Cô học trò nghèo đạt giải nhất quốc gia môn Địa lí
Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2011 vừa qua, cô học trò nghèo Ngô Thị Biển, học sinh lớp 12 Văn, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã làm nên điều kì diệu khi đạt giải nhất môn Địa lí.
Gian nan con chữ
Trong số 71 em học sinh (HS) thuộc các đội dự tuyển quốc gia của tỉnh Hà Tĩnh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa qua, Biển là một HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà em thuộc diện hộ nghèo ở xóm Song Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình có 5 người con, bố bị bệnh thần kinh, sức khỏe yếu nên dường như công việc đều do đôi vai gầy yếu của người mẹ gánh vác. Dù cuộc sống gia đình khó khăn nhưng cô chị cả Ngô Thị Biển và các em rất chăm học và học giỏi. Trong suốt những năm cấp 1, cấp 2, Biển luôn là HS giỏi.
Nhiều năm qua, cô học trò nghèo Ngô Thị Biển đã mang về nhiều thành tích cao trong học tập khiến nhiều người thán phục.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2008-2009, Biển mạnh dạn làm hồ sơ thi vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh với mong muốn tìm được một môi trường học tập thuận lợi nhất để nuôi lớn ước mơ và hoài bão của mình. Và kỳ thi năm đó, Biển đã đậu vào trường này với số điểm rất cao.
Cũng từ đó, cô học trò nhỏ nhắn ngày ngày trên chiếc xe đạp cũ nát đạp lọc cọc hơn 10 km đến trường học rồi lại về nhà dạy em học bài, phụ giúp bố mẹ công việc nhà. “Nhiều lúc đi học về mệt nhưng thấy bố mẹ lam lũ cả ngày lẫn đêm nên em cũng gác lại việc học để phụ giúp bố mẹ một tay” – Biển tâm sự.
Năm học 2009-2010, khi đang học lớp 11, Biển đã được tuyển chọn vào đội tuyển quốc gia môn Địa lí. Nhưng niềm vui chưa trọn thì gia đình em lại gặp nạn. Năm đó, mẹ em bị rắn cắn, tính mạng nguy kịch. Gia đình rơi vào tình cảnh bế tắc vì chẳng biết lấy tiền đâu để cứu chữa cho người mẹ là trụ cột của gia đình.
Lúc đó, Biển không còn đủ ý chí để tập trung cho kỳ thi quốc gia sắp tới. Nhưng thật may, hoàn cảnh khó khăn cua gia đình em đã được các cơ quan truyền thông biết đến, đưa những thông tin kịp thời nên đã có những lời động viên, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức và các nhà hảo tâm. “Lúc đó, nhiều lúc em nghĩ chắc mình phải bỏ học để đi làm thuê phụ giúp bố mẹ chứ em là con cả trong nhà, gia đình lại gặp nạn nên lại càng túng quẩn hơn. Trong lúc lâm nguy đó, rất may đã có những “mạnh thường quân” giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn trước mắt và em lại quyết tâm theo học tiếp” – Biển kể lại.
…và những kỳ tích
Sự tiếp sức của cộng đồng đã giúp Biển vượt lên hoàn cảnh. Và như để đáp lại tấm lòng của bố mẹ, thầy cô và các nhà hảo tâm, Biển đã quyết tâm bứt phá trong chặng cuối của đợt ôn thi HS giỏi quốc gia năm học 2009-2010 và giành giải nhì môn Địa lí và giải ba môn Lịch sử.
Video đang HOT
Năm học 2010-2011, trong đội tuyến Địa lí, Biển là HS được thầy cô, bạn bè đặt nhiều hi vọng. Hiểu rõ hoàn cảnh của em, nhà trường và các thầy cô luôn sát cánh hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần. Lớp học đội tuyển cũng giống như một gia đình nhỏ mà ở đó, thầy cô đã dồn hết kiến thức và tâm huyết cho mỗi giờ lên lớp.
Và Biển đã không để gia đình, thầy cô, bạn bè và những người đặt niềm tin ở em phải thất vọng. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2010 – 2011 vừa qua, Biển đã xuất sắc đạt giải nhất môn Địa lí.
Không chỉ dẫn đầu môn Địa lí, Biển còn được bạn bè nể phục bởi sự chắc chắn, đồng đều trong tất cả các môn học. Em là một trong những gương mặt xuất sắc nhất ở cả 3 môn thi đại học khối C năm học này và cũng là người nhiều năm đạt danh hiệu HS giỏi.
Một góc thành tích của Biển được dán ở tường.
Bạn đọc có thể chia sẽ với Biển qua địa chỉ: Ngô Thị Biển, lớp 12 Văn, trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc Ngô Thị Biển, xóm Song Hoành, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch, tỉnh Hà Tĩnh. Số ĐT em Biển: 01645.227.598. Hoặc cô Trần Thị Lam (giáo viên chủ nhiệm em Biển): 0986.925.579
“Môn học Địa lí là một hành trình khám phá kho kiến thức khổng lồ về kinh tế – xã hội, về mỗi vùng miền trong cả nước và cả thế giới. Đây là một môn học đòi hỏi khả năng cảm nhận và trí nhớ tốt đồng thời yêu cầu tính chính xác và tư duy logic nên đòi hỏi người học phải cần mẫn tích lũy những kiến thức bằng một phương pháp khoa học và một niềm say mê. Và không chỉ học trong sách vở mà mình còn phải biết nắm bắt những kiến thức ngoài xã hội” – Biển chia sẽ về bí quyết dẫn đến thành công của mình.
Thầy Nguyễn Quốc Lập, phụ trách đội tuyển ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh cho biết: “Biển là một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn so với các bạn. Nhưng ngược lại, ở Biển lại có một điểm vượt trội đó là sự chăm chỉ, kiên trì trong từng môn học mỗi giờ đến lớp. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia nhiều năm, tôi thấy Biển là một cô học trò đáng nể phục bởi ý chí và nghị lực của em”.
Khi hỏi về lựa chọn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới, cô học trò nghèo tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình em khó khăn, bố đau ốm suốt, mẹ dù tuổi còn ít nhưng do làm nghiều nên sức khỏe cũng ngày một yếu. Với lại phía sau em còn 4 người em ăn học nên kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới em sẽ chọn thi vào trường Cảnh sát hoặc An ninh để giảm gánh nặng lo toan cho gia đình”.
Theo Dân Trí
Những tấm gương vượt qua thiếu thốn để học tốt
Ba em học sinh ở An Giang, mỗi em có hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều chung một điểm chung là nghèo, thiếu bàn tay chăm sóc của cha mẹ. Vậy mà các em đã gắng gượng vượt qua hoàn cảnh khó khăn và học tốt để hướng tới một tương lai tươi sáng.
Với dáng ngồi nhỏ nhắn ở hàng ghế thứ 2 trong một buổi trao học bổng của Hội Khuyến học tỉnh An Giang, em Nguyễn Thanh Tuấn đã khiến chúng tôi chú ý đến. Hỏi thăm về cuộc sống của em, Tuấn cho biết hiện em đang sống với bà nội 63 tuổi.
Năm Tuấn lên ba tuổi, cha mẹ em ly hôn. Tuấn theo ba được một thời gian nhưng rồi sau đó em lại về ở với bà nội cho đến bây giờ. Để nuôi đứa cháu trai ăn học, bà nội của Tuấn đã phải làm rất nhiều việc kiếm tiền đảm bảo cuộc sống của 2 bà cháu.
Sau khi học hết tiểu học, Tuấn vào học Trường THCS Bình Chánh cách nhà hơn 3km. Lúc đầu, Tuấn đi nhờ xe bạn, nhiều khi phải đi bộ đến trường. Lúc này, bà nội đã già nên không tìm được nhiều việc làm vì thế Tuấn bắt đầu học cách tự mình kiếm tiền.
Tuấn cho biết, do không có "vốn" nên em chỉ dám mượn người quen một ít tiền rồi đi lấy vé số về bán nhưng cũng chỉ đủ tiền lấy 10 tờ. Nếu học ban ngày thì em đi bán ban đêm, mỗi lần như vậy kiếm được 10.000 đồng để cùng lo cơm áo với nội, còn lại em dành dụm làm chi phí cho việc học.
Không chỉ đi bán vé số, những dịp hè, Tuấn còn mượn vốn để đi cân dưa leo, hủ qua (mướp đắng) bán lại cho người dân trong xóm để kiếm thêm chi phí cho năm học mới.
Em Nguyễn Thanh Tuấn, học sinh lớp 9A2 Trường THCS Bình Chánh.
Dù phải vừa đi học vừa đi làm, nhưng 8 năm qua, năm nào Tuấn cũng đạt danh hiệu học sinh khá giỏi. Tuấn chia sẻ: "Không sống với cha mẹ, em buồn lắm. Em chỉ biết cùng bà nội lo cuộc sống của mình thôi. Em cố học thật giỏi để không phụ lòng nội, để tự lo cho bản thân sau này của mình".
Hiện Tuấn đang học lớp 9A2, Trường THCS Bình Chánh. Em cho biết ước mơ sau này sẽ được làm công an. Hỏi Tuấn sao lại có mong muốn này, Tuấn bộc bạch: "Trong xóm em ở ngày nào cũng xảy ra tình trạng mất cắp khiến bà con ăn ngủ không yên. Vì thế em muốn làm công an để giữ gìn trật tự cho hàng xóm".
Cũng như Tuấn, em Nguyễn Thị Như Ý (học sinh lớp 12A2, Trường THPT Nguyễn Khuyến) cũng sống với người bà của mình. Ý cho biết, ba em bỏ đi đã gần 8 năm nay khiến cuộc sống gia đình rất khó khăn, mọi gánh nặng đều đổ lên vai mẹ em.
Bà ngoại đã 70 tuổi rồi nên không làm gì được, vì thế mẹ của em phải lặn lội lên tận TPHCM để đi làm thuê kiếm tiền gửi về cho gia đình. Còn Ý và em gái ở với bà ngoại, hàng ngày ngoài việc học, 2 chị em làm tất cả những công việc nhà và chăm sóc cho ngoại.
Như Ý chia sẻ: "Ngoài vườn nhà em có rất nhiều rau xanh nên những lúc tranh thủ được, em đi hái rau để đi bán kiếm tiền thêm. Công việc của mẹ cũng không nhiều tiền lắm nên ở nhà em phải tiết kiệm tối đa chi phí".
Vào năm học mới, Như Ý phải nhờ bà con cho tiền để 2 chị em mua quần áo, sách vở đi học. Do nhà xa trường nên 2 chị em dành dụm mua được 1 chiếc xe đạp để thay nhau đi học. Dù cuộc sống khó khăn nhưng 2 chị em Như Ý học rất giỏi.
Em Nguyễn Thị Như Ý, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Nguyễn Khuyến.
Năm 2009, Như Ý được Hội Khuyến học An Giang và Đài PTTH Vĩnh Long cấp cho suất học bổng "Thắp sáng niềm tin" trị giá 10 triệu đồng. Ý bộc bạch: "Đó là suất học bổng lớn nhất cũng như số tiền lớn nhất mà em có được từ trước đến giờ nên em vui lắm. Số tiền này em rất tiết kiệm để lo cho ngoại và lo cho 2 chị em đỡ đần chi phí trong cuộc sống hàng ngày".
Ý nói: "Mong muốn của em là trở thành một nhà kinh doanh để kiếm thật nhiều tiền, để lúc đó sẽ lo cho ngoại, cho mẹ và cho em gái sống tốt hơn. Trước mắt của em sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH, em sẽ cố gắng để có kết quả tốt nhất, không phụ lòng những người thân của em".
Không giống như Tuấn và Như Ý, em Huỳnh Minh Tâm (học sinh lớp 11A5, Trường THCS Châu Phú) mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lúc Tâm 9 tuổi thì cha mẹ em bị bệnh rồi lần lượt ra đi, bỏ em lại bơ vơ một mình. Thời gian này em sống với bà ngoại. Hai bà cháu nương tựa vào nhau, lúc này ngoại còn sức nên đi làm thuê, làm mướn lo cho em ăn học. Thương ngoại, Tâm cũng tập tành làm thêm kiếm tiền khi em mới học lớp 5.
Cho đến đầu năm học lớp 11, bà ngoại của Tâm chẳng may bị bệnh rồi cũng mất. Tâm lại về ở với cậu mợ. Tâm bộc bạch: "Em buồn lắm vì người thân của em lần lượt ra đi. Nhiều lúc em cảm thấy chán nản muốn bỏ học nhưng nghĩ lại khi còn sống bà ngoại đã vất vả lo cho em ăn học nên em quyết định phải cố gắng hơn nữa, học cho thật tốt để ngoại an lòng".
Nhà cậu mợ cũng nghèo, cậu mợ của Tâm đều đi làm thuê kiếm sống nên không lo được nhiều cho em. Tâm cho biết, một buổi đi học, một buổi em đi phụ hồ kiếm tiền. Ở với cậu mợ nhưng cơm áo gạo tiền em tự lo chứ không trông chờ vào cậu mợ được.
Em Huỳnh Minh Tâm, học sinh lớp 11A5, Trường THCS Châu Phú.
11 năm qua, Tâm luôn đạt học sinh khá giỏi và được chọn nhận học bổng Trần Đại Nghĩa của Hội Khuyến học An Giang và Đài PTTH Vĩnh Long vì thành tích vượt khó học giỏi. Tâm cho biết, sau này em muốn đi theo ngành kinh tế để có nhiều tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác như em.
Theo Dân Trí
9 năm đến trường trên đôi chân của bạn Có ai đã từng nói: "Hãy tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng với riêng tôi, tôi đã đứng lên bằng đôi chân của bạn tôi". Đó là tâm sự của cô học trò khuyết tật Nguyễn Thị Liên, lớp 11B8, trường THPT Lê Văn Hưu. Nói đến em Nguyễn Thị Lân, học sinh lớp 11B8, trường THPT Lê Văn...