Có hay không chuyện sinh viên sư phạm xấu hổ, hoang mang với nghề giáo?
Tiến sĩ Giáo dục học Võ Văn Nam, trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng có hiểu lầm trong thông tin sau những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục liên tiếp xảy ra gần đây, nhiều sinh viên Sư phạm cảm thấy hoang mang, không dám giới thiệu đang học Sư phạm.
Thông tin này được TS Võ Văn Nam, đại diện trường ĐH Sư phạm TPHCM nêu trong buổi đối thoại cùng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh diễn ra mới đây.
TS Nam cho biết: “Vừa qua khoa Tâm lý học thuộc trường ĐH Sư phạm TPHCM có một khảo sát nhỏ nhưng nghiêm túc về tác động của các vụ việc không hay trong giáo dục đến các giáo viên tương lai, sinh viên sư phạm. Kết quả này được TS Nguyễn Thị Bích Hồng trình bày trong một tọa đàm giáo dục tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10). Tuy nhiên có một số thông tin sai lệch, gây hiểu lầm”.
Theo ông Nam, tuy rằng trong nội dung khảo sát này có một tỉ lệ sinh viên chán chường, lo lắng với thực trạng giáo dục hiện nay nhưng đáng mừng vẫn có tới 85,5% sinh viên Sư phạm vẫn thể hiện thái độ tích cực, có bức xúc và muốn cải tiến chương trình giáo dục, để ngành giáo dục ngày càng tiến bộ hơn.
TS giáo dục học Võ Văn Nam (bìa trái) trong buổi đối thoại
Cũng theo ông Nam, trong bảng thống kê này, có đến 71,7% sinh viên được phỏng vấn mong muốn ngành giáo dục cải tiến được nhận thức của xã hội đối với giáo dục. Theo đó, “nhận thức của xã hội hiện nay hình như theo xu hướng của số đông, chỉ vì một vài “chấm đen” mà phủi sạch những thành tựu, đóng góp của nhà trường, gia đình và xã hội đối với giáo dục, phủ nhận những đóng góp của ngành giáo dục là không nên”, TS Võ Văn Nam chia sẻ.
Ông Nam cho rằng sau những sự việc đáng tiếc thì phần lớn phụ huynh và xã hội vẫn tha thiết muốn ngành giáo dục cố gắng cải tiến để chính con em của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội ngày càng hưởng thật sự niềm hạnh phúc được đi học.
“Theo tôi, việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, học sinh học tập tích cực thì rất cần vai trò của chính phụ huynh đóng góp, để làm sao sự ấm áp của gia đình đủ giúp các em vượt qua những thử thách nếu có ở nhà trường, để các em vui mà học thay vì học một cách khổ sở, học một cách nín thở. Các phụ huynh hãy giúp con em tìm thấy lợi ích thiết thực của bản thân mình ở hiện tại, tương lai, để các em hăng say học tập”, ông Nam nói.
Trước đó, nhóm giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM, gồm: TS Nguyễn Thị Bích Hồng, ThS. Đào Thị Duy Duyên và ThS. Đinh Thảo Quyên đã công bố kết quả khảo sát về ngành Sư phạm từ 200 sinh viên và 53 giáo viên, nhân viên trường phổ thông. Trong kết quả khảo sát cho thấy không ít sinh viên có cảm xúc tiêu cực trước những sự việc đáng tiếc xảy ra ở các trường phổ thông.
Video đang HOT
Với câu hỏi khảo sát “Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua”, nhóm khảo sát nhận được 22 câu trả lời từ sinh viên Sư phạm là “cảm thấy tự ti, xấu hổ khi học ngành này”.
Một số sinh viên nói không dám giới thiệu là đang học trường Sư phạm, chỉ nói chung chung là đang học đại học khi được ai đó hỏi thăm. Gần 100 người cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn trong công việc ở tương lai.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này ảnh hưởng bất lợi đến động cơ phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực, gây khó khăn cho quá trình và hiệu quả đào tạo của trường sư phạm.
Cũng với câu hỏi trên, có 26,5% tức khoảng một phần tư sinh viên không bất ngờ mà “cảm thấy bình thường bởi việc này tồn tại từ lâu rồi”. Họ giải thích trước đây bản thân từng bị giáo viên cư xử tệ và các em của những sinh viên này vẫn đang chịu đựng thái độ không đúng mực của thầy cô ở trường phổ thông.
Theo nhóm nghiên cứu, suy nghĩ trên phản ánh sự thất vọng của một bộ phận sinh viên sư phạm về tư cách, tác phong người thầy.
Trong khi đó, cũng câu hỏi trên, khoảng một nửa giáo viên cùng suy nghĩ với sinh viên sư phạm, rằng họ hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục học sinh. Chỉ một số ít người thấy xấu hổ, mất tự tin khi đang làm nghề, còn phần lớn thầy cô đều muốn một sự cải tiến để ngành sư phạm tốt hơn.
Dù chỉ một số ít sinh viên học Sư phạm có cảm xúc tiêu cực nhưng thực tế hiện nay khá nhiều phụ huynh ngần ngại cho con theo đuổi nghề giáo. Mới đây, em T.H, học lớp 12 ở Hưng Yên chia sẻ rất chông chênh trước quyết định chọn nghề trong tương lai của mình.
“Cả gia đình, dòng họ phản đối em thi Sư phạm. Trước đây bố mẹ em phản đối vì cho rằng học xong không xin được việc, lúc đó sẽ khổ cả em lẫn gia đình. Mới đây lại thêm hàng loạt vụ lùm xùm như phụ huynh đánh giáo viên, học sinh vô lễ với thầy cô… nên bố mẹ em lại càng phản đối nhiều hơn”, em T.H bộc bạch.
Lê Phương
Theo Dân trí
Có nên bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm?
Đại diện các trường đại học đề xuất nên bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cơ chế "xin - cho" để nâng cao chất lượng đào tạo.
ảnh minh họa
Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên diễn ra sáng 13/12 tại TP.HCM, nhận được nhiều ý kiến tranh luận về việc có nên duy trì chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm.
'Phải bỏ ngay'
Ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - thẳng thắn đề nghị: "Phải bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm".
Lý giải về đề xuất này, ông Dũng cho biết việc cấp bù quá ít khiến các trường đào tạo sư phạm rất khó khăn, không đủ nguồn lực để đào tạo "ra ngô, ra khoai". Từ đó dẫn đến sự bất công khi trường phải lấy học phí của những sinh viên không học sư phạm để "nuôi" những sinh viên theo học sư phạm.
Mặt khác, theo hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam đã khá hơn. Với các gia đình ở nông thôn, vấn đề họ lo lắng là việc làm sau khi ra trường, không phải học phí.
Ông Dũng dẫn ngay trường hợp của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Trường đang đào tạo 13 ngành, trong đó có một ngành sư phạm ngôn ngữ Anh, còn lại là sư phạm kỹ thuật. Mỗi năm trường nhận được 5-8 tỷ đồng cấp bù sư phạm, vì không đủ nên thực tế phải bù lỗ đến 30 tỷ đồng.
Không dễ để bỏ ngay
Đồng ý với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm của ông Dũng, nhưng nhiều đại biểu cho rằng bỏ ngay rất khó, phải có lộ trình cụ thể và chính sách khác đi kèm.
PGS.TS Lê Văn Tiến - hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM - cho rằng để tiến tới việc bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm, cần có lộ trình thích hợp và phải nghiên cứu trên bức tranh toàn thể.
Theo ông Tiến, việc bỏ chính sách trên cần các điều kiện như đổi mới cơ chế tuyển dụng, chính sách lương bổng, mới hy vọng thu hút được người giỏi học sư phạm.
"Tôi cam đoan trong số 100 giáo viên chỉ có vài ba người tâm huyết, sẵn sàng hy sinh vì nghề. Bản thân tôi từng là người tâm huyết, có một thời say mê với nghề, nhưng tôi không thể sống với đồng lương tiến sĩ chỉ 4-5 triệu đồng mỗi tháng" - ông Tiến nói.
PGS.TS Nguyễn Thám (Đại học Sư phạm, Đại học Huế) cũng đề nghị xem lại chính sách cấp bù sư phạm trong bối cảnh ngày nay.
"Nếu nhìn bức tranh sinh viên sư phạm ra trường khó xin việc, thậm chí thất nghiệp và nguồn ngân sách đầu tư cho việc cấp bù sư phạm thì chúng ta không khỏi băn khoăn về sự lãng phí này", ông Thám cho biết.
Ngược lại, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM - bày tỏ băn khoăn với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Ông Hồng cho biết hiện nay, tỷ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm vấn chiếm tỷ lệ cao. Nhưng học phí vẫn là một phần nhỏ so với những chi phí khác sinh viên phải bỏ ra hàng năm khi theo học.
"Vì vậy, học phí không phải vấn đề quyết định sinh viên có vào sư phạm hay không mà phải là chính sách khác nữa", ông Hồng nói.
Theo Zing
ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi năng khiếu ngày 1-7 Kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2018, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức thi năng khiếu để tuyển sinh hai ngành: Giáo dục thể chất và Giáo dục mầm non. Thí sinh ôn tập trước giờ thi THPT quốc gia năm 2017 - Ảnh: TRẦN HUỲNH Với ngành Giáo dục thể chất, thí sinh sẽ được kiểm...