Cô giáo trường làng tỏa sáng toàn cầu – Bài 1: Việc làm nhỏ thắp sáng giấc mơ lớn
Luôn chay bong đam mê, tim toi sang tao, đi tiên phong trong đổi mới công nghệ giáo dục trung học phổ thông 4.0, chắp cánh ước mơ cho học trò vươn lên, đê rôi lọt top 50 giáo viên nhận giải Giáo viên xuât săc Toàn cầu năm 2019.
Đo la thanh tich cua cô giáo Trần Thị Thúy, môt giao viên tre đang giang day ơ trương THPT Đưc Hơp (Kim Đông – Hưng Yên).
Là giáo viên dạy tiếng Anh, nhưng không dừng lại ở việc chỉ dạy học sinh biết viết, nghe, nói. Cô giáo trường làng Trần Thị Thúy đã có nhiều trăn trở để học sinh mở rộng kiến thức, học đi đôi với hành, tự tin tiếp cận với thực tế, vươn tới thế giới bao la của tri thức. Hành trình của cô đi từ những việc làm rất giản đơn và gặt hái kết quả bất ngờ.
Khát vọng dươi mai trường quê
Cô Trần Thị Thúy sinh năm 1987 tại xã Đức Hợp, huyện Kim Động. Lớn lên từ một vùng quê nghèo, việc học ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn, mãi đến năm học lớp 9, Thúy mới được tiếp xúc với tiếng Anh. Với quyết tâm sau 3 năm miệt mài học tập ở trường THPT Đức Hợp, Thúy đã đỗ vào khoa Sư phạm tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi sau đó trở lại chính ngôi trường cũ của quê mình để dạy tiếng Anh cho học trò.
Cô giáo Trần Thị Thúy chay bong đam mê, tim toi sang tao, đi tiên phong trong đổi mới công nghệ giáo dục THPT 4.0. Ảnh: thptduchop.hungyen.edu.vn
Từ đây, cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết đã ấp ủ niềm đam mê giúp học trò vùng quê nghèo có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với ngoại ngữ. Y tương cua cô la: Trong thế giới hôm nay, tiếng Anh đã trở thành tiếng nói chung của toàn cầu, nếu không thông thạo ngôn ngữ này đồng nghĩa với không nắm được cơ hội hương tơi muc tiêu đổi mới và sáng tạo để phát triển. Và cô đã nuôi khát vọng cho hành trình tự đổi mới của mình bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên Ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên.
Tuy nhiên, những thành công của môn học tiếng Anh mà cô Thúy ấp ủ lại không bắt đầu từ những việc lớn lao, cao siêu trong giảng dạy. Hành trình sáng tạo của cô giáo Trần Thị Thúy đi từ một việc làm rất giản dị. Cô đã nghiên cứu một vấn đề không liên quan đến các bài giảng tiếng Anh trên lớp, mà xuất phát từ ước muốn thoát khỏi sự độc hại của thuốc trừ sâu ở vùng quê của mình.
Ý tưởng thoát khỏi độc hại thuốc trừ sâu
Cô Thúy chia sẻ, từ khi còn là học sinh tại chính mái trường đang công tác, cô luôn bị ám ảnh với mùi thuốc trừ sâu. Bởi ngôi trường cấp 3 Đức Hợp nằm giữa cánh đồng, mùa vụ nào cũng vậy, đến hẹn lại lên bà con nông dân đều phun thuốc trừ sâu cho lúa rất tràn lan, quá mức và không khoa học. Vì vậy, các lớp học luôn bị bức tử bởi mùi nồng nặc bị gió thổi vào, khiến cả thày và trò đều ngạt thở, khó chịu. Một số học sinh đã phải nghỉ học vì hít phải khí độc hại từ thuốc trừ sâu.
Trăn trở trước tình trạng trên, cô Thúy cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học, việc bảo vệ môi trường trong lành cũng vô cùng cần thiết. Và cô đã ấp ủ ý định phải làm sao để đẩy lùi tình trạng môi trường quê mình bị ô nhiễm thuốc trừ sâu. Ngoài thời gian dạy học, cô ra đồng theo dõi việc sử dụng thuốc trừ sâu của bà con nông dân. Thấy bà con phun thuốc tràn lan, bừa bãi, cô cảm thấy rất sợ và ngày đêm suy nghĩ làm cách nào để hạn chế việc này. Cô đã đưa ra ý tưởng hình thành dự án với tên gọi “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại”.
Triển khai ý tưởng, cô Thúy đã đưa ra lớp học và động viên nhóm lớp 45 học sinh cùng tham gia. Cô hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế, phỏng vấn người nông dân, chụp ảnh, quay clip về thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, tìm hiểu kỹ về thuốc trừ sâu, từ đó đưa ra những tác động của thuốc trừ sâu trước mắt và lâu dài, rồi tuyên truyền để bà con nông dân sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách.
Video đang HOT
Dự án “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại” được thực hiện trong hai tháng, có sự kết hợp kiến thức liên môn: Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Công dân, Công nghệ, Tiếng Anh, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Dự án nhằm nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc trừ sâu, áp dụng vào thực tế, góp phần thay đổi hành vi của người nông dân để bảo vệ sức khỏe của chính họ và cộng đồng.
Tham gia Dự án, các em học sinh đã được trải nghiệm thực tế, nghiên cứu về thuốc trừ sâu, đưa ra những tác động của thuốc trừ sâu trước mắt và lâu dài, tìm hiểu hậu quả tác động của thuốc trừ sâu tại Khoa hồi sức cấp cứu chống độc (Bệnh viện đa khoa tỉnh); đồng thời đưa ra cách tuyên truyền để người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu đúng cách. Sản phẩm của Dự án là mỗi học sinh có một poster thể hiện toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Nhóm nghiên cứu của cô Thúy đã tìm hiểu cách sử dụng thuốc trừ sâu theo phương pháp “4 đúng”: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Cách thức tuyên truyền rất hấp dẫn của nhóm thày trò khi thực hiện dự án, đã thuyết phục được bà con nông dân dùng thuốc trừ sâu hợp lý, đúng cách, giảm thiểu độc hại, bớt đi ô nhiễm môi trường.
Sau khi thực hiện xong Dự án, tình trạng sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu của nông dân đã giảm hẳn. Lớp học của trường Đức Hợp không còn phải hứng chịu những luồng gió mang theo mùi nồng nặc đến ngộp thở. Anh Nguyễn Văn Việt và nhiều bà con nông dân ở Đức Hợp phấn khởi cho biết: Nhờ hướng dẫn của cô giáo Thúy và các cháu học sinh, không những cây trồng được phun đúng cách, giảm sâu bệnh, mà bà con còn biết cách bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, tránh bị ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Mở cánh cửa vươn ra thế giới
Không dừng lại ở những thành công bước đầu, Dự án “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại” không những mang lại ý nghĩa thiết thực trong thực tế, mà còn mở ra cánh cửa mới, tạo ra một phương pháp học tập bổ ích, giúp thày trò trường làng tiếp cận rộng rãi hơn với nhiều điều kỳ diệu.
Điều đặc biệt, đây là Dự án được ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin. Cô giáo Trần Thị Thúy đã phát huy thế mạnh là giáo viên Tiếng Anh trong việc ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để triển khai các hoạt động như: Thảo luận nhóm, tương tác trực tiếp với học sinh, quản lý học sinh. Các phần mềm của microsoft được ứng dụng vào nhiều khâu trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án được chia sẻ lên mạng internet, trên một trang trực tuyến dành cho những nhà giáo dục trên toàn cầu và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giáo viên một số nước như Nhật Bản, Pakistan, Ấn Độ. Nhà trường đã kết nối và tổ chức giao lưu 4 tiết học trực tuyến với một trường học của Nhật Bản. Giáo viên và các thành viên trong nhóm đã thuyết trình, trao đổi nội dung Dự án trực tiếp bằng Tiếng Anh.
Cô giáo Thúy chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Dự án là: Chia nhóm học sinh theo khả năng, sở thích và trao quyền cho các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng, gợi mở, như vậy sẽ phát huy được khả năng và tạo cho các em nhu cầu tự thân chinh phục kiến thức; biết quan tâm những vấn đề nóng của xã hội, có cách tiếp cận để giải quyết. Và để đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu, các em đã biết cộng tác, lắng nghe, có thể đưa ra những quyết định mang tính đột phá, sáng tạo; có ý thức giúp đỡ người dân địa phương nâng cao ý thức về việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, giúp họ cách phòng tránh những sản phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường sống an toàn, lành mạnh.
Trong cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin năm 2016 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, Dự án “Bảo vệ cuộc sống của chúng ta khỏi thuốc trừ sâu độc hại” của cô Thúy đã xuất sắc giành giải Nhì. Đây là một trong 5 đề tài đang trong quá trình được ban tổ chức lựa chọn để tham gia hội thảo quốc tế. Cũng từ đây, cô giáo trường làng Trần Thị Thúy bắt đầu tỏa sáng.
Bai 2: Vinh danh trên diễn đàn quốc tế.
Mai Ngoan
Theo TTXVN
Cô giáo Trần Thị Thúy - Người chắp cánh ước mơ cho học trò vùng quê
Dù đã đạt tới đỉnh cao trở thành giáo viên xuất sắc toàn cầu, nhưng cô giáo Trần Thị Thúy đã về lại với mái trường làng của mình để cùng học trò viết tiếp những giấc mơ thành hiện thực.
Ảnh minh họa
Dù đã đạt tới đỉnh cao trở thành giáo viên xuất sắc toàn cầu, nhưng cô giáo Trần Thị Thúy không ngủ quên trên vinh quang.
Sau những thành công ấn tượng, một tổ chức quốc tế đã mời cô sang Canada để làm việc, song cô Thúy đã từ chối với tâm niệm "ra đi để trở về." Và cô đã về lại với mái trường làng của mình để cùng học trò viết tiếp những giấc mơ thành hiện thực.
Từ chối lời mời hấp dẫn
Tại các diễn đàn được vinh danh, những phần trả lời ngắn gọn và sâu sắc của cô giáo trường làng Trần Thị Thúy luôn thu hút các chuyên gia, thuyết phục những giám khảo khó tính, vượt qua hàng nghìn đối thủ để dành chiến thắng.
Dù đã đạt giải thưởng trong nước và quốc tế với danh hiệu "Giáo viên xuất sắc toàn cầu" nhưng cô Thúy vẫn luôn hướng về mái trường quê bình dị của mình, sẵn sàng từ chối những mời gọi cao sang hấp dẫn.
Trong cuộc trò chuyện với lãnh đạo của Microsoft Canada, cô Thúy đã nhận được lời khen đầy thán phục "Câu chuyện của bạn thật tuyệt vời, hãy luôn luôn mạnh mẽ như thế!" "Nếu có thể, chào mừng bạn tới Canada!" Tuy nhiên, không một chút do dự hay tính toán, cô giáo đến từ trường quê Hưng Yên đã trả lời rất quyết đoán và ngắn gọn: "Em ra đi là để trở về."
Cô Thúy chia sẻ: "Trong khi điều kiện kinh tế gia đình em rất khó khăn, cùng với làm ruộng, bố mẹ em còn phải kiếm thêm bằng nghề đánh cá trên sông để mưu sinh, lời mời này với em thật hấp dẫn. Nhưng em chỉ nghĩ đơn giản trách nhiệm chính là thực hiện giảng dạy tại trường Trung học phổ thông Đức Hợp, nơi quê hương em đã gắn bó và không muốn rời xa. Dù ở đâu thì mình cũng đều phải cố gắng làm những điều có ích nhất."
Sau hành trình bước ra thế giới và tỏa sáng, cô Thúy về lại ngôi trường thân yêu của mình, tiếp tục áp dụng bộ Office 365 miễn phí dành cho giáo dục, kết nối lớp học thông qua sử dụng Skype và nhận được nhiều sự quan tâm của các đơn vị truyền thông.
Cô tiếp tục áp dụng công cụ Skype vào giảng dạy, giúp học sinh được giao lưu, học hỏi bạn bè khắp thế giới. Cô đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bổ ích cho các em như mở thư viện xanh miễn phí, mở các lớp học tiếng Anh miễn phí cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Những điều tâm huyết
Theo ông Hà Vinh Quang, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Đức Hợp (Hưng Yên), từ những bài giảng cho các em học sinh, cô Thúy luôn cố gắng cải thiện bản thân, tìm hiểu các em học sinh về sở trường cũng như tâm lý, để có thể thiết kế các nội dung bài học phù hợp với trình độ của các em.
Nhờ việc ứng dụng tốt công nghệ trong dạy học, cô Thúy đã làm sinh động các giờ học, cuốn hút các em học sinh tham gia các hoạt động học tập và phát triển kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu.
Nói về bí quyết của mình, cô Thúy cho biết, cô đã trải nghiệm những giờ học để học sinh chia sẻ các nội dung liên quan đến phát triển văn hóa của địa phương, giới thiệu những di sản, đặc sản của từng vùng, miền như tìm hiểu về khu di tích Phố Hiến, về nhãn lồng Hưng Yên, về truyền thống hiếu học của quê hương... qua đó các em ý thức cao hơn về trách nhiệm công dân, tự hào về chính quê hương, mảnh đất mình sinh sống.
Mặt khác, cô đã hướng dẫn các em tham gia các hoạt động học tập để hình thành kỹ năng mềm cần thiết của người học ở thế kỷ 21 như tư duy phê phán, phản biện trong quá trình học tập, các em có thể tranh luận, hùng biện để đưa ra hoặc thuyết phục ý kiến của mình, cũng như sống chung với mọi người thật tốt.
Từ hoạt động học tập, học sinh sẽ phát triển được kỹ năng hợp tác và giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Nhất là với môn Tiếng Anh, cô Thúy đã giúp các em được làm chủ kiến thức với những giờ học được thiết kế thông qua hơn 1 triệu km kết nối Skype tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các em đã hình thành và phát triển kiến thức, phát triển những kỹ năng công dân toàn cầu.
Điều mà cô Thúy luôn khắc cốt ghi tâm từ khi đứng trên bục giảng là những lời dạy của Bác Hồ: "Ngày nay các em may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em."
Tâm huyết với điều này, cô luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả, phải làm sao để học sinh có cái nhìn và ý thức tốt hơn trong việc phát triển những phẩm chất cần có của người học "vừa hồng" "vừa chuyên" như lời dạy của Bác.
Gặp cô Thúy nhân dịp sắp bước sang năm học mới, cô cho biết mình vừa vinh dự được tham gia báo cáo điển hình tại Hội nghị toàn quốc "Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh."
Cô cho biết cô luôn thấm thía những lời trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu."
"Mỗi lần tham dự các hội thảo quốc tế, em luôn tự hào mặc những chiếc áo dài truyền thống và chứng tỏ với các bạn bè quốc tế rằng: Việt Nam chúng tôi thật tuyệt. Giáo viên Việt Nam của chúng tôi luôn hằng ngày cố gắng để thay đổi đầu ra của các em học sinh." Cô giáo trường làng tâm sự với nụ cười rạng rỡ, đầy tự tin./.
Mai Ngoan
Theo TTXVN/Vietnamplus
Top 50 giáo viên toàn cầu: Hạnh phúc vì "chạm" được đến trái tim học trò Cô Trần Thị Thúy là tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc năm 2019 Cuối cùng tôi cũng gặp được cô giáo Trần Thị Thúy tại chương trình "Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác" do Trung ương Đoàn TNCS tổ chức. Cô...