đây. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải, lưu ý thí sinh quan tâm tới việc xét tuyển các nguyện vọng: “Năm nay, Bộ giao quyền tự chủ trong việc xét tuyển các nguyện vọng sau nguyện vọng 1 cho các trường. Do đó, các em cần theo dõi sát thông tin của trường mà muốn nộp hồ sơ vì mỗi trường sẽ có một thông báo xét tuyển riêng”. Rất nhiều HS thắc mắc về khối thi, ngành thi…, phần lớn các câu hỏi đều được chuyên gia giải đáp cặn kẽ. Mỹ Quyên
Dương Triều Minh – HS Trường THPT Đức Trọng, đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình: “Lớp em có trên 30% HS có học lực trung bình. Em nghe nói hiện nay nhiều công ty đang thừa thầy thiếu thợ nên em và một số bạn muốn theo hướng học nghề. Vậy trường nào đào tạo nghề tốt và có triển vọng việc làm khi ra trường?”.
Video đang HOT
Theo cô Đỗ Thị Dung – Trường CĐ Công nghệ TP.HCM, đối với HS có học lực trung bình, có nhiều cách để chuẩn bị cho tương lai. Có thể học hệ ngắn hạn tại các trường ĐH, CĐ, TCCN để được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để đi làm. Cũng có thể học tại các trường CĐ, TC nghề, trong vòng 18 tháng. Nhiều trường TCCN chỉ xét tuyển học bạ các môn toán, lý, Anh văn… tùy ngành HS chọn lựa. Về việc chọn trường để thi, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, khuyên HS cần xem thông tin trường định học trước khi chọn ngành vì mỗi trường có cách tuyển sinh, hỗ trợ cho HS riêng…
Băn khoăn về việc làm
Rất nhiều HS quan tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt những ngành học có nhiều người dự thi.
Một HS nêu thắc mắc với thầy cô ban tư vấn: “Em và nhiều bạn khác muốn đăng ký thi vào ngành tài chính – ngân hàng. Nhưng các năm trước, ngành này thi vào đông, sợ đến khi ra trường khả năng có việc làm không cao như bây giờ nữa?”. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Ký – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế TP.HCM, tư vấn: “Vấn đề các em băn khoăn cũng là điều mà rất nhiều HS trên cả nước đang thắc mắc. Tôi tin rằng dù học gì thì ra trường các em cũng có việc làm nếu trúng tuyển phải thật tập trung học và nắm vững kiến thức. Đồng thời, biết tiếp nhận những kỹ năng mềm khác trong quá trình học. Nếu trang bị tốt những điều này, không chỉ học ngành tài chính – ngân hàng mà học tất cả các ngành khác các em đều có thể có việc làm”.
Nguyễn Thị Anh Thư – HS Trường THPT Nguyễn Trãi, nêu thắc mắc: “Nếu em không đậu tốt nghiệp, có trường nào để em theo học không?”. Thầy Châu Minh Quý – Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính – Marketing, trả lời: “Nếu lỡ may không đậu tốt nghiệp, các em sẽ có 2 phương án. Đầu tiên, nếu gia đình không quá khó khăn và bố mẹ ủng hộ, có thể tiếp tục ôn thi để năm sau thi đậu tốt nghiệp rồi học bậc cao hơn. Nếu muốn đi học ngay, có các trường TCCN và trường nghề xét học bạ vào học, học văn hóa song song để tốt nghiệp THPT”.
Báo Thanh Niên cảm ơn các cá nhân và đơn vị đã hỗ trợ cho chương trình TVMT 2012 tại Lâm Đồng: thầy Nguyễn Phú Khánh (giáo viên dạy toán tại Đà Lạt), Công ty cổ phần Thắng Đạt (TP.Đà Lạt), Viễn thông Lâm Đồng, Đài phát thanh – truyền hình Lâm Đồng, Sở GD-ĐT và Trường THPT Đức Trọng đã phối hợp tổ chức. Các trường: THPT Nguyễn Thái Bình, THPT Nguyễn Trãi, THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Chu Văn An, THPT Đơn Dương, THPT Lê Lợi đã điều động HS tham gia chương trình. Công ty Thắng Lợi 1 Đà Lạt và Ngân hàng Phát triển Mê Kông cùng Viễn thông Lâm Đồng tài trợ 15 suất học bổng Nguyễn Thái Bình; Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng (Vang Đà Lạt) và Công ty Thắng Lợi 5 tặng 750 cuốn Cẩm nang tuyển sinh 2012 cho HS; Thầy Nguyễn Phú Khánh tặng 700 cuốn sách luyện thi cấp tốc môn toán cho HS vùng sâu tỉnh Lâm Đồng; Trường ĐH Lạc Hồng tặng 2 suất học bổng trị giá 2,5 triệu đồng/suất; ĐH Yersin trao 4 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho HS huyện Đức Trọng; Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang đã hỗ trợ đưa đón đoàn tư vấn đi các tỉnh.
Theo BĐVN
Tuyển sinh sẽ theo hướng gọn nhẹ
Gần 2.000 học sinh đã tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2012 do Bộ GD-ĐT và Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT Ngô Quyền, TP.HCM ngày 15.2.
Học sinh Trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM) đặt câu hỏi cho các thầy cô tư vấn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tại lễ khai mạc Chương trình tư vấn mùa thi sáng qua, Báo Thanh Niên xin cảm ơn các trường ĐH đã trao 9 suất học bổng (mỗi suất 2,5 triệu đồng) cho học sinh Trường THPT Ngô Quyền, Q.7, gồm: Trường ĐH Lạc Hồng 5 suất, Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng 2 suất, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 2 suất.
Những thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh 2012 đã được giải đáp cho thí sinh cả nước khi truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 Đài truyền hình VN.
Chia sẻ với học sinh tại buổi khai mạc, GS-TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, phát biểu: "Cảm ơn Báo Thanh Niên đã đồng hành cùng Bộ GD-ĐT trong công tác tuyên truyền thông tin tuyển sinh đến học sinh cả nước trong 14 năm qua. Bộ cũng kêu gọi các trường tham gia vào chương trình nhiều hơn nữa để có thể chuyển tải thông tin phong phú đến với học sinh trên khắp cả nước".
Nhiều trường thêm khối A1
Vì được diễn ra ngay sau hội nghị hiệu trưởng các trường, ngay trong buổi tư vấn, gần 40 trường ĐH, CĐ đã công bố những thông tin mới về tuyển sinh vào trường mình.
Đề thi bao giờ cũng nằm trong chương trình phổ thông, đặc biệt là chương trình lớp 12. Vì vậy, không nhất thiết học thêm mất thời gian và ảnh hưởng sức khỏe mà nên tập trung ôn tập ở nhà
GS-TSKH BÙI VĂN GA - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, trừ Trường ĐH Khoa học tự nhiên chỉ mới dự kiến bổ sung khối thi A1 (toán, lý, tiếng Anh) cho ngành công nghệ thông tin và toán - tin, các trường thành viên còn lại sẽ bổ sung khối A1 bên cạnh tất cả các ngành tuyển khối A. Năm nay, các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ áp dụng nguyện vọng 1B như năm trước. Đa số các trường ĐH, CĐ có mặt tại buổi tư vấn, đặc biệt là các trường ngoài công lập, cũng cho biết sẽ bổ sung thêm khối A1.
Đặt câu hỏi qua điện thoại đường dây nóng, phụ huynh Dương Thị Đào (45 tuổi, tỉnh Quảng Ngãi) thắc mắc: "Tôi được biết Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có đề nghị thay đổi một môn thi. Việc này có được quyết định hay chưa? Khối V của trường sẽ thi đợt nào?". Trả lời câu hỏi này, PGS-TS Ngô Kim Khôi - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết: "Năm nay, căn cứ vào mục tiêu đào tạo và nhu cầu, Bộ GD-ĐT cho phép các trường có thể bổ sung khối A1 nhưng vẫn giữ khối thi A truyền thống như từ năm 2011 trở về trước. Vì vậy, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vẫn phải tuyển khối V, thi cùng đợt 1 với khối A. Nhưng nếu lãnh đạo trường đề nghị Bộ GD-ĐT quyết định cho bổ sung khối thi, Bộ sẽ xem xét và quyết định".
Chọn ngành thi theo nhu cầu xã hội
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khuyên: "Học sinh khi chọn ngành để thi nên căn cứ vào thực trạng thị trường lao động và chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành. Trong 3 năm gần đây, trung bình 41% thí sinh dự thi vào khối ngành kinh tế, quản lý, tài chính - ngân hàng, kế toán... Việc dự thi các ngành này quá nhiều như vậy sẽ dễ bị lệch với nhu cầu xã hội, trong khi học sinh học 4 năm mới ra trường, lúc đó sẽ khó khăn khi tìm việc. Ngoài ra, học sinh nên có lập trường, bản lĩnh rõ ràng để chọn ngành nghề phù hợp sở trường và thi chứ không lệ thuộc số đông theo bạn bè. Đề thi bao giờ cũng nằm trong chương trình phổ thông, đặc biệt là chương trình lớp 12. Vì vậy, không nhất thiết học thêm mất thời gian và ảnh hưởng sức khỏe mà nên tập trung ôn tập ở nhà".
Trong tương lai, chỉ có những trường tốp đầu thi tuyển Tại buổi tư vấn, GS-TSKH Bùi Văn Ga cho biết: "Từ nay đến năm 2020 sẽ có những bước thay đổi về tuyển sinh theo hướng gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, không gây áp lực cho phụ huynh và thí sinh. Theo đó, việc thi tuyển sẽ chỉ còn thực hiện tại các trường ĐH tốp đầu, tinh hoa, các trường còn lại sẽ xét tuyển. Lộ trình là như vậy nhưng nếu có bước phát triển đột biến, thời gian áp dụng sẽ được rút ngắn". Theo chủ trương đó, ngay từ kỳ thi tuyển sinh năm nay, đã có một số điểm đổi mới. Theo PGS-TS Ngô Kim Khôi, ngoài 3 cụm thi Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ, năm nay dự kiến bổ sung thêm cụm thi Hải Phòng. Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh muốn thi tại ĐH Hàng hải và các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội thì không phải thi tại Hà Nội nữa mà thi tại Hải Phòng. Cụm thi Vinh sẽ được tổ chức cho thí sinh có hộ khẩu thường trú tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Những thí sinh này nếu có nguyện vọng học tại TP.HCM có thể thi tại cụm thi Vinh. Những quyết định này giúp rất nhiều thí sinh không phải di chuyển xa nhà, gây áp lực cho phụ huynh, thí sinh và xã hội. Việc các trường tự chủ về tuyển sinh cũng dự kiến được Bộ GD-ĐT quyết định. Ông Ngô Kim Khôi cho biết các trường sẽ được tự chủ xét tuyển thí sinh. Sau khi các trường đã tuyển những thí sinh dự thi vào trường, nếu chưa hết chỉ tiêu thì được tiếp tục tự chủ xét tuyển. Như vậy, điều kiện cần là chỉ tiêu các trường, điều kiện đủ là phải xét tuyển các thí sinh từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT trở lên (không nhân hệ số). Bộ cũng không quy định điểm xét tuyển nguyện vọng sau cao hơn nguyện vọng trước như mọi năm. Như vậy, Bộ GD-ĐT cho phép các trường được tự chủ cả nguyện vọng, số lượng thí sinh cũng như thời gian xét tuyển.
Theo TNO
'Sẽ hiếm điểm 10 môn Toán khối A' Theo PGS Văn Như Cương, với đề thi môn Toán khối A năm nay, chỉ khoảng 30% thí sinh có điểm trên trung bình và điểm 10 sẽ hiếm. Là chủ biên sách giáo khoa Toán THPT, Hiệu trưởng một trường cấp 3 có tiếng tại Hà Nội, PGS Văn Như Cương cho rằng đề thi hoàn toàn nằm trong chương trình sách...