Cơ hội cải thiện tiếng Anh cho học sinh THPT
Không giống các chương trình học bổng thường thấy – chỉ dành cho học sinh có thành tích học tập cao, Chương trình học bổng tiếng Anh SaigonTech Mùa Hè 2012 đặc biệt ở chỗ dành cho tất cả học sinh THPT ở mọi cấp độ tiếng Anh từ vỡ lòng đến nâng cao.
Với mong muốn mang đến cho các em học sinh THPT cơ hội học tập trong môi trường chuẩn quốc tế và hỗ trợ các em cải thiện vốn tiếng Anh, Mùa Hè 2012, Trường SaigonTech – Phân hiệu chính thức tại Việt Nam của Đại học cộng đồng Houston, Texas, Hoa Kỳ – dành tặng 50 suất Học bổng tiếng Anh SaigonTech: Mỗi học bổng trị giá 100% học phí 1 học kì hè học tiếng Anh tại trường SaigonTech (từ tháng 6 đến tháng 8), tương đương 12 triệu đồng/suất.
Chương trình học bổng tiếng Anh SaigonTech Mùa Hè 2012 dành cho tất cả học sinh THPT ở mọi cấp độ tiếng Anh từ vỡ lòng đến nâng cao. Với học sinh mất căn bản tiếng Anh, đây là một cơ hội quý báu để các em cải thiện và tự tin hơn với vốn tiếng Anh của mình. Với học sinh có ý định du học hè hoặc học tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, Học bổng tiếng Anh SaigonTech Mùa Hè 2012 là cơ hội để tiết kiệm chi phí gia đình mà vẫn được học tập trong môi trường chuẩn quốc tế.
Với Học bổng tiếng Anh SaigonTech Mùa Hè 2012, học sinh THPT sẽ được học chương trình tiếng Anh học thuật cùng với các anh chị sinh viên hiện tại của SaigonTech và tất nhiên cũng phải tuân thủ các quy định về học tập tại SaigonTech. Không phải “dạo chơi” như ở học các trung tâm ngoại ngữ, học tại SaigonTech, học sinh phải thực hiện nguyên tắc “1 giờ trên lớp, 2 giờ học ở nhà”, dành nhiều thời gian cho việc tự học và luyện tập. Việc “lên lớp” tại SaigonTech cũng không hề dễ: phải đi học đầy đủ, được điểm danh mỗi giờ lên lớp, nghỉ quá số tiết qui định sẽ bị cấm thi, phải tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học…
Ngoài ra, SaigonTech còn có một quy định “có 1 không 2″ ở các trường học Việt Nam: “Tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất trong khuôn viên SaigonTech”, từ ban giám hiệu, giảng viên, nhân viên đến sinh viên SaigonTech dù là người nước ngoài hay người Việt Nam thì đều giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Quy định này nhằm tạo môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp sinh viên có cơ hội thực tập tiếng Anh tối đa. SaigonTech lập hẳn một đội giám sát quy định, sinh viên vi phạm phải nhận hình thức phạt trừ điểm. Nhờ quy định này cộng với chương trình tiếng Anh bài bản mà chỉ sau 2-3 tháng, sinh viên SaigonTech đã tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh và sau khi tốt nghiệp có vốn tiếng Anh vượt trội.
Video đang HOT
Một trong những yếu tố nền tảng tạo nên thành công cho sinh viên SaigonTech là vốn tiếng Anh vượt trội.
Hãy mạnh dạn đăng kí xin Học bổng tiếng Anh SaigonTech Mùa Hè 2012 và trải nghiệm môi trường học tiếng Anh bài bản và thú vị tại trường SaigonTech.
Hồ sơ xin học bổng gồm: Đơn xin học bổng (theo mẫu), bản sao có chứng thực, học bạ, hộ khẩu, 4 hình 3×4, một thư giới thiệu của giáo viên, BGH trường hoặc Đoàn Thanh Niên.
Hạn chót nhận hồ sơ nộp đơn xin học bổng: 17:00g, ngày 20 tháng 4 năm 2012 (tính theo dấu bưu điện). Hồ sơ gửi về: Phòng Đào Tạo Trường SaigonTech, Lô 14,
Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Cô Đinh Thị Ngọc Hương
- Điện thoại: 08 37 155 033 (Số nội bộ: 1181); Di động: 0908 150 547
- Email: huongdtn@saigontech.edu.vn
- Website: www.saigontech.edu.vn
Gần 1.000 sinh viên đã tốt nghiệp và nhận bằng của Mỹ ngay tại Việt Nam – tại SaigonTech. Cựu sinh viên SaigonTech hiện đang làm việc cho các công ty hàng đầu như HP, Canon, Dirox, Unilever, DHL… tại Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ… và từng bước tạo dấu ấn thành công trong sự nghiệp của mình. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của cựu sinh viên SaigonTech là vốn tiếng Anh vượt trội do được học chương trình tiếng Anh bài bản cũng như chương trình học chuyên ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Để hiểu thêm thông tin về chương trình tiếng Anh cũng như môi trường học tập tại SaigonTech, mời phụ huynh và học sinh tham dự hội thảo giới thiệu SaigonTech chủ đề “Làm sinh viên Mỹ trên đất Việt” từ 8h sáng ngày 15/4/2012. Đăng kí với cô Mỹ Hạnh (0983.857.753 hoặc 08.37.155.033). Có xe đưa đón phụ huynh và học sinh từ trung tâm thành phố HCM đến tham dự hội thảo.
Theo BĐVN
Đổi giờ lần 2: Đường vẫn tắc, HS vẫn mệt
Những tưởng học sinh THPT sẽ thở phào khi giờ học được chuyển từ 19h lên 18h. Tuy nhiên, sau 3 ngày điều chỉnh, đường vẫn tắc, học sinh vẫn than mệt.
Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày đầu thực hiện, việc điều chỉnh giờ học đã nhận được nhiều phản hồi từ các phụ huynh.
Vẫn than mệt
Tại trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm), khoảng 17h30 đã có lác đác phụ huynh đến đón con. Chị Đỗ Mai (Vĩnh Tuy), có con đang học lớp 10 tại trường, cho biết so với phương án tan học lúc 19g thì lần điều chỉnh này tiện hơn. "Cơ quan tôi ở ngay phố Nguyễn Thượng Hiền, nếu giờ tan học như trước đây là 19g thì sau khi tan làm, lúc 17h30, tôi không biết đi đâu để sau đó quay lại đón cháu". Đồng ý kiến với chị Mai, chị Hiền (Hàn Thuyên) cho biết việc điều chỉnh này hợp lý hơn so với phương án trước. Theo chị, lượng học sinh trên địa bàn Hà Nội không đông và không phải là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông.
Học sinh vẫn than thở vì tan học muộn. Trong ảnh: giờ tan trường của HS trường THPT Việt Đức, Hà Nội
18h, học sinh ở trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) bắt đầu ùa ra khỏi trường. Một vài học sinh vừa đi vừa che miệng ngáp, hoặc tay vẫn cầm đồ ăn nhẹ đang ăn dở. Việc các bậc phụ huynh đón con không kéo dài và cũng không gây cản trở hay ách tắc giao thông. Em Linh Chi, học sinh lớp 11, cho biết từ khi thay đổi giờ học, cảm thấy mệt mỏi hơn, việc tiếp thu cũng kém hơn, đặc biệt là tiết cuối vì "Đến giờ cuối thì chỉ nghĩ đến ăn thôi". Chưa kể, sáng các em còn phải học tăng cường các môn toán, văn, ngoại ngữ nên chiều phải học đến 18g thì là điều quá sức với bản thân.
Theo Minh Đức, học sinh lớp 11, trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm), muốn quay trở lại với giờ học cũ hơn (tan học lúc 17h10) vì các buổi học thêm của em đa số là vào buổi tối. Từ khi bắt đầu điều chỉnh giờ học, em không còn kịp ăn tối để kịp học thêm gia sư môn văn nữa. "Có hôm nếu kịp thời gian thì em ăn bánh mỳ, còn không thì đành phải nhịn để học thêm xong mới ăn. Học gia sư về muộn (18h30 - 21h30) nên em không còn sức để học bài buổi tối nữa", Đức kể.
Đánh giá về hiệu quả việc điều chỉnh giờ học, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chưa phát huy tác dụng, bởi những điểm vốn hay bị ùn tắc như Tôn Thất Tùng, Trần Khát Chân, Kim Mã - Nam Cao (nơi có trường THPT Nguyễn Trãi)... dù chưa đến 18g nhưng phương tiện qua đây hầu như không thể di chuyển.
Mong quay về giờ học cũ
Đa số ý kiến của hiệu trưởng, giáo viên đều thấy rằng việc đổi từ 19h lên 18h đã hợp lý hơn. Tuy nhiên, phương án tan học cũ từ 17h15 - 17h30 vẫn được các trường ủng hộ.
Cô Hà Thị Phương Lan, Phó hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa), cho biết nguyện vọng của các bậc phụ huynh, thầy cô và học sinh đều muốn giữ giờ học như trước (7h15 - 17h5) vì thay đổi một thói quen đã có từ lâu không phải điều dễ dàng. Cùng ý kiến với cô Lan, một giáo viên trường THPT ở quận Thanh Xuân cho biết giờ học được thay đổi so với trước đây (19h) dễ "thở" hơn nhưng đến tầm tiết cuối học sinh vẫn mệt vì đói và không thể tập trung vào bài giảng.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình), cho biết vì thành phố đã cho phép các trường học 2 buổi/ngày được linh hoạt trong việc điều chỉnh thời gian phù hợp nên nhiều trường có khả năng sẽ chuyển sang 17h30, còn các trường mầm non và tiểu học sẽ tan học lúc 16h30 để phù hợp. Thầy Lâm chia sẻ thêm thực tế tỉ lệ tổng số học sinh dải ra toàn thành phố cũng không lớn nên không thể là nguyên nhân gây ra ùn tắc. Nguyên nhân là do đường phố thiết kế quá hẹp so với số dân cư, các khu dân cư phân bố không đồng đều. Cụ thể, các đường phía tây đều ùn tắc vì người dân phải chạy từ phía tây sang phía đông làm việc hoặc ngược lại. Do đó, để giảm ùn tắc phải có nghiên cứu khoa học như điều tra xã hội học hoặc phải đến một số các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc để tìm ra quy luật để hạn chế được việc tắc đường.
BS Bùi Nguyên Kiểm, Nguyên Trưởng khoa Nội 2, Bệnh viện Xanh Pôn, nhận định, các nghiên cứu y học đã chứng minh nhịp sinh học của con người hoạt động lên xuống theo dạng sóng. Từ 15h - 19h hằng ngày là thời điểm nhịp sinh học ở điểm thấp nhất, đặc biệt là lúc 18h. Đây cũng là lúc các men sinh học nghỉ ngơi, cơ thể con người cạn năng lượng và cần phải nghỉ ngơi để tích lũy lại năng lượng. Nếu làm việc và học tập trong khoảng thời gian này thì cơ thể con người uể oải, khả năng tiếp thu và truyền đạt đều kém và đặc biệt là không có sự sáng tạo. Nếu duy trì tình trạng làm việc trái với nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, ăn uống kém và dẫn đến stress.
Theo ĐVO
Sân chơi hấp dẫn cho học sinh THPT Năm 2012, học sinh THPT sẽ được trải nghiệm một sân chơi mới đầy thú vị, bổ ích và đặc biệt là mang tính tập thể - đó là chương trình Rung chuông vàng. Hình ảnh sôi động của chương trình Rung chuông vàng Trí tuệ - thông minh - hấp dẫn và đậm chất trẻ là tiêu chí mà chương trình Rung...