Cô giáo yêu nghề và những nỗ lực vượt qua nghịch cảnh
Với 24 năm gắn bó với nghề, cô Nguyễn Thị Bình – Giáo viên trường Trung học phổ thông Thuận Thành 3 ( Bắc Ninh) đã luôn giữ vững tinh thần yêu nghề, vượt qua bệnh tật để tiếp tục làm công tác dạy học, trở thành tấm gương trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước.
Gia đình hạnh phúc của cô giáo Nguyễn Thị Bình- Giáo viên trường Trung học phổ thông Thuận Thành 3 (Bắc Ninh)
Là học sinh giỏi toán nhưng từ nhỏ đã yêu thích các môn nghệ thuật thông qua truyền hình như múa, xiếc, thể thao, cô Nguyễn Thị Bình đã chọn thể thao để tiếp bước.
Cô Nguyễn Thị Bình luôn giữ vững tinh thần yêu nghề, vượt qua bệnh tật để tiếp tục làm công tác dạy học, trở thành tấm gương trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước
Tốt nghiệp Đại học thể dục thể thao Từ Sơn, cái nôi đào tạo thể thao nổi tiếng cả nước, cô đã trở thành giáo viên dạy thể dục tại nhiều trường học trong huyện từ cấp trung học cơ sở đến cấp trung học phổ thông.
Truyền năng lượng, gây dựng phong trào cho học sinh
Năm học 1996 – 1997 khi cô mới ra trường cô là giáo viên trường THCS Thanh Khương, trong năm tập sự thứ 2 cô đã được trường cử đi thi giáo viên dạy giỏi và ngay năm đó cô đã đoạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện. Năm 1998, cô trở thành vị giám khảo trẻ tuổi nhất trong hội thi giáo viên dạy giỏi của huyện, cũng trong năm học này cô đã đạt giải nhất cuộc thi “Nét đẹp nữ giáo viên Kinh Bắc lần 1″ cấp huyện và đạt giải ba cấp tỉnh. Sau đó cô chuyển cấp lên dạy trường THPT liên tiếp các năm 2004, 2008, 2009, cô Bình đều đoạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. “Những năm sau đó mình không đi thi nữa để cho thế hệ giáo viên đi sau có cơ hội thể hiện bản thân”, cô Bình cho biết.
Cô và trò vui mừng nhận giải Nhất “Bóng đá nam toàn trường”
Yêu nghề, đó là hai chữ mà ai cũng nhận ra ở cô giáo Bình. Bởi có lòng yêu nghề nên cô đã truyền cảm hứng sang những lứa học sinh để các em yêu thích môn thể dục, một môn học được coi là “phụ” nhưng lại vô cùng quan trọng đối với thể chất của học trò. Trong quá trình giảng dạy, cô Bình luôn nhiệt tình, gần gũi, lắng nghe và giải quyết mọi thắc mắc, tâm tư tình cảm của học sinh nên cô giáo được các học viên ưu ái đặt cho biệt danh “cao thủ tâm lý”; Cô tích cực sửa chữa các sai sót về động tác cho từng học sinh, khiến cho các em háo hức khi đến tiết học thể dục. Cô thường hay tổ chức các cuộc thi sân chơi, tạo ra cho học sinh hứng thú như thi đấu bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, đá cầu… giữa các lớp hay cá đội tuyển để các lớp được giao lưu, tạo sân chơi hấp dẫn cho học sinh.
Không chỉ gây dựng phong trào thể dục thể thao trong trường học, cô Bình còn truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh
Để các em học sinh có hứng thú hơn với thể thao, cô còn kêu gọi các thầy cô trong trường ủng hộ, kêu gọi các đoàn thể hỗ trợ, tài trợ để làm phần thưởng cho các học sinh. Bản thân cô cũng tài trợ cho các em để có những phần thưởng xứng đáng. “Những lớp của mình dạy bao giờ cũng được giải cao nhất, thường xuyên được cọ sát thành thói quen, được tập nhiều, kỹ năng tốt hơn, thể lực tăng cao. Môn thể dục phải áp dụng thực tế, dùng sức và thể hiện nhiều nhất”, cô Bình cho biết.
Vượt qua bạo bệnh
Video đang HOT
Không chỉ gây dựng phong trào thể dục thể thao trong trường học, cô Bình còn truyền cảm hứng trong toàn huyện bằng phong trào thể dục nhịp điệu, các chương trình đồng diễn, thể dục thẩm mỹ. Cô tham gia công tác đào tạo và truyền đạt cho giáo viên các trường để cùng lan tỏa cách sống khỏe, đẹp, đầy năng lượng và tinh thần tới các em học sinh trên toàn huyện.
Với sự rèn giũa của cô giáo Nguyễn Thị Bình, học sinh do cô đào tạo năm nào cũng mang về Giải Nhất toàn tỉnh, đồng thời huấn luyện các thầy cô, các đội tuyển đi thi năm nào cũng có giải, học sinh Giỏi thể dục thể thao.
“Quan trọng là nhìn ra được sự nhiệt tình, khả năng phát triển của học sinh để rèn giũa đào tạo, các em mới có thể đạt thành tích cao. Muốn huấn luyện được các em thì phải nghiên cứu, đầu tư thời gian, kỹ thuật thi đấu. Ví dụ như mình không chuyên sâu cầu lông, đá cầu nhưng huấn luyện cho các em đi thi thì đều có giải”, cô Bình cho biết.
Nhiều thế hệ học sinh đã được cô Bình truyền cảm hứng và có nhiều giải thưởng cao
Nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng là thế, nhưng ít ai biết, từ năm 2014, cô Bình phát hiện bị ung thư tuyến ức. Đó là khoảng thời gian vô cùng gian nan mà cô phải giữ vững tinh thần để vượt qua khó khăn, chiến đấu với bệnh tật. Chia sẻ về căn bệnh này, cô Bình cho biết, biểu hiện ung thư của cô có từ cuối năm 2013, khi đi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh. Cô phải mổ và điều trị, truyền hóa chất trong nửa năm, phải nghỉ dạy, sức khỏe sa sút, không ăn uống được. Do có ý chí kiên cường, sự giúp đỡ, chia sẻ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè cùng với được rèn luyện thể lực lâu năm nên cô có sức đề kháng tốt, hồi phục nhanh. Đến tháng 01/2015, cô điều trị xong lại tiếp tục công tác giảng dạy và lập tức vào huấn luyện cho đội quân đi thi đấu điền kinh. Mùa giải đó, các em đã mang về 9 giải khiến cô rất vui mừng vì bản thân đã vượt qua bệnh tật để đồng hành cùng học sinh của mình trên con đường rèn luyện sức khỏe. Các năm tiếp theo đội tuyển do cô huấn luyện luôn luôn đạt nhiều giải thưởng cao: năm 2016 năm đạt 1 giải, năm 2017 đạt 3 giải, năm 2018 đạt 11 giải, năm 2019 đạt 2 giải và năm 2020 đạt 11 giải.
Ngoài hoàn thành tốt công việc của người giáo viên, cô Bình luôn cố gắng đảm đam việc gia đình. Mặc dù, chồng cô là bộ đội thường xuyên công tác xa nhà nhưng cô Bình đã quán xuyến tốt các công việc gia đình, đặc biệt là nuôi dạy hai đứa con, hậu phương vững chắc để chồng yên tâm công tác. Hai con của cô luôn ngoan ngoãn, học giỏi là nguồn động viên rất lớn cho đối với cô.
Cô tự hào khi chia sẻ về các con của mình, cậu con lớn đang học Đại học Bách Khoa, Hà Nội, từng đoạt giải 3 Vật lý và môn cờ vua của tỉnh Bắc Ninh, con trai thứ hai năm nay lên lớp 8 chuyên Hóa của trường Chuyên Vũ Kiệt
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn, bệnh tật để yêu nghề, gắn bó với nghề liên tục các năm từ 2016 đến 2019, năm nào cô cũng được nhận giấy khen trong hoạt động công tác công đoàn và đặc biệt tháng 7 vừa qua, cô Nguyễn Thị Bình đã vinh dự nhận được Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 -2020 do Chủ tịch Hội liên liệp phụ nữ tỉnh trao tặng.
Cô giáo Nguyễn Thị Bình đã vinh dự nhận được Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 -2020 do Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân trao tặng
Cùng những thành tích đã đạt được trong quá trình công tác, hy vọng rằng cô Nguyễn Thị Bình sẽ luôn là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Trường THPT Thuận Thành số 3 nói riêng và Ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung.
TS Trần Nam Dũng: 'Cần có nghiên cứu nghiêm túc về trường chuyên'
TS Trần Nam Dũng nhận định đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu cấp trên đặt ra.
Theo TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm đặc biệt ở trường chuyên là sự tự do trong dạy và học.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu mà cấp trên đặt ra.
Tự do nhưng không "thả cửa"
- Gắn bó với Phổ thông năng khiếu đã nhiều năm nay, ông nhận thấy đâu là điểm đặc biệt, nét riêng của trường?
- Nếu chỉ dùng một từ để mô tả điểm đặc biệt của Phổ thông Năng khiếu, tôi sẽ dùng từ tự do.
TS Trần Nam Dũng khẳng định không cho chuyện "thả cửa" với môn không chuyên tại trường Phổ thông Năng khiếu. Ảnh: NVCC.
Các thầy cô có thể thoải mái triển khai các cách tiếp cận dạy học của mình, vẫn tuân thủ chương trình nhưng không bị bó buộc, khắt khe.
Học sinh cũng khá tự do trong các lựa chọn của mình. Ý kiến cá nhân được tôn trọng. Trường không có những nội quy, quy định dài dòng, chi tiết.
Một câu nói nổi tiếng được truyền miệng qua rất nhiều các thế hệ học sinh là "Ở Năng khiếu không có nội quy - nội quy ở Năng khiếu là lòng tự trọng".
Sự thành đạt của cựu học sinh là niềm tự hào lớn lao, cũng là động lực to lớn của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trường Phổ thông Năng khiếu.
Chúng tôi có cựu học sinh làm việc và sinh sống ở khắp thế giới, trong khắp các lĩnh vực. Nói một số liệu nhỏ, chỉ riêng ngành Toán, chúng tôi có đến hơn 30 giáo sư.
Trường tự hào về cựu học sinh còn cựu học sinh, phụ huynh, giáo viên cán bộ nhân viên cũng tự hào về trường. Có thể nói không có áo đồng phục nào được yêu thích hơn áo đồng phục thể dục của trường Phổ thông Năng khiếu.
- Trong suy nghĩ của nhiều người, học sinh trường chuyên, năng khiếu thường học lệch, chỉ giỏi môn chuyên. Những môn khác, thầy cô "thả cửa" để cuối năm có điểm tổng kết cao. Điều này có đúng với Phổ thông Năng khiếu?
- Trường Phổ thông Năng khiếu không có khái niệm chính-phụ. Môn học nào cũng được đối xử như nhau.
Tất nhiên, việc thầy cô ưu ái, nương tay và ra những yêu cầu vừa sức học sinh là phổ biến, nhưng không có chuyện "thả cửa". Giáo viên không bắt ép học sinh học nhiều, chú trọng thái độ và phương pháp.
Học sinh quen chủ động sẽ hưởng lợi từ môi trường tự do ở trường Phổ thông Năng khiếu. Ảnh minh họa: Tiến Tuấn.
Nếu không có triết lý, nên bỏ trường chuyên
- Theo ông, Phổ thông Năng khiếu có những điểm gì ưu việt hơn những trường khác? Và hạn chế hẳn cũng không ít?
- Ưu điểm lớn nhất chính là tinh thần tự do học thuật. Các thầy cô thỉnh giảng đến từ các trường đại học đã đem đến cho học sinh một phong cách dạy và học rất ... đại học, khi mà sự chủ động của học sinh đóng vai trò quan trọng.
Ngay cả các thầy cô cơ hữu, do không quá bị bó buộc bởi chương trình, cũng thỏa sức sáng tạo.
Học sinh Phổ thông Năng khiếu được tự do chọn lựa con đường của mình. Học sinh chuyên Văn có thể dự thi học sinh giỏi Toán và ngược lại.
Học sinh cũng không bị ép phải học đội tuyển để lấy thành tích cho trường. Nhiều em học sinh đoạt giải cao ở năm 11, sang năm 12 muốn tập trung cho mục tiêu khác nên không thi nữa. Nhà trường không có ý kiến.
Tất nhiên cũng có nhiều vấn đề. Vấn đề kỷ luật từ cả phía giáo viên lẫn học sinh đều chưa thật tốt.
Một số giáo viên bỏ giờ quá nhiều, có giáo viên dạy không đủ chương trình, việc đi trễ cũng thường xuyên xảy ra.
Tương tự đối với học sinh. Với nhiều phụ huynh vốn quen với các trường THCS có quy củ, điều này khá sốc.
- Vậy học sinh ở trường được lợi và chịu thiệt gì từ chính những điểm tốt và hạn chế của trường? Nếu được thay đổi để trường tốt hơn, ông sẽ đưa ra những thay đổi nào?
- Học sinh quen chủ động sẽ được hưởng lợi. Ngay cả khi giáo viên bỏ giờ, học sinh chủ động vẫn sẽ tìm cách sử dụng thời gian hợp lý.
Học sinh quen thụ động, ỷ lại sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong môi trường Phổ thông năng khiếu.
Phát huy ưu điểm, khắc phụ nhược điểm. Nhưng khắc phục cũng vừa vừa thôi.
- Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thật sự cần trường chuyên nữa hay không khi vẫn có nhiều học sinh xuất sắc xuất phát từ các trường thường?
- Tôi nghĩ cần có một sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này, có số liệu, có đo lường, có phân tích.
Hiện nay, các ý kiến đa số vẫn ở mức độ khai thác một góc nhìn và có định hướng theo "kết luận sẵn có" trong đầu tác giả.
Bản thân tôi cho rằng đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu mà cấp trên đặt ra. Nếu thế, đúng là nên bỏ.
Hà Tĩnh: Vinh danh 104 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến ngành giáo dục Sáng ngày 26/6, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến khối ngành thuộc Sở GD&ĐT giai đoạn 2016-2020; vinh danh 13 tập thể và 91 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước. Trao tặng bằng chứng nhận cho 91 cá nhân điển hình tiên tiến. Trong giai đoạn 2016 -...