Cô học trò nghèo hiếu học ở Sóc Trăng
Sinh ra trong gia đình nghèo, cha mẹ lại ly thân nên từ nhỏ em cùng mẹ và anh trai sống với ông bà ngoại và ăn học nhờ vào tiền làm mướn của người cậu. Với nghị lực và quyết tâm học tập, em trở thành một trong những HS giỏi nhất trường mình.
Cô học trò hiếu học ấy là Lâm Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Mặc dù không được đầy đủ cha mẹ như các bạn khác, Hằng luôn có ý thức tự học và rèn luyện. Từ nhỏ Hằng đã được ông bà dạy bảo tính siêng năng học tập, cần cù chịu khó và đạo đức làm người.
“Năm mình bước vào lớp 1 không có tiền mua tập sách để đến trường, ông ngoại phải vay mượn người khác để lo cho mình, còn cậu Bảy và cậu Út thì đi làm mướn để có tiền phụ giúp gia đình. Ông ngoại nói cuộc đời của ông bà không được ăn học đến nơi đến chốn thì không để cho con cháu mình thất học. Những câu nói này luôn theo bên mình trong suốt 12 năm học qua”, Hằng rưng rưng nước mắt tâm sự.
Học tập là niềm đam mê của Hằng từ lúc còn nhỏ, nhưng hàng ngày ngoài việc học Hằng còn dành thời gian phụ mẹ chăm sóc ông bà ngoại. Mỗi sáng Hằng thức sớm để nấu cơm, giặt quần áo cho mẹ và ông bà ngoại và xem lại bài vở rồi mới đến trường. Hôm nào mẹ bị bệnh, Hằng lại làm thay mẹ các phần việc trong nhà.
Video đang HOT
Thu Hằng chụp ảnh cùng mẹ.
Hàng ngày Hằng dành từ 5 tiếng trở lên cho việc học và cô bạn luôn phân rõ thời gian và sắp xếp lịch học hợp lý. Đối với các môn học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Hằng rất cẩn thận trong việc áp dụng công thức và làm đi làm lại rất nhiều lần. Thậm chí những công thức nào khó nhớ, cô bạn lại ghi đầy trên giấy dán trên vách nhà nơi mình đi lại thường xuyên để nhìn nó mà nhớ kĩ hơn. Còn đối với các môn xã hội, Hằng học thuộc các ý chính sau đó mới triển khai dần dần các ý còn lại, chính vì thế mà cô bạn có một cách học thật tốt mà nhiều bạn bè phải “ganh tị”.
Say mê học tập, Hằng hiếm khi nghỉ học. Ngay cả lúc bị bệnh, Hằng vẫn cố gắng đi bộ hơn 1 km đến trường để kịp giờ học, bởi cô bạn sợ là dù chỉ nghỉ một ngày nhưng kiến thức của mình mất đi rất nhiều.
Thu Hằng (thứ 2 từ phải qua) nhận danh hiệu học sinh giỏi năm học 2008-2009.
Trò chuyện với chúng tôi, thầy Võ Văn Liền – Bí thư đoàn Trường THPT Phú Tâm cho biết: “Em Hằng hiền, lại đối xử tốt với bạn bè và mọi người xung quanh, luôn lễ phép với thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà ngoại, tích cực tham gia phong trào, vì thế mà ai ai cũng mến”.
Hôm chúng tôi đến thăm đúng lúc Hằng được nhận một suất học bổng 500.000 đồng do những tấm lòng vàng đóng góp và một suất học bổng Lương Định Của do Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng trao tặng cho học sinh nghèo hiếu học. Số tiền này Hằng trao lại tận tay cho mẹ để có tiền lo cho gia đình và mua thuốc men cho ông bà ngoại.
Trong suốt 11 năm học, Hằng đều nhận được những thành tích xuất sắc kèm theo những lời biểu dương khen ngợi của nhà trường. Đặc biệt, trong năm học 2008-2009 vừa qua, Hằng là học sinh giỏi đứng đầu khối 11. Ngoài những thành tích đạt được trong năm học qua, trong năm học 2009-2010 này, Hằng còn đạt được giải khuyến khích ở bộ môn Lịch sử trong kì thi học sinh giỏi do Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào ngày 1/11/2009 vừa qua.
Học tập đều ở các môn với trung bình mỗi môn từ 8,0 trở lên, Hằng ước mơ sẽ đỗ ngành Sư phạm Toán để được làm cô giáo, truyền đạt lại cho thế hệ sau những kiến thức và kinh nghiệm của mình.
Theo Dân Trí
Thí sinh không được tẩy xóa hồ sơ đăng ký dự thi
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), viết phiếu ĐKDT đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không tẩy xóa và thống nhất các nội dung ghi trên túi hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2.
Đó là một trong những nội dung mà Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu đối thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ 2010.
Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã phải hướng dẫn cho học sinh làm hồ sơ ĐKDT, viết phiếu ĐKDT đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không tẩy xóa và thống nhất các nội dung ghi trên túi hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 theo hướng dẫn.
Các đơn vị ĐKDT niêm yết công khai danh sách học sinh ĐKDT vào trường ĐH, CĐ, TCCN để học sinh tự kiểm tra ( yêu cầu học sinh xác nhận đã kiểm tra) trước khi các đơn vị nộp hồ sơ về Sở GD-ĐT, tránh nhầm lẫn, sót hồ sơ ĐKDT của học sinh và chỉnh sửa hoàn thiện các nhầm lẫn, sai sót (nếu có).
Sở GD-ĐT Hà Nội lưu ý: Học sinh (kể cả hộ khẩu tỉnh khác) đang học lớp 12 THPT tại trường nào có mã đơn vị ĐKDT thì ghi mã đơn vị ĐKDT và nộp hồ sơ tại trường đó.
Học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT dân lập, TTGDTX ( không có mã đơn vị ĐKDT riêng), học sinh thi lại ( kể cả hộ khẩu tỉnh khác) nộp hồ sơ ở phòng GDĐT nào thì ghi mã đơn vị ĐKDT của quận, huyện đó. Hạn nộp hồ sơ tại các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã từ ngày 10/3/2010 đến 17h ngày 10/4/2010.
Sở yêu cầu, các đơn vị ĐKDT thực hiện đúng lịch công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 (trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010). Đối với các trường THPT bàn giao cho Sở từ ngày 11/4-15/4, được kết thúc nhận hồ sơ ĐKDT của học sinh trước thời hạn giao hồ sơ về Sở từ 5 đến 7 ngày, nhưng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu ĐKDT của học sinh.
Dự kiến các trường ĐH, CĐ gửi giấy báo thi vào tuần đầu tháng 6/2010, giấy chứng nhận kết quả thi trước 20/8/2010. Sở GD-ĐT Hà Nội và các đơn vị ĐKDT giải quyết các trường hợp thất lạc phiếu báo thi, dự kiến từ ngày 20/6 - 30/6/2010; giải quyết các trường hợp thất lạc giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm từ ngày 20/8/2010 tại nơi thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT.
Đặc biệt, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu, các trường THPT và cơ sở đào tạo trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ, TCCN hợp đồng thuê sử dụng phòng thi, không được ép các trường ĐH, CĐ, TCCN nhận giáo viên, cán bộ của trường mình làm cán bộ coi thi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ý trí vươn lên mạnh mẽ của những học sinh khiếm thị Mong muốn trở thành một người phiên dịch, một kế toán hay một nhà đầu tư tài ba,... là dự định của những HS khiếm thị dù biết mình không được trọn vẹn. Nhưng ở những khiếm khuyết đấy luôn tràn đầy một ý trí vươn lên mạnh mẽ để được đứng vững trên đôi chân của mình. Luôn nghĩ mọi người đều...