Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu

Theo dõi VGT trên

Không đầu hàng trước nghịch cảnh, Ngọc Anh đã “vẽ” cuộc đời mình bằng ước mơ giảng dạy cho học sinh điếc với nghị lực và ý chí phi thường.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 1

Lớp học nhỏ kê 2 dãy bàn ghế, không một tiếng cười nói, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (29 tuổi) và 8 học sinh trong tiết học đặc biệt, tất cả giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt. Thỉnh thoảng, một vài học sinh cố giơ cánh tay mình cao hơn tay bạn khác, ánh mắt sáng ngời, ra hiệu muốn được phát biểu.

Đó là lớp 1A tại trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập (trường cao đẳng Sư phạm Trung ương). Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng tay

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 2

Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Tia hy vọng ánh lên rồi vụt tắt

Gần 30 năm trước, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Anh chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình. Bà Phạm Thị Lan Anh (56 tuổi), mẹ của Ngọc Anh, đã đặt hết tình yêu thương, hy vọng vào đứa con gái lớn của mình, nhưng “cơn bão” đã chờ sẵn trước hiên nhà khi cô bé tròn 1 tuổi.

“Khi Ngọc Anh lên 1 tuổi, gia đình tôi phát hiện cháu học nói rất chậm, không phát triển thêm từ. Quá lo lắng, chúng tôi đưa con đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhận kết quả con bị điếc bẩm sinh. Đó là cú sốc rất lớn đối với gia đình tôi” – bà Lan Anh bùi ngùi nhớ lại.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 3

Cô Ngọc Anh dùng ký hiệu để diễn giải ý nghĩa của từ mới.

Vực lại tinh thần, cả gia đình đã chuyển từ Thái Bình lên Hà Nội sinh sống, hết lòng chạy chữa cho con. Nhưng mọi công sức đều không mang lại kết quả, Ngọc Anh phải suốt đời sống chung với rào cản ngôn ngữ.

Quyết tâm không để con phải chịu thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa, gia đình cho Ngọc Anh đến trường. Học lớp mầm non cùng những đứa trẻ bình thường khác, cô bé luôn bị bỏ lại phía sau vì không thể giao tiếp cùng bạn bè. Không chịu bỏ cuộc, gia đình lại đưa cô con gái lớn đến trường PTCS Xã Đàn, theo học lớp dành cho người khiếm thính. Đây là môi trường tốt nhất cho Ngọc Anh lúc bấy giờ.

Vào trường PTCS Xã Đàn, Ngọc Anh được giáo viên dạy bằng khẩu hình miệng, nhìn vào miệng của cô giáo để tập nói theo. Về nhà, lại được bố mẹ luyện tập thêm, nếu không hiểu thì viết ra giấy. Với một người có thể nghe nói bình thường thì chỉ cẩn học mỗi năm một lớp, còn với những đứa trẻ như Ngọc Anh, lại cần đến hai năm mới hoàn thành chương trình của một lớp. Với tư chất thông minh, lên lớp 4, Ngọc Anh đã có thể giao tiếp cơ bản bằng cử chỉ, điệu bộ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 4

Một lớp học chỉ có 8 học sinh.

“Khi lên 9 tuổi, tôi biết rằng mình không thể nghe mọi thứ xung quanh. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đọc khẩu hình miệng, mà đây không phải cách tốt nhất để dạy học, nên thực sự khá khó khăn cho tôi. Lúc đầu, tôi không thể hòa nhập với các bạn, vì hoàn toàn chưa biết những ký hiệu cơ bản. Qua một thời gian làm quen, tôi dần bắt nhịp và nhanh chóng phá bỏ khoảng cách với các bạn cùng hoàn cảnh” – Ngọc Anh lờ mờ nhớ lại.

Tia hy vọng đầu tiên ánh lên khi Ngọc Anh biết ở Biên Hòa (Đồng Nai) có trung tâm Nghiên cứu văn hóa điếc, dạy người điếc học bằng ngôn ngữ ký hiệu. Với khao khát tìm được môi trường mình có thể hòa nhập, được giao tiếp, được thấu hiểu, Ngọc Anh liền xin bố mẹ để lên đường, đi tìm “tiếng nói” của bản thân. Bố mẹ Ngọc Anh thương con còn nhỏ, lại phải xa nhà, nên không muốn mạo hiểm cho cô đi. “Khi đó, mặc dù hơi buồn, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác” – nhắc đến đây, cô vẫn không giấu nổi xúc động.

Năm 2010, trường cao đẳng Sư phạm Trung ương lần đầu tiên mở lớp dạy cho người điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ngọc Anh may mắn được tuyển vào học lớp 6 tại trường. Đây là ngã rẽ quan trọng để Ngọc Anh vẽ nên con đường tri thức cho mình. “Khi đó tôi vô cùng hạnh phúc, vì có cơ hội học tập, hòa nhập với những bạn cùng cảnh ngộ như mình giúp tôi không còn cảm thấy cô đơn” – đôi mắt cô gái trẻ bỗng ánh lên rạng rỡ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 5

Cô Ngọc Anh hướng dẫn từng học sinh một cách chi tiết.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 6

Nhiều em thi nhau giơ tay phát biểu ý kiến.

Tại đây, Ngọc Anh được dạy bằng phương pháp trực quan, ngôn ngữ ký hiệu phù hợp với người điếc. Ngoài việc tiếp thu, học sinh còn chia sẻ một số từ vựng mới để thầy cô có thêm vốn ký hiệu. Bản thân cô cũng chủ động học hỏi những người đi trước có kinh nghiệm và tự tìm ra phương pháp tự học.

Nhìn thấy tuổi thơ mình, càng thương học trò nhiều hơn

Nhờ tham gia hoạt động giáo dục cho trẻ điếc của dự án IDEO (dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường), Ngọc Anh được chứng kiến nhiều hoàn cảnh giống mình, nhiều gia đình khó khăn về kinh tế khiến việc học tập với trẻ điếc trở nên xa vời hơn. Từ đó, Ngọc Anh nung nấu quyết định thi vào trường cao đẳng Sư phạm Trung ương với hi vọng trở thành giáo viên để “vẽ” nên ước mơ học tập cho trẻ điếc.

Từ THCS đến bậc cao đẳng Sư phạm, Ngọc Anh đã nhiều năm liền đứng “top đầu” của lớp với thành tích học tập xuất sắc.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 7

Cô Ngọc Anh hướng dẫn học sinh tập viết.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 8

Nắn nót chỉ dạy cho từng học trò.

Nói về việc học của con gái, bà Lan Anh tự hào chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở con học hành. Trước đây, nhà cách trường những 25 km, phải đi qua 3 trạm xe buýt nhưng ngày nào, Ngọc Anh cũng chủ động thức dậy đi học. Đến nay, mặc dù đã có gia đình riêng nhưng Ngọc Anh vẫn ham học, thậm chí, trước ngày sinh con, con bé vẫn tự bắt taxi đến trường thi rồi về hôm sau đi sinh”.

Sau nhiều năm giảng dạy cho trẻ điếc, cô giáo Ngọc Anh nghiệm ra rằng: Việc mở rộng vốn ngôn ngữ ký hiệu luôn luôn cần thiết, phương pháp giảng dạy trực quan, kết hợp ngôn ngữ ký hiệu là phương pháp phù hợp với trẻ điếc. Khi dạy tiếng Việt, giáo viên phải giới thiệu mặt chữ tiếng Việt, chiếu hình ảnh minh họa, cho trẻ học ký hiệu, sau đó, đánh vần chữ cái tiếng Việt bằng ngón tay. Như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp cận và dễ nhớ hơn.

“Mỗi lần giảng bài, nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ mình ở các em, tôi càng yêu thương những học sinh của mình hơn” – cô giáo trẻ hướng ánh mắt về những đứa trẻ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 9

Cô giáo Ngọc Anh luôn kiên trì và nhẫn nại, vì nhìn thấy hình ảnh của chính mình thuở nhỏ.

Hiện tại, Ngọc Anh là một trong những giáo viên giảng dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu đang được tập huấn sử dụng bộ hơn 4.000 ngôn ngữ ký hiệu, 150 video bài giảng Toán và tiếng Việt từ giáo viên người điếc được số hóa, trong đó, có các bài tập tương tác với học sinh.

Được học và dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Anh đã tự tin hơn để bước ra thế giới bên ngoài. Cô tham gia những sự kiện liên quan đến quyền của người điếc trong việc tạo dựng môi trường bình đẳng cho người điếc trong xã hội. Tham gia đóng góp và đưa khuyến nghị về giáo dục cho người điếc. Đó là mối quan tâm hàng đầu của cô giáo Ngọc Anh để đảm bảo môi trường giáo dục chất lượng, phù hợp cho trẻ điếc.

Không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh

“Nếu có một điều ước, liệu bạn ước mình có thể nghe?” – Chúng tôi hỏi.

“Không! Tôi là người điếc và vẫn luôn có ích đối với xã hội. Ngôn ngữ ký hiệu là cánh cửa đưa tôi vào thế giới của mình, là hơi thở của tôi. Ngày xưa, tôi rất ao ước được cảm nhận những thanh âm trong cuộc sống ra sao, nhưng sau đó, tôi hiểu rằng, không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh. Quan trọng hơn, hãy tận dụng cảm giác trong tim mình và hành động tích cực sẽ khiến cuộc sống trở nên sống động hơn nhiều” – Ngọc Anh thẳng thắn đáp.

Mang thanh âm cuộc sống đến với trẻ câm điếc

"Đôi khi mất bình tĩnh, nhiều con đánh, ném đồ ăn vào cô... Nhưng các cô vẫn kiên nhẫn, bởi tình thương với các con chưa bao giờ tắt", đó là chia sẻ của cô giáo Trần Thị Nhâm, giáo viên Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội...

Duyên với nghề, tâm huyết với trẻ câm điếc

Khác với các trường học khác, Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội không có tiếng trống, bởi tất cả học sinh ở đây đều không có khả năng nghe thấy âm thanh. Học sinh của trường có nhiều lứa tuổi, 3-4 tuổi, thậm chí có em ngoài 30 tuổi.

Học sinh từ nhiều vùng miền trên cả nước và có điểm chung đến đây để được hòa nhập, để có được ngôn ngữ riêng cho cộng đồng mình. Dần dần, trường trở thành một gia đình tràn ngập tình thương mà cô giáo như người mẹ, bạn bè như anh em, trong đó các em học sinh thường gọi cô Trần Thị Nhâm là mẹ cả.

Cô Trần Thị Nhâm vốn là giáo viên của một trường tiểu học ở Thái Bình. Năm 1996, cô được một người bạn dẫn đi thăm các em học sinh câm điếc tại Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Một tình cảm đặc biệt xuất hiện trong cô.

Đêm về, cô trằn trọc mãi, sau đó quyết định xin nghỉ dạy ở Thái Bình và chuyển về Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội làm giáo viên. Đến nay, cô Nhâm đã gắn bó với mái trường này được 24 năm. Lúc đó, ai cũng bảo cô "hâm" vì bỗng dưng từ viên chức sắp được nghỉ hưu lại xin nghỉ, rồi về dạy tại một trường tư nhân dạy những đứa trẻ không bình thường, lương ở đây chưa bằng 1/3 mức lương cũ.

Ấy vậy, nhưng cô vẫn mỉm cười vì biết rằng điều này rất khó giải thích. Khi mới về trường, cô Nhâm gặp rất nhiều khó khăn khi không hiểu ngôn ngữ của các con, thậm chí bị các con dán chữ "ngu" lên lưng ("ngu" với trẻ điếc tức là không biết gì).

Không bỏ cuộc, cô Nhâm tự học ngôn ngữ ký hiệu từ chính các con, dần dần giữa cô và trò đã có sợi dây kết nối. Có khá nhiều học sinh rụt rè, lo sợ khi đến trường, thậm chí có bạn gần 20 tuổi nhưng chưa từng tiếp xúc với người lạ, vì vậy mà vẫn được xếp vào lớp 1.

Cũng có không ít bạn trong trạng thái ức chế, bực dọc thường làm những hành động phản đối, như: Đấm tay vào cửa kính, bôi bẩn lên người cô giáo... "Những lúc như thế phải hết sức nhẫn nại, đồng cảm với các con, chỉ có tình thương yêu mới có thể xoa dịu mọi bực dọc bẩm sinh mà các con chịu đựng", cô Trần Thị Nhâm tâm sự.

Mang thanh âm cuộc sống đến với trẻ câm điếc - Hình 1

Cô giáo Trần Thị Nhâm tặng hoa, chia vui với em Nam Long khi em có tác phẩm tranh xuất sắc, được đưa ra đấu giá.

Chính vì luôn làm việc với tâm thế của một người mẹ mà cô Nhâm đã góp phần giúp nhiều trẻ điếc từ chỗ rụt rè, tự ti, không nói được trở nên hoạt bát, vui tươi và có thể nói được một số câu ngắn, đặc biệt nhiều em còn phát huy được năng khiếu, như bạn Thái Anh nhập học năm 2000, nay đã trở thành chuyên gia ngôn ngữ ký hiệu.

Gần đây nhất là bạn Nam Long phát huy tốt sở trường hội họa, có thể trở thành một họa sĩ trong tương lai; bạn Dương Phương Linh học giỏi tin học, phấn đấu trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin... Nhiều gia đình gửi con em vào trường chỉ với hy vọng cho con có chỗ để vui chơi, được chia sẻ nhưng không ngờ, các con có thể hòa nhập tốt và phát huy được năng khiếu.

Có những trường hợp gia đình kinh tế khó khăn, cô Trần Thị Nhâm đã đưa các con về nhà nuôi nấng, dạy dỗ mà không thu tiền, nhất là vào dịp nhà trường nghỉ hè. Mỗi năm, cô Nhâm giúp đỡ, nuôi dưỡng miễn phí tại nhà khoảng 10 em.

Có người bảo cô "vác tù và hàng tổng" nhưng rất nhiều người động viên bởi hành động chan chứa tình người của cô. "Niềm hạnh phúc lớn nhất là thấy các con giao tiếp được với nhau, với người khác, mình hiểu được các con nghĩ gì, sở trường của các con là gì để có thể giúp đỡ", cô Nhâm tâm sự.

Tuổi hưu nhưng không nghỉ

Năm nay, cô Trần Thị Nhâm đã bước sang tuổi 69 nhưng cô và các cô giáo ở đây không có khái niệm nghỉ hưu, ai cũng mong muốn tiếp tục được làm việc để chứng kiến các con trưởng thành. Mỗi năm học đến, các cô lại đón nhận những hoàn cảnh éo le khác nhau và cùng chung tay dạy dỗ các con từng bước hòa nhập, trưởng thành. Bên cạnh các học sinh được gia đình tin tưởng gửi gắm, không ít trường hợp cô Nhâm phải chủ động đi vận động gia đình có trẻ câm điếc đến lớp.

Bởi không ít gia đình mặc cảm vì con cái sinh ra không bằng bạn bằng bè. Cô Nhâm nhớ nhất trường hợp em Nguyễn Công Nam. Một lần, cô đến thăm nhà Nam đúng dịp có tổ chức từ thiện tặng em chiếc đầu DVD. Trò chuyện (bằng ký hiệu) với cô, Nam tủi thân ôm cô Nhâm khóc.

Nam cho biết: "Em có nghe được đâu mà tặng đầu DVD. Em không muốn bị kỳ thị. Em muốn được đến lớp". Biết được mong muốn của Nam, cô Nhâm hết sức cảm động và quyết tâm vận động gia đình cho em đến trường. Trải qua quá trình học tập dưới sự yêu thương của các cô, Nam đã "nghe" được nhiều hơn, tốt hơn, "nói" được kha khá chữ...

Đến nay, Nguyễn Công Nam đã trở thành chuyên gia kỹ thuật hình ảnh cho một công ty. Trường hợp của em Chín Lệ (quê Thanh Hóa), được gửi về trường năm 2005 nhưng không hề có sự liên hệ của gia đình. Được sự đùm bọc của cô Trần Thị Nhâm và các cô trong trường, Lệ vẫn được ăn học đầy đủ. Hiện nay, Lệ đã ra trường, có gia đình riêng và việc làm ổn định. Chín Lệ vẫn thường xuyên dành thời gian về thăm mẹ Nhâm cũng như mái trường đầy ắp tình người.

Không ít lần trong lễ bế giảng, cô Trần Thị Nhâm tiễn học sinh trong nước mắt. Chẳng nỡ chia xa nhưng phải để các con đi để hòa nhập với cộng đồng. Cô Nhâm luôn dặn dò học sinh: "Nếu muốn, các con hãy về đây với cô bất kỳ lúc nào. Nhà trường luôn chào đón các con trở về với tình cảm yêu thương nhất". Khi được hỏi trong suốt 24 năm qua, có lúc nào cô muốn thôi công việc tại trường?

Cô Nhâm nghẹn lòng nói: "Chưa bao giờ. Nhiều đêm tôi thức trắng nghĩ về các con đã thiệt thòi hơn mọi người, nếu mình thấy khó mà bỏ thì thật có lỗi với lương tâm. Động lực lớn nhất để tôi theo nghề là thấy các con "nói" được, "nghe" được và tự tin làm điều mình thích". Cô Nhâm chia sẻ thêm, các cô giáo ở đây đều làm việc chủ yếu vì lòng yêu thương trẻ câm điếc chứ không phải vì tiền lương. Có những cô giáo điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn vẫn luôn tận tâm chăm sóc các em như con của mình.

Bà Đặng Minh Nguyệt, nguyên Hiệu trưởng Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội-người có nhiều năm làm việc với cô Trần Thị Nhâm, cho biết: "Để theo được công việc này chắc chắn không phải vì tiền lương mà phải có lòng kiên trì cùng sự đồng cảm, chia sẻ, thương yêu đối với trẻ câm điếc, mà cô Nhâm là một ví dụ điển hình. Với những cống hiến thầm lặng, cô Trần Thị Nhâm nhiều lần được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam biểu dương, khen thưởng...".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốcSự thật ngỡ ngàng người đàn ông chui qua cửa kính taxi kêu cứu trên cao tốc
22:05:54 05/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếngTro cốt Từ Hy Viên về đến Đài Loan, gia đình không tổ chức lễ viếng
22:37:07 05/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặtCa sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ: Là bà chủ tiệm bánh đông khách, nghiện mua sắm, tiêu tiền chóng mặt
22:46:41 05/02/2025
Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?Không tổ chức tang lễ cho Từ Hy Viên, lý do là gì?
23:35:40 05/02/2025
Nam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồngNam diễn viên hài nổi tiếng: 10 giờ làm lễ cưới, 8 giờ vẫn bỏ vợ một mình vì 300 ngàn đồng
23:10:27 05/02/2025
Con gái đạo diễn Lê Quốc Nam chính thức lên tiếng: "Chúng tôi có lớn tiếng, anh Minh Dự đã đẩy ngã ghế..."Con gái đạo diễn Lê Quốc Nam chính thức lên tiếng: "Chúng tôi có lớn tiếng, anh Minh Dự đã đẩy ngã ghế..."
22:43:38 05/02/2025
Hé lộ bức thư tình Từ Hy Viên nhận được từ chồng trước khi qua đờiHé lộ bức thư tình Từ Hy Viên nhận được từ chồng trước khi qua đời
22:59:25 05/02/2025
NSND Hồng Vân gầy thấy rõ bên xấp lì xì, MC Vân Hugo khoe body gợi cảmNSND Hồng Vân gầy thấy rõ bên xấp lì xì, MC Vân Hugo khoe body gợi cảm
23:02:00 05/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đầu năm tuổi, Phương Oanh tiết lộ hàng ngày dành ra 60 phút để làm 1 chuyện khiến ai cũng mê

Đầu năm tuổi, Phương Oanh tiết lộ hàng ngày dành ra 60 phút để làm 1 chuyện khiến ai cũng mê

Làm đẹp

07:22:06 06/02/2025
Người đẹp 36 tuổi lung linh trong mẫu váy sequin lấp lánh của NTK Chung Thanh Phong, từ góc nghiêng này Phương Oanh khoe trọn gương mặt sắc nét và xương quai xanh quyến rũ.
HOT: BLACKPINK thông báo worldtour 2025, fan Việt lập tức... gửi tín hiệu lên vũ trụ!

HOT: BLACKPINK thông báo worldtour 2025, fan Việt lập tức... gửi tín hiệu lên vũ trụ!

Nhạc quốc tế

07:19:34 06/02/2025
Tối 5/2, kênh YouTube chính thức của BLACKPINK bất ngờ tung teaser clip hé lộ cho worldtour diễn ra vào năm 2025.
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai

Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai

Netizen

07:19:03 06/02/2025
Với cuộc hôn nhân viên mãn cùng Đoàn Văn Hậu, Doãn Hải My trở thành một trong những nàng WAGs nhận được sự quan tâm từ đông đảo công chúng.
Điều Lưu Diệc Phi chưa bao giờ làm suốt 23 năm nổi tiếng

Điều Lưu Diệc Phi chưa bao giờ làm suốt 23 năm nổi tiếng

Người đẹp

07:12:40 06/02/2025
Hơn 20 năm gia nhập làng giải trí, vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết của Lưu Diệc Phi vẫn chinh phục mắt nhìn của công chúng qua ngần ấy giai đoạn.
Nhìn lại thời trang thảm đỏ của Từ Hy Viên: Một mình một kiểu so với các mỹ nhân khác

Nhìn lại thời trang thảm đỏ của Từ Hy Viên: Một mình một kiểu so với các mỹ nhân khác

Phong cách sao

07:03:57 06/02/2025
Thời trang thảm đỏ của Từ Hy Viên lúc sinh thời khá độc đáo.Thời trang thảm đỏ của các mỹ nhân nổi tiếng thường xoay quanh những chiếc đầm dáng dài thướt tha, lộng lẫy.
Vì sao cựu Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai bị truy tố?

Vì sao cựu Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai bị truy tố?

Pháp luật

07:00:03 06/02/2025
Ông Dương Văn Đông, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, bị truy tố vì có hàng loạt sai phạm liên quan tới vụ án ở Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn.
Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

Căng thẳng mới trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau đòn thuế quan

Thế giới

06:46:34 06/02/2025
Tuy nhiên, cơ quan này cần thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng thuế mới trước khi cho phép các bưu kiện từ Trung Quốc tiếp tục nhập cảnh vào Mỹ.
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe

Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe

Sao châu á

06:34:34 06/02/2025
Ngay trong tối 5/2, Uông Tiểu Phi lái siêu xe trị giá 16,8 triệu Đài tệ (hơn 12 tỷ đồng) đến biệt thự của Từ Hy Viên để thăm viếng, khiến truyền thông và khán giả xứ tỷ dân phải đổ dồn sự chú ý.
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái

Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái

Sao việt

06:28:56 06/02/2025
Theo nguồn tin thân cận, để đánh dấu ngày đặc biệt này, Vũ Cát Tường và bạn gái đã quyết định tổ chức một lễ thành đôi kín đáo nhưng lãng mạn.
Netflix 'trừng phạt' nữ diễn viên gây ảnh hưởng xấu đến tác phẩm tranh Oscar ra sao?

Netflix 'trừng phạt' nữ diễn viên gây ảnh hưởng xấu đến tác phẩm tranh Oscar ra sao?

Hậu trường phim

06:20:32 06/02/2025
Bằng những bước đi thận trọng, Netflix đang tự tách mình ra khỏi ngôi sao Karla Sofía Gascón đang gây tranh cãi của phim Emilia Pérez
Điều ít biết về anh trai cùng cha khác mẹ của Kendall và Kylie Jenner

Điều ít biết về anh trai cùng cha khác mẹ của Kendall và Kylie Jenner

Sao âu mỹ

06:20:07 06/02/2025
Dù là anh trai cùng cha khác mẹ với Kylie Jenner nhưng Brody Jenner cho biết anh chưa từng có cơ hội được đặt chân lên chiếc chuyên cơ trị giá 73 triệu USD của em gái mình.