Cô giáo truyền ngọn lửa đam mê
Luôn tâm niệm ‘Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo’, cô giáo Trịnh Thị Hiền – Trường Trung học cơ sở (THCS) Thị trấn Thường Xuân đã không ngừng nỗ lực, học hỏi trong sự nghiệp trồng người của mình.
Cô Hiền vinh dự là 1 trong 68 gương giáo viên được tuyên dương trong Chương trình ‘Chia sẻ cùng thầy cô’ năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Cô giáo Trịnh Thị Hiền vinh dự là 1 trong 68 gương giáo viên được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 1998, cô giáo Trịnh Thị Hiền về nhận công tác tại Trường THCS Vạn Xuân – một vùng đất còn nhiều gian khó và tiếp tục học lên đại học, khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Hồng Đức. Năm 2000, luân chuyển về Trường THCS Ngọc Phụng. Đến năm 2017 cô tiếp tục được phân công về giảng dạy tại Trường Trung học cơ sở Thị trấn Thường Xuân (cùng huyện Thường Xuân).
Với tinh thần ham học hỏi, phấn đấu không ngừng về cả chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trong suốt quá trình giảng dạy ở nhiều vùng miền khác nhau cô giáo Trịnh Thị Hiền luôn khẳng định được năng lực, đạt được nhiều thành tích, sự tin tưởng của lãnh đạo, giáo viên và niềm tin yêu, quý trọng của học sinh. Trong đó, vai trò của cô Hiền được thể hiện rõ nét nhất đối với nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Với kiến thức chuyên môn vững vàng, cô Hiền được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cho đội tuyển của trường THCS Thị trấn dự thi cấp huyện và đội tuyển học sinh giỏi của huyện Thường Xuân dự thi cấp tỉnh.
Video đang HOT
Cô Hiền chia sẻ: “Việc trau dồi kiến thức, tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới và sự nhiệt huyết, đam mê để thắp sáng ước mơ cho học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng.Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, việc phát hiện những tố chất của từng học sinh để tập trung bồi dưỡng là chìa khóa để các em phát huy cao độ năng lực của mình”. Vì vậy, từ quá trình dạy học trên lớp, cô đã chủ động tổ chức thực hiện nhiều biện pháp để phát hiện đúng học sinh có năng lực, truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích, có niềm đam mê với môn Ngữ văn. Có như thế, cánh cửa tri thức mới càng thêm rộng mở.
Gánh trách nhiệm là giáo viên dạy đội tuyển học sinh giỏi, đôi lúc dù áp lực, nhưng không thể để áp lực đè nén lên học sinh trong mỗi giờ học, mà luôn khuyến khích tinh thần học tập của các em qua mỗi giờ giảng, liên hệ bài học đến những điều gần gũi, sát với hiện thực cuộc sống, tạo hứng thú, đam mê học tập cho các em.
24 năm đứng trên bục giảng cũng là những tháng năm cô Hiền phấn đấu không ngừng và làm trọn khả năng, trách nhiệm của một người giáo viên đối với học trò của mình. Đội tuyển học sinh giỏi do cô phụ trách luôn đạt được những thành tích cao trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh. Tính riêng những năm gần đây, đã có 11 học sinh đạt giải học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp tỉnh do cô phụ trách và rất nhiều học sinh đạt giải cấp huyện.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, cô Hiền còn đảm nhận vai trò Tổ trưởng chuyên môn và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của trường, của ngành, địa phương phát động.
Thầy giáo Lê Duy Lâm, Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Thường Xuân nhận xét: “Cô giáo Trịnh Thị Hiền là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tận tậm với học trò và luôn truyền ngọn lửa đam mê đến học sinh và đã có rất nhiều thành tích trong công tác giảng dạy”.
Với sự nỗ lực, phấn đấu, Cô giáo Trịnh Thị Hiền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh học sinh, nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Từ năm 2014 đến nay, cô luôn nhận được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân tặng giấy khen và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp huyện, cấp tỉnh.
Mới đây nhất, cô giáo Trịnh Thị Hiền vinh dự là 1 trong 68 gương giáo viên được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Sự đồng hành quý giá
Mới đây diễn ra Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2022.
Ảnh minh họa Internet.
Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Với sự tài trợ của tập đoàn Thiên Long, mỗi giáo viên tiêu biểu đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng, cùng nhiều phần thưởng giá trị khác. Trước đó, Danisa đã thực hiện chương trình "Cùng Danisa tri ân người trồng cây, chung tay trao laptop". Rất nhiều giáo viên vùng khó được nhãn hàng này trao tặng máy tính để thuận tiện hơn trong tiếp cận công nghệ và dạy học.
Đảng, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách. Tuy vậy, do nguồn lực hạn chế, giáo dục ở các vùng này vẫn còn bộn bề khó khăn. Theo đó, những người gieo chữ phải "đứng mũi chịu sào", chịu bao gian khổ...
Tại buổi gặp mặt 68 gương giáo viên tiêu biểu công tác ở vùng khó mới đây, câu chuyện của thầy giáo Sùng A Trừ ở xã Chế Tạo, địa bàn xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái khiến nhiều người rưng rưng nước mắt. Thầy Sùng A Trừ kể: "Có những học sinh ở thôn, bản, cách xa điểm trường đến 6 - 7 tiếng đồng hồ đi bộ đường núi, đường rừng. Tôi và các đồng nghiệp vẫn đến nhà từng em để tuyên truyền, động viên phụ huynh cho con em tới trường để học cái chữ, được vui chơi với bạn bè". Chỉ riêng việc vận động đưa trẻ đến trường thôi, hành trình của thầy cô đã biết mấy gian nan.
Chuyện thầy Sùng A Trừ không phải là cá biệt. Trên mỗi miền rẻo cao, nơi xa xôi của Tổ quốc, vẫn còn đó những nhà giáo lặng thầm vượt qua bao khó khăn mỗi ngày để đưa trẻ tới trường, để gieo chữ với hy vọng tương lai trẻ vùng khó sẽ tươi sáng hơn. Trong mỗi câu chuyện của thầy cô, luôn đau đáu những ước mong cho học trò của mình, từ bữa cơm, chiếc chăn ấm đến việc làm sao các em có giờ học ứng dụng công nghệ xuyên quốc gia, biên giới; có thể thụ hưởng chất lượng học tập tốt nhất.
Để thầy cô vợi bớt khó khăn, vững tâm bám trụ gieo chữ ở vùng khó, bên cạnh đầu tư của Nhà nước, rất cần sự chung sức, đồng hành của xã hội. Không chỉ Thiên Long, Danisa, những ngày này có rất, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động thiết thực hướng đến tôn vinh, tri ân và chăm lo cho nhà giáo, đặc biệt là nhà giáo vùng khó khăn.
Trước thềm 20/11, một gia đình ở TPHCM cũng đã kịp bàn giao 2 nhà công vụ cho giáo viên Trường Mầm non và Trường Tiểu học & THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, thay cho căn nhà công vụ cũ đã xuống cấp do thiên tai lũ lụt. "Chúng tôi hy vọng các thầy cô giáo và học sinh sẽ vơi bớt khó khăn, thử thách trên hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức", đại diện nhà tài trợ cho biết.
Thế mới biết cộng đồng, xã hội vẫn luôn trân trọng công lao, cùng hướng về và chia sẻ với gian khổ hy sinh của nhà giáo với mong muốn thầy cô có thêm nhiệt huyết trên con đường đã chọn. Sự đồng hành này thật sự quý giá. Mong rằng sẽ có nhiều hoạt động đồng hành hơn nữa, không phải chỉ riêng dịp 20/11, để góp phần chăm lo, biểu dương, tôn vinh các thầy cô, phát huy tinh thần chia sẻ của cộng đồng đến đội ngũ, nhất là những người gieo chữ nơi miền khó.
Các thầy cô giáo hãy thắp lên ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh Kinhtedothi - Ngày 17/11, quận Thanh Xuân đã tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 -20/11/2022); vinh danh các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong năm học 2021-2022. 8 năm liên tiếp giữ vững vị trí thứ nhất về chất lượng giáo dục Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết,...