Cô giáo vùng cao trốn bố mẹ, vượt qua hủ tục để đi tìm con chữ

Theo dõi VGT trên

Khát khao được đi học trong khi cả gia đình phản đối, từ bố mẹ đến ông bà đều bắt phải ở nhà đi lấy chồng, Bàn Thị Chẩy quyết định bỏ trốn.

Cô đi bộ cả ngày đường để đến trường đăng ký học sư phạm.

Cô giáo vùng cao trốn bố mẹ, vượt qua hủ tục để đi tìm con chữ - Hình 1

Cô Bàn Thị Chẩy, nguyên giáo viên Trường Tiểu học Hợp Giang, thành phố Cao Bằng. (Ảnh: PM/Vietnam )

Sinh ra và lớn lên giữa cộng đồng dân tộc Dao ở miền biên viễn Cao Bằng, hành trình trở thành nhà giáo của cô Bàn Thị Chẩy (nguyên giáo viên Trường Tiểu học Hợp Giang, thành phố Cao Bằng) là sự nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua khó khăn, nghèo đói và ý chí mạnh mẽ để chiến thắng hủ tục tảo hôn khi cô từng phải bỏ trốn khỏi nhà để được tiếp tục đến trường.

Gian nan tìm chữ…

Tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 19/11 tại Hà Nội, trong số 400 giáo viên tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,3 triệu nhà giáo trên cả nước, cô giáo Bàn Thị Chẩy nổi bật với bộ trang phục rực rỡ của đồng bào dân tộc Dao. Cả cuộc đời cống hiến cho nghề giáo với 36 năm công tác, ít ai biết hành trình đến nghề của cô là cả chuỗi những năm tháng gian nan.

Hành trình đó trước tiên là nỗ lực đi tìm con chữ cho bản thân, thoát ra khỏi quan niệm lạc hậu của gia đình cũng như cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng cao, nơi người dân chỉ chú trọng ở nhà làm nông nghiệp để được no bụng.

“Đó là lý do ai cũng ngăn cản, không muốn cho tôi đi thoát ly đi học chữ để ở nhà lao động kiếm sống,” cô Bàn Thị Chảy chia sẻ.

Cô Chẩy là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở xã Thành Công, huyện Bình Nguyên, tỉnh Cao Bằng, một xã có địa hình đồi núi phức tạp, cách trung tâm huyện hơn 40 cây số đường rừng, cách trung tâm tỉnh 90 km.

Ở một nơi rất xa xôi nhưng cô Chẩy bảo mình may mắn khi nhà nước có mô hình nội trú cho các con em dân tộc thiểu số vùng cao được đi học. “Mới chỉ là học sinh lớp 1, chúng tôi lúc đó còn quá nhỏ trong khi các bảo mẫu ở trường không thể quan tâm, chăm sóc được hết cho từng trẻ, lại rất đói, ăn không đủ no bụng. Vì thế, rất nhiều bạn không chịu được, gần như bỏ về hết, chỉ còn lại một số ít cố gắng trụ lại với trường,” cô Chẩy nhớ lại.

Cô giáo vùng cao trốn bố mẹ, vượt qua hủ tục để đi tìm con chữ - Hình 2

Cô Chẩy vinh dự Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tặng bằng khen. (Ảnh: NVCC)

Phải sống xa gia đình, xa người thân, ăn đói, mặc rét nhưng cô Chẩy bảo mình chưa khi nào muốn từ bỏ khát khao đến trường. Chứng kiến sự nghèo khổ của gia đình, của những người thân xung quanh mình cũng như của bà con trong bản, cô càng nhận thấy việc đi học là rất cần thiết và sẽ là con đường duy nhất để mình có thể vượt ra khỏi vòng xoay quanh quẩn với đói nghèo.

Video đang HOT

“Đó là giai đoạn khó khăn nhất của hành trình đi tìm cái chữ để phấn đấu trở thành cô giáo của tôi, là những năm tháng tôi phải vượt qua chính mình có thể để tiếp cận với tri thức và những hiện đại ngoài xã hội,” cô Chẩy xúc động nói.

Nhưng bên cạnh đói nghèo, cô Chẩy còn phải vượt qua những hủ tục, những suy nghĩ lạc hậu của cộng đồng nơi mình sinh sống bởi khi học hết lớp 7, Chẩy bị cả gia đình phản đối việc tiếp tục đi học. Từ bố mẹ đến ông bà nội đều bắt cô lấy chồng, lại có rất nhiều đám hỏi.

Không thể thuyết phục được gia đình trong khi khát khao đi học vẫn rất cháy bỏng, Chẩy quyết định bỏ trốn. Chỉ với vài bộ quần áo gói trong tay nải, cô đi bộ sang tỉnh Bắc Kạn để theo học lớp sư phạm theo chương trình 7 2 – chương trình đào tạo giáo viên ánh sáng văn hóa vùng cao.

Trước quyết tâm, nghị lực và ý chí mạnh mẽ của Bàn Thị Chẩy, gia đình cuối cùng cũng đành phải đồng ý cho cô đi học.

“Đó thực sự là bước ngoặt, là ngã rẽ cuộc đời của tôi,” cô Chẩy trầm ngâm nói.

Gieo những mầm xanh

Lớn lên giữa bản làng, phải nỗ lực và quyết tâm cao độ để vượt qua cái đói và tư duy lạc hậu, cô Chẩy bảo đó cũng lý do cô luôn khát khao có thể mang lại con chữ cho những em nhỏ vùng cao và giúp bà con nơi đây thay đổi nhận thức. Với khát khao đó, Chẩy chỉ mong được đi học để làm cô giáo.

Nhưng khi ra trường, chính thức vào nghề cô mới hiểu mình đã bước chân vào một chặng đường gian nan khác khi có muôn vàn khó khăn dù cô được về dạy tại chính xã Thành Công quê hương mình.

Đó là những năm 1982-1983, giai đoạn mới xóa bỏ bao cấp, cả đất nước đều rất khó khăn, với khu vực miền núi lại càng nghèo đói hơn. Phụ huynh chỉ muốn con nghỉ ở nhà để đi làm, việc học của các em gần như bị bỏ quên, phong trào giáo dục đi xuống.

Cô giáo vùng cao trốn bố mẹ, vượt qua hủ tục để đi tìm con chữ - Hình 3

Dù đã nghỉ hưu nhưng với những thành tích, nỗ lực và cống hiến cho ngành trong suốt 36 năm công tác, cô Chẩy vinh dự là một trong 400 giáo viên tiêu biểu toàn quốc về dự lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Cô Chẩy phải đi bộ đường rừng đến từng nhà để vận động học sinh tới lớp. Có khi vận động mãi học sinh mới đi học nhưng chỉ được đúng một buổi thì hôm sau lại tiếp tục nghỉ. Việc dạy học cũng rất vất vả khi học sinh người Dao không biết tiếng phổ thông nên một buổi học, cô phải giảng đi giảng lại nhiều lần bằng cả hai thứ tiếng. Vừa học ngôn ngữ mới, vừa học kiến thức mới, nhiều học sinh xin cô Chẩy nghỉ học để ở nhà đi lấy củi vì lấy củi còn dễ hơn đi học.

Khó khăn chồng chất khó khăn, mệt mỏi, áp lực và chán nản, cô Chẩy bảo đã nhiều lần nghĩ đến chuyển nghề. “Nhưng mỗi khi gặp học sinh, tôi lại quên đi khó khăn vì các em cứ quanh quẩn bên cô, hỏi hết điều nọ đến điều kia. Và khi mình truyền thụ được một bài học cho các em, nhìn ánh mắt rất vui vẻ, hăng hái học tập của các em thì nguyện vọng muốn chuyển nghề lại vơi dần, vơi dần đi,” cô Chẩy xúc động nói.

Với tình yêu nghề, cô Chẩy đã không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức và đổi mới cách dạy học và trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cô cũng nhiều lần được cử là giáo viên thể nghiệm dạy tại các hội thảo về giáo dục vùng cao, các hội thảo lớn cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Chia sẻ về bí quyết để giữ chân học sinh đến lớp, cô cho hay đối với học sinh vùng cao, dạy và dỗ luôn phải đi song hành với nhau. Các em không quen với những kỷ luật chặt chẽ như ở miền xuôi mà ưa nịnh, thích nói ngọt. Giáo viên cũng không thể cố nhồi kiến thức, cứ dạy đến khi nào các em hiểu mới thôi vì như vậy, các em sẽ rất áp lực, nhanh nản và bỏ học.

Cô phải vừa dạy vừa kể chuyện, phải sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực nhất, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách thoải mái nhất, phải chấp nhận đi đường vòng, mất thêm thời gian để đạt được đích mình mong muốn là học sinh nắm được bài học.

Bên cạnh đó, cô cũng thường xuyên phải phân tích cho các em hiểu phải có cái chữ để cải thiện cuộc sống sau này, nêu các tấm gương để các em thấy đi học sẽ có tương lai khác hơn. Điều đó giúp cho các em có thêm động lực, mục tiêu học tập rõ ràng hơn, nỗ lực hơn.

“Điều quan trọng phải tạo cho các em sự hứng thủ để các em muốn đến trường, muốn đến lớp, muốn gặp cô, muốn được chia sẻ, thấy vui, thấy hạnh phúc khi đi học. Đó là bí quyết của nghề,” cô Chẩy chia sẻ.

Với những nỗ lực và cống hiến cho ngành giáo dục, năm 2017, cô được Nhà nước phong tặng danh hiệu giáo viên ưu tú dù chỉ là giáo viên tiểu học đơn thuần đứng lớp.

Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, cô được vinh dự là một đại biểu của tỉnh Cao Bằng, là một trong 400 giáo viên tiêu biểu cả nước được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Tôi thực sự thấy rất vui và hạnh phúc, thấy công sức mình bỏ ra trong cả cuộc đời 36 năm công tác, cống hiến cho nghề giáo là xứng đáng. Có những dịp như thế này thì các cô giáo vùng cao mới được về Thủ đô, được gặp rất nhiều những tấm gương tận tâm tận tụy với nghề, đã hy sinh cống hiến rất nhiều cho nghề, là những bông hoa đẹp cho đời. Tôi lại thấy mình quá nhỏ bé và ước mong được trẻ lại để có thể nỗ lực cống hiến hơn nữa,” cô Chẩy xúc động nói./.

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An

Huồi Cọ là một bản thuộc xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Ở độ cao gần 1.700m so với mặt nước biển, Huồi Cọ quanh năm, suốt tháng nằm trong biển mây và sương mù.

Nơi đỉnh cao lạnh lẽo này, vẫn luôn có những người giáo viên lặng thầm bám bản để trao truyền con chữ, mang tới hơi ấm và niềm hy vọng.

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 1

Nối tiếp các thế hệ giáo viên cắm bản, với mong muốn dạy chữ cho học trò vùng cao, năm học 2022-2023, 2 cô giáo Lô Thị Vương và Kha Thị Hòa đã về dạy tại điểm trường Huồi Cọ (Trường Tiểu học Nhôn Mai). Điểm trường nằm trên đồi cao. Nơi đây, mùa nắng nóng khô người; mùa mưa mây mù và sương lạnh giăng mắc. Vất vả, khó khăn nhiều khôn xiết, đặc biệt là việc đối mặt với sự cô quạnh. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 2

Ở Huồi Cọ, người Mông quen cuộc sống lam lũ. Tờ mờ sáng, nhá nhem đã lên nương, lên rẫy; tối mịt mùng mới trở về nhà. Người dân thường đi ngủ sớm; lối sống khép kín, ít giao lưu. Vậy nên, cuộc sống của cô giáo chỉ quẩn quanh ở điểm trường. Ban ngày còn có học trò thân yêu để bận rộn, để vui. Đêm về, cảm giác cô đơn, nhớ nhà, nhớ con cứ thế bủa vây... Đêm vùng cao lạnh lẽo, 2 cô giáo luôn mong trời mau sáng. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 3

Thực ra, những nỗi niềm riêng dằn vặt đó chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn vàn khó khăn, thử thách mà các cô giáo phải đối mặt khi lên với non cao Huồi Cọ. Từ trung tâm xã Nhôn Mai muốn vào điểm trường Huồi Cọ phải vượt qua nhiều con dốc cheo leo, men theo sườn núi... Bản không hàng quán, mọi nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt đều phải tính toán hàng tuần để mang theo. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 4

Dẫu còn rất nhiều khó khăn, vất vả, nhưng 2 cô giáo Lô Thị Vương và Kha Thị Hòa chưa bao giờ nản lòng. Họ vẫn luôn cố gắng bám trường, bám bản; một lòng yêu thương, trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục vùng cao và với các học trò nhỏ của mình. Ở năm học này, điểm trường Huồi Cọ có 2 lớp (lớp 1 và 2), với trên 20 học sinh. Cô trò luôn có sự gần gũi... Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 5

Phải nói rằng, việc dạy học cho các em học sinh người Mông ở Huồi Cọ rất vất vả. Các em ở trường vừa mới học được ít tiếng Việt, về đến nhà giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng Mông, hôm sau đến trường lại quên những từ đã học. Để truyền đạt cho các em hiểu thì giáo viên phải sử dụng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Mông), cần sự tỉ mỉ và kiên trì; nhất là đối với môn Toán, Văn, luyện từ và câu. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 6

Ở vùng cao này, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên nhiều phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Các cô giáo vẫn luôn lo lắng việc "bị mất" học trò - các em nghỉ học giữa chừng, theo cha mẹ lên rừng phát nương, đốt rẫy, tra hạt. Vậy nên, niềm vui lớn nhất của các cô không ngoài việc mỗi sáng mai được thấy các em đến trường; rồi dần biết đọc, biết viết. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 7

Cô giáo Lô Thị Vương tâm tình: Nhìn các em dần lớn lên; biết chào, biết hỏi, rồi dần đọc thông, viết thạo thì bao nhiêu vất vả, muộn phiền của người giáo viên cũng dần tan biến. Hạnh phúc của người giáo viên vùng cao đôi khi cũng chỉ giản đơn như vậy. Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 8

Những cô giáo cắm bản ở Huồi Cọ vẫn luôn mong muốn các em học sinh của mình có đủ cái ăn, cái mặc, được đến trường mỗi ngày; mong có nhiều hơn sự sẻ chia của xã hội đối với học sinh vùng cao. Về phần mình, các cô chỉ mong bản thân có đủ sức khỏe để tiếp tục đồng hành, hướng dẫn, dạy học cho các em... Ảnh: Đức Anh

Chuyện về những cô giáo trẻ cắm bản ở xã biên giới Nghệ An - Hình 9

Trong Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, món quà lớn nhất của những cô giáo ở đây mong mỏi nhận được không phải là những bó hoa hay vật chất, mà đó là sự chăm ngoan, ham học, mạnh dạn trong giao tiếp của các em học sinh của mình... Sự phát triển của vùng cao gắn liền với yếu tố phát triển con người. Các cô giáo vẫn luôn cố gắng vì sự phát triển đó. Ảnh: Đức Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Bạn thân giúp Hồng Phượng làm chứng di chúc miệng bị bắt gặp đi phụ hồ, thực hư?
14:15:38 28/09/2024
Một chị đẹp vừa xác nhận tham gia show "Đạp Gió" đã từ chối thành đoàn
14:14:44 28/09/2024
Mỹ nhân cứ đóng phim với ai là giẫm đạp người đó, đằng sau vẻ ngoài thanh thuần là "trà xanh" tâm cơ
12:41:07 28/09/2024
Hoa hậu Vbiz đeo vàng trĩu cổ, hôn tình tứ chồng đại gia hơn 16 tuổ.i trong lễ ăn hỏi
16:23:32 28/09/2024
Trần Kiều Ân khóc nức nở, phát biểu trước chồng kém 9 tuổ.i ở đám cưới 73 tỷ
15:37:39 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Em trai của bà Trương Mỹ Lan "năn nỉ" toà xin lại 10 tỷ để trị bệnh

Netizen

18:38:35 28/09/2024
Chiều 27.9, phiên tòa xét xử vụ án của bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan tiếp tục phần xét hỏi những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

Thế giới

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!

Nhạc việt

18:27:06 28/09/2024
Cụ thể, nhiều fan đã nhận ra poster concert Anh Trai Say Hi, được treo ở ngay địa điểm tổ chức show thiếu hẳn 1 nghệ sĩ - Công Dương.

Người đàn ông giả làm khách, vào cửa hàng ở TPHCM trộm laptop

Pháp luật

18:18:18 28/09/2024
Ngày 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 12, TPHCM, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Tạo (SN 1985, ngụ tỉnh Quảng Trị) về tội Trộm cắp tài sản.

Baifern "ăn gạch" tan nát với vai diễn mới, xứng đáng cất tủ, vết nhơ sự nghiệp

Sao châu á

18:01:05 28/09/2024
Quá kinh khủng , không hiểu sao một người như Baifern Pimchanok lại nhận lời tham gia một bộ phim dung tục đến thế này? , không quá khó để bắt gặp những bình luận mỉ.a ma.i của khán giả hướng về Baifern dưới mỗi bài đăng về bộ phim hiện t...

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.

Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt

Sao việt

17:44:42 28/09/2024
Cặp đôi dính nghi vấn hẹn hò Hồ Việt Trung - Saka Trương Tuyền tiếp tục khiến người hâm mộ bấn loạn trước loạt chi tiết tình trong như đã mặt ngoài còn e . Mới đây, Hồ Việt Trung còn kể chi tiết đàng gái cấm anh như vợ đích thực.

Cơm nhà 3 món ngon dễ nấu: Chỉ cần 30 phút vào bếp cực kỳ tiết kiệm thời gian!

Ẩm thực

17:30:28 28/09/2024
Cơm nhà - một bữa ăn đầy ấm áp và thân mật, nay còn được nâng lên tầm cao mới với 3 món ngon dễ nấu chỉ trong 30 phút.

Đã tìm ra outfit xấu nhất phim Hàn hiện nay

Phong cách sao

17:09:28 28/09/2024
Jung So Min xuất hiện với bộ váy sơ mi phối màu với phần điểm nhấn đai nơ để tạo vẻ điệu đà, nữ tính. Tuy nhiên, việc phối 2 tông màu be - hồng tím baby đã khiến tổng thể bộ váy trông vô cùng sến súa, lòe loẹt.