Cô giáo Việt nhận giải Công chúa Thái Lan: Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới
‘Tôi nhận ra rằng giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới. Tôi dạy tiếng Anh và với tôi, dạy tiếng Anh tức là dạy về một thế giới mới, một nền văn hóa mới’, cô Hà Ánh Phượng – 1 trong 11 giáo viên Đông Nam Á nhận giải Công chúa Thái Lan Maha Chakri chia sẻ.
Chiều 29/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thái Lan ở Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ trao Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ tư theo hình thức trực tuyến.
Cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã vinh dự được nhận Giải thưởng này. Cô từng được tổ chức Varkey Foundation công bố nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 và là một trong 50 giáo viên góp mặt trong danh sách giáo viên có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục.
Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri năm nay được tổ chức nhằm tôn vinh các giáo viên xuất sắc ở Đông Nam Á, những người đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của giáo dục và con người, cũng như xứng đáng với sự công nhận quốc tế.
Tiêu chí trao giải thưởng là các giáo viên từ 11 quốc gia (ASEAN và Timor Leste) vẫn hoạt động trong ngành giáo dục và tạo ra sự thay đổi mang tính phát triển cho các học sinh, đồng thời truyền cảm hứng cho các giáo viên khác. Đó cũng là những giáo viên có các thành tích nổi bật trong việc tạo ra những lợi ích cho giáo dục và sự phát triển con người.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, buổi lễ trao giải năm nay diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, bà Trinuch Thienthong – Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan chia sẻ: “Những giáo viên thực sự là những người hùng bởi công việc mà họ đang làm cũng như sự cống hiến của họ. Trong những năm qua, họ đã dạy dỗ học sinh để các em không chỉ được giáo dục tốt mà còn trở thành người có ích cho xã hội. Tôi đã chứng kiến những nỗ lực của họ trong suốt những năm qua. Với tôi, họ thực sự là những người hùng”.
Bà Trinuch Thienthong – Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan.
Công chúa Thái Lan Maha Chakri thì nhận định: “Một điều thú vị trong lễ trao giải năm nay là có những người nhận giải rất trẻ. Họ chỉ 28, 29 hoặc 30 tuổi. Điều đó cho thấy các nước Đông Nam Á đang chứng kiến một thế hệ giáo viên mới – những người có tư duy toàn cầu và việc họ truyền tải điều này cho các học sinh của mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng”.
“Một điểm thú vị nữa là có những người nhận giải là người dân tộc thiểu số, chẳng hạn như các đại diện đến từ Việt Nam và Campuchia. Nhiều phương pháp giáo dục của các thầy cô rất thú vị và mang tính sáng tạo cao”.
Video đang HOT
Công chúa Maha Chakri Sirindhorn.
Là một trong 11 giáo viên ở Đông Nam Á nhận được giải thưởng trên, cô Hà Ánh Phượng bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất bất ngờ và xúc động khi là 1 trong 11 giáo viên được lựa chọn từ 11 quốc gia bởi giải thưởng này rất có ý nghĩa với tôi. Đây là động lực cho tôi và các học sinh của mình trên hành trình chinh phục tri thức. Tuy nhiên, giải thưởng này không chỉ dành cho riêng tôi. Tôi chỉ là đại diện cho các giáo viên Việt Nam, những thầy cô đang ngày đêm không ngừng cố gắng và tạo những giá trị tích cực cho học sinh”.
Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới
Với quan điểm “Anh ngữ là sinh ngữ”, cô Hà Ánh Phượng không chỉ truyền cảm hứng để các em học sinh yêu thích việc học tiếng Anh mà còn sử dụng các ứng dụng công nghệ để giúp các em có môi trường giao tiếp và học tập hiệu quả.
“Tôi nhận ra rằng giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới. Tôi dạy tiếng Anh và với tôi, dạy tiếng Anh tức là dạy về một thế giới mới, một nền văn hóa mới. Đó là lý do tại sao trong lớp học của mình, tôi thường áp dụng nhiều phương pháp dạy khác nhau để giúp học sinh phát triển các khả năng. Cùng với các học sinh, chúng tôi đã tiến hành những dự án khác nhau và đạt được nhiều kết quả. Tôi rất yêu công việc này”.
Cô Hà Ánh Phượng – 1 trong 11 giáo viên Đông Nam Á nhận giải Công chúa Thái Lan Maha Chakri
Hiện tại, ngoài công việc giảng dạy trên lớp, cô Hà Ánh Phượng đã thực hiện nhiều dự án gắn với 17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc, trong đó có dự án “Phòng chống bạo lực trên không gian mạng” nhằm nâng cao nhận thức cho các em về việc học tập an toàn và tránh những rủi ro trên không gian mạng.
Với sự đồng hành của Đại sứ quán Thái Lan nhằm tăng cường sự hợp tác giữa thanh thiếu niên Việt Nam và Thái Lan, một hội thảo quốc tế trong dự án của cô Phượng đã thu hút tới 22.000 giáo viên, học sinh và sinh viên trên thế giới đến từ 21 quốc gia tham gia.
“Điều đó chúng tỏ mọi người rất quan tâm đến vấn đề này. Trong thời gian tới, tôi sẽ tận dụng cơ hội này để đem đến nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng”, cô Phượng chia sẻ.
Là một người dân tộc thiểu số, cô Phượng rất thấu hiểu những khó khăn mà các học sinh của mình đang gặp phải. Vì thế, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Đại học Hà Nội, cô đã quyết tâm trở về quê hương.
“Nếu ngày xưa tôi thiếu những gì thì tôi mong có thể lấp đầy những điều đó cho các học sinh của mình”.
Đối với cô Phượng, trước những vấn đề mà cô đang gặp phải hay trăn trở, cô thường biến chúng thành các dự án.
“Khi các học sinh của tôi thiếu môi trường học tập để kết nối với học sinh nước ngoài, tôi đã cố gắng tìm mọi cách giải quyết việc này bằng cách tạo nên một ‘lớp học xuyên biên giới’ nhằm giúp các em phát triển khả năng tư duy và các kỹ năng của thế kỷ 21. Hay khi tôi thấy vấn đề nhận thức về môi trường có ý nghĩa rất quan trọng với các em học sinh thì tôi đã quyết định thực hiện dự án ‘Nói không với ống hút nhựa’, thu hút 50 quốc gia tham gia”.
Làm sao để các em hiểu rằng hòa nhập chứ không hòa tan
Vì internet quá phát triển nên cô Phượng lo lắng trong quá trình giao thoa văn hóa, đôi lúc các em sẽ quên những giá trị truyền thống. Vì thế, thông qua lớp học xuyên biên giới, cô Phượng giúp các học sinh của mình kết nối học hỏi với nước bạn nhưng cũng không quên quảng bá văn hóa dân tộc mình.
“Khái niệm công dân toàn cầu hình thành từ rất lâu và tôi hiểu được tầm quan trọng của việc trở thành công dân toàn cầu. Khi học sinh có được những năng lực cần có của công dân toàn cầu, các em sẽ có chất lượng sống tốt hơn và giải quyết được những vấn đề mang tính toàn cầu hơn”, cô Phượng bày tỏ.
Theo cô, những phẩm chất đó là sự tự tin, sáng tạo, khả năng tự học, tư duy phê phán kỹ năng giải quyết vấn đề và cả kỹ năng giao tiếp.
“Đó đều là những kỹ năng cần có trong thế kỷ 21. Thông qua việc kết nối với các học sinh nước ngoài, các học sinh của tôi có cơ hội để thực hiện những dự án của mình, từ bảo vệ môi trường, phòng chống bạo lực mạng cho tới phát triển các giá trị văn hóa dân tộc. Thông qua các bài thuyết trình, những buổi chia sẻ, các em sẽ yêu văn hóa của mình hơn và dù trở thành công dân toàn cầu nhưng cũng không quên những giá trị vốn có”./.
Cô giáo trẻ với mô hình "Lớp học xuyên biên giới"
Ở một huyện vùng cao của tỉnh Phú Thọ có những lớp học đặc biệt, ở đó, có những học sinh dân tộc thiểu sổ có thể học và sử dụng tiếng Anh lưu loát, tự tin.
Ảnh minh họa
Đó là nỗ lực của cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên trường THPT Hương Cần, người đã đem đến cho các học sinh vùng cao niềm đam mê tiếng Anh với "Lớp học xuyên biên giới". Từ những sáng tạo trong giảng dạy, Cô giáo Hà Ánh Phượng là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương trong tháng thanh niên năm nay.
Những học sinh dân tộc thiểu số có thể nói tiếng Anh lưu loát như vậy là nhờ nỗ lực của cô giáo người dân tộc Mường Hà Ánh Phượng, trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ. Với mô hình "lớp học xuyên biên giới", cô Phượng đã giúp học sinh có thể vừa học các môn Toán, Lý, Hóa, lịch sử vừa giao lưu trực tuyến với bạn bè ở 40 quốc gia từ khắp các châu lục trên thế giới để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Em Đinh Thị Nga học sinh trường THPT Hương Cần chia sẻ: "Em cảm thấy rất hứng thú với lớp học tiếng anh vì em có thể giao tiếp với người nước ngoài, quảng bá nền văn hóa của Việt Nam và học hỏi thêm những nền văn hóa của các nước bạn".
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu của Trường Đại học Hà Nội, cô giáo Hà Ánh Phượng đã từ chối nhiều cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn để tiếp tục theo học thạc sỹ ngành Sư phạm tiếng Anh và trở về quê hương thực hiện ước mơ đứng trên bục giảng từ năm 2016. Cô giáo Hà Ánh Phượng đã tìm tòi tham gia diễn đàn giáo viên sáng tạo của Microsoft và áp dụng "Lớp học xuyên biên giới" kết nối với lớp học ở các nước không quá chênh lệch múi giờ, để học sinh có thể trải nghiệm.
Cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ: "Tôi nhận ra rằng mình đang truyền cảm hứng lớn, nguồn năng lượng tích cực cho các em học sinh, đặc biệt là những em học sinh người dân tộc thiểu số hiểu rằng ở bất cứ nơi nào nếu các em có sự cố gắng thì ở đó sẽ có sự nở hoa".
Phương pháp học tiếng Anh của cô Hà Ánh Phương rất đơn giản. Chỉ cần một chiếc máy tính xách tay, một tài khoản skype và tham gia diễn đàn giáo viên toàn cầu cùng với một đường truyền internet ổn định là có thể kết nối với hàng nghìn giáo viên, học sinh trên toàn thế giới. Sau một năm học theo mô hình này, học sinh của cô Phượng không còn rụt rè mà đã tự tin giao tiếp với những người bạn nước ngoài.
Những tiết học tiếng Anh hiệu quả, học sinh được trải nghiệm và du lịch qua màn ảnh nhỏ. Một học sinh ở Mỹ, một học sinh ở Ấn Độ, một học sinh ở Việt Nam...Khác màu da, khoảng cách địa lý xa xôi nhưng có thể nhìn thấy nhau mỗi ngày, giao tiếp và kể cho nhau nghe những câu chuyện văn hóa, học tập và cuộc sống hàng ngày.
Thầy Nguyễn Đức Phong, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hương Cần đánh giá: Những ý tưởng đổi mới, sáng tạo trong lớp học xuyên biên giới của cô được lan tỏa tích cực tới các môn học khác trong trường: "Phương pháp giảng dạy của cô Phượng đã có sự lan tỏa trong trường, nhà trường tổ chức dạy các môn cơ bản và các em học sinh rất hào hứng phấn khởi với phương pháp này".
Không chỉ tận tâm với giờ dạy trên lớp, vào thời gian rảnh rỗi cô giáo Hà Ánh Phượng còn về tận bản để phụ đạo thêm kỹ năng tiếng Anh cho các em dân tộc thiểu số có năng khiếu. Bà Vũ Thị Nga, ở xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn cho biết: "Tôi thấy cô Phượng nhiệt tình, chịu khó thăm hỏi giúp đỡ các cháu học sinh, bà con trong xóm làng vận động để cho các cháu đi học tiếng anh sớm".
Cùng với đó, cô Phượng còn hợp tác với các giáo viên tiếng Anh ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ để kết nối dạy học miễn phí cho học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh nghèo ở các nước khác trên thế giới. Với những nỗ lực sáng tạo trong giảng dạy của mình, năm 2020 cô Hà Ánh Phượng là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á và là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do tổ chức Varkey Foundation trụ sở tại Luân Đôn (Anh) bầu chọn.
Trong tháng thanh niên năm nay, cô Hà Ánh Phượng cũng được tuyên dương là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020. Dù đạt được những thành tích ấy, cô giáo Phượng vẫn chưa bao giờ có ý nghĩ dừng phấn đấu, bởi với cô, người dạy học phải là người không bao giờ ngừng học./.
Từ lớp học tiếng Anh "xuyên biên giới" đến ước mơ của cô học trò miền núi Đến bây giờ, có lẽ Chu Huyền Vy (HS lớp 10, THPT Lộc Bình, Lạng Sơn) cũng không nghĩ mình thay đổi tích cực đến thế sau khi được học lớp tiếng Anh với một cô giáo "chưa quen biết"... Em Chu Huyền Vy, học sinh lớp 10B, trường THPT Lộc Bình Lạng Sơn Vy được biết đến lớp học tiếng Anh "xuyên...